CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN CHO VAY ĐỐI VỚI
1.3 Phát triển cho vay DNNVV của NHTM
1.3.1 Quan điểm về phát triển cho vay DNNVV của NHTM
Theo tổng quan nghiên cứu mà tác giả tham khảo, có nhiều các quan điểm khác nhau về phát triển cho vay khách hàng DNNVV, tuy nhiên có một điểm chung ở các quan điểm này là phát triển cho vay DNNVV tại ngân hàng thương mại là việc ngân hàng mở rộng cho vay đối với khách hàng là DNNVV về quy mô và chất lượng. Sự gia tăng này tập trung vào 2 khía cạnh chính gồm:
Gia tăng về cho vay khách hàng DNNVV: sự gia tăng về quy mô cho vay thể hiện ở gia tăng quy mô dư nợ, gia tăng số lượng khách hàng, đảm bảo
mức độ ổn định và an toàn về hoạt chất lượng cho vay…
Mức độ hấp dẫn về thương hiệu và sản phẩm: nếu ngân hàng thương mại có thương hiệu kinh doanh tốt cùng số lượng sản phẩm đa dạng cho nhiều lĩnh vực hoạt động sẽ giúp cho ngân hàng năng cao năng lực kinh doanh và khả năng cạnh tranh với các ngân hàng khác trong khu vực.
1.3.2 Các tiêu chí đánh