Tăng cường công tác kiểm soát cho vay

Một phần của tài liệu Phát triển cho vay khách hàng doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng tmcp ngoại thương việt nam – chi nhánh vĩnh phúc (Trang 79 - 83)

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN CHO VAY KHÁCH HÀNG

3.2 Giải pháp phát triển cho vay KHDNNVV tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương – Chi nhánh Vĩnh Phúc

3.2.2 Tăng cường công tác kiểm soát cho vay

Trên cơ sở phân tích thực trạng phát triển cho vay khách hàng DNNVV cho thấy việc kiểm soát vốn vay sau giải ngân đang chưa hoàn thiện và đảm bảo quá trình giải ngân diễn ra đúng mục đích. Nguyên nhân của thực trạng này đến từ việc cán bộ kinh doanh chưa sát sao trong việc kiểm tra quá trình giải ngân và sau giải ngân do đó các giải pháp đưa ra gồm tăng cường kiểm soát quá trình vay vốn cũng như quá trình xử lý nợ. Giải pháp đưa ra giúp chi nhánh có thể đảm bảo được chất lượng cho vay cũng như đảm bảo được quá trình thu hồi nợ một cách hiệu quả do tỷ lệ nợ xấu cao sẽ ảnh hưởng đến hạn mức dư nợ của chi nhánh (hằng năm chi nhánh đều đăng ký mức tăng trưởng dư nợ với Hội sở chính) do đó việc hạn chế nợ xấu và thu hồi nợ xấu nhanh, hiệu quả giúp chi nhánh mở rộng dư nợ cho vay.

3.2.2.1 Tăng cường kiểm soát quy trình vay vốn

Đối với Vietcombank Vĩnh Phúc trên thực tế quy trình vay vốn cho khách hàng DNNVV đã được hoàn thiện tuy nhiên không thể tránh khỏi những rủi ro tiềm tàng từ phía doanh nghiệp vay vốn. Cán bộ kinh doanh cần tăng cường kiểm tra thực tế đối với các khoản vay dự án để xem xét mức độ

khả thi, phát hiện rủi ro tiềm ẩn chưa thể phát hiện qua hồ sơ vay vốn, xem xét độ phù hợp giữa tiến độ giải ngân và tiến độ thực hiện dự án trên thực tế để có các điều chỉnh hợp lý. Áp dụng kiểm tra thực tế các khoản vay với Vietcombank Vĩnh Phúc: Đề xuất áp dụng việc kiểm tra định kỳ đối với các khoản vay có mức độ rủi ro cao hơn mức trung bình. Kiểm tra có thể áp dụng theo tiến độ giải ngân hoặc theo giai đoạn 3-6 tháng tùy thời gian vay vốn.

- Đối tượng: các khoản vay có mức độ rủi ro cao hơn trung bình của chi nhánh hoặc các dự án có độ nhạy cảm với thị trường và xã hội cao.

- Mục tiêu: đánh giá tình trạng sử dụng vốn vay cũng như cung cấp thêm thông tin về tình hình kinh doanh của doanh nghiệp vay vốn, thực hiện báo cáo cho ban lãnh đạo chi nhánh chậm nhất sau 7 ngày.

- Phương thức thực hiện: theo tiến độ giải ngân hoặc chu kỳ 3-6 tháng/lần.

- Thời gian áp dụng: Quý II năm 2021 trở đi.

Tăng cường chất lượng thu thập thông tin bằng nhiều phương án khác nhau: thông qua khảo sát thực tế; phỏng vấn khách hàng; thông tin CIC và thông tin từ các tổ chức tín dụng khác đang hợp tác với ngân hàng. Thực tế khách hàng rất ít khi chủ động cung cấp thông tin chính xác về tình hình tài chính của bản thân cho ngân hàng do đó ngoài những tiêu chí chấm điểm trong bảng chấm điểm tín dụng sẵn có của VCB, cán bộ kinh doanh cần khai thác thêm các thông tin về tình hình tài chính của khách hàng, thông tin về nhu cầu vay vốn…

Cơ cấu lại phạm vi hoạt động của chi nhánh nhằm đảm bảo khoảng cách địa lý phù hợp để cán bộ kinh doanh có thể khảo sát tình trạng kinh doanh hoặc sử dụng vốn của khách hàng. Thực tế tại Vietcombank Vĩnh Phúc cho thấy địa bàn cho vay của chi nhánh rộng và nhiều khu vực khác nhau. Tuy có mạng lưới phòng giao dịch khá rộng tuy nhiên nhân sự phục vụ cho hoạt động kiểm soát vay vốn còn khá giới hạn. Để giải quyết vấn đề này, chi nhánh có

thể phân bổ nhân sự quản lý theo từng khu vực địa lý cụ thể:

- Khu vực 1 gồm: Thành phố Vĩnh Yên, Thành phố Phúc Yên có đặc điểm nhiều khu công nghiệp và doanh nghiệp phụ trợ.

- Khu vực 2 gồm: huyện Bình Xuyên, huyện Tam Đảo tập trung nhiều khu vực du lịch và nghỉ dưỡng nên có nhiều doanh nghiệp thuộc lĩnh vực thương mại và dịch vụ.

- Khu vực 3 gồm các huyện còn lại: huyện Vĩnh Tường, Yên Lạc, Tam Dương, Lập Thạch, Sông Lô có nhiều doanh nghiệp đa dạng trong ngành nghề kinh doanh.

Việc áp dụng phân chia khu vực quản lý giúp cán bộ kinh doanh có thể dễ dàng quản lý cho vay cũng như thuận tiện trong quá trình khảo sát và kiểm tra thực tế.

Ngoài ra Vietcombank Vĩnh Phúc có thể áp dụng thêm các biện pháp bổ sung:

Tăng cường áp dụng công nghệ thông tin nhằm nhắc nợ, cảnh báo nợ bằng cách gọi điện tự động, tin nhắ, thông báo qua email hoặc tin nhắn cá nhân nhắc nhở lịch trả nợ đối với các khoản vay đang trong diện chú ý hoặc cảnh báo sớm đối với các khoản vay có nguy cơ xảy ra rủi ro.

Áp dụng phương pháp thẩm định tiên tiến và thực tế: cần có kế hoạch áp dụng phương pháp toán xác suất, phương pháp mô phỏng… cần bổ sung những khoản chi phí cho việc mua bán hay chuyển nhượng công nghệ mới; bồi dưỡng cán bộ sử dụng thành thạo công nghệ mới này là một điều thực sự cần thiết.

Bên cạnh những phương pháp cũ đang được sử dụng gồm: thẩm định theo trình tự, phương pháp so sánh đối chiếu, phương pháp dự báo… cần đổi mới và bổ sung thường xuyên các phương pháp mới. Cụ thể như: Khi sử dụng phương pháp so sánh, bên cạnh việc sử dụng báo cáo tài chính trong 3 năm gần nhất, cán bộ thẩm định cần nghiên cứu sâu hơn vào quá trình hoạt động phát triển

của DN từ khi thành lập tới nay. Đặc biệt, cán bộ thẩm định cần kết hợp với phương pháp xây dựng kịch bản để lường trước những tình huống xấu nhất có thể xảy ra, nhất là trong quá trình dự báo doanh thu và chi phí.

3.2.2.2 Tăng cường hoàn thiện công tác xử lý, kiểm soát nợ

Hiện trạng hiện tại của chi nhánh cho thấy các chỉ tiêu về nợ xấu đang có xu hướng gia tăng. Tuy các chỉ tiêu vẫn đang nằm ở mức thấp và có thể chấp nhận được tuy nhiên nếu không có biện pháp xử lý sẽ có nguy cơ các chỉ tiêu chất lượng này sẽ gia tăng nhánh chóng về quy mô, ảnh hưởng đến chất lượng cho vay của chi nhánh. Các biện pháp cần thực hiện gồm:

Cơ cấu lại nợ, đôn đốc theo dõi trình trạng trả nợ của khách hàng, tạo điều kiện cho khách hàng tái vay vốn hoặc các biện pháp tương đương dựa trên cơ sở phù hợp giữa tình hình thực tế, quy định của VCB và quy định của Pháp luật nhằm giảm quy mô cũng như tỉ lệ các loại nợ này so với tổng dư nợ chi nhánh. Trên thực tế số dư nợ xấu cho vay khách hàng DNNVV năm 2020 là 6,1 tỷ đồng đến từ các doanh nghiệp thuộc lĩnh vực thương mại và dịch vụ.

Đây là những doanh nghiệp chịu ảnh hưởng năng nề từ dịch Covid 19 do đó mất khả năng trả nợ. Vietcombank Vĩnh Phúc đã có những biện pháp nhằm xử lý các khoản nợ này tuy nhiên cần phối hợp nhiều phương pháp khác nhau:

- Đối với các khoản nợ xấu: đàm phán và đánh giá khả năng trả nợ của các doanh nghiệp này nhằm cơ cấu lại nhóm nợ. Đề xuất các biện pháp hỗ trợ doanh nghiệp lên Hội sở chính bao gồm: cắt giảm hoặc miễn giảm lãi cho doanh nghiệp; cho vay ngắn hạn bổ sung vốn lưu động để khôi phục sản xuất.

- Đối với các khoản nợ quá hạn hoặc các khoản nợ xấu tiềm năng:

nhanh chóng điều chỉnh phương án thu hồi nợ hoặc phối hợp với doanh nghiệp thay đổi phương án trả nợ hoặc phương án kinh doanh để đảm bảo an toàn vốn vay.

Bên cạnh đó, Vietcombank Vĩnh Phúc Phối hợp chặt chẽ với VAMC

cũng như Công ty TNHH Quản lý nợ & Khai thác tài sản VCB (VCB AMC) để thống nhất áp dụng các biện pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong việc xử lý các khoản nợ xấu và TSBĐ của các khoản nợ đã bán cho VAMC hoặc VCB AMC. Đẩy mạnh hoạt động mua bán, xử lý nợ xấu theo cơ chế thị trường theo quy định của pháp luật và phương án được duyệt, đồng thời áp dụng các biện pháp giảm thiểu rủi ro trong việc mua bán nợ theo giá trị thị trường... Năm 2019, Vietcombank Vĩnh Phúc đã thành công trong việc xử ý nợ xấu có số dư hơn 150 tỷ của khách hàng lớn của chi nhánh do đó đây là những kinh nghiệm hữu ích trong quá trình xử lý nợ. Đối với các khoản vay có tài sản đảm bảo, Vietcombank Vĩnh Phúc có thể đẩy nhanh quá trình phát mại tài sản nhằm thu hồi vốn nhanh chóng. Bên cạnh đó Vietcombank Vĩnh Phúc có thể phối hợp với VCB AMC cũng như đơn vị Pháp chế - Trụ sở chính nhằm nhanh chóng khởi kiện đối với các khoản vay có tranh chấp về pháp luật đồng thời thúc đẩy ra phán quyết nhằm thu hồi vốn hiệu quả nhất.

Mục tiêu trong thời gian tới của Vietcombank Vĩnh Phúc là đẩy mạnh thu hồi nợ xấu nhanh chóng đạt mục tiêu giảm tối thiếu 45% dư nợ xấu cho vay khách hàng DNNVV của chi nhánh.

Để thực hiện được các biện pháp nêu trên cần có sự phối hợp của trụ sở chính mà ở đây là phòng xử lý nợ và Công ty TNHH MTV Quản lý nợ và Khai thác tài sản VCB nhằm nhanh chóng thực hiện các biện pháp cần thiết để kiểm soát và nâng cao chất lượng hoạt động cho vay DNNVV của Vietcombank Vĩnh Phúc.

Một phần của tài liệu Phát triển cho vay khách hàng doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng tmcp ngoại thương việt nam – chi nhánh vĩnh phúc (Trang 79 - 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)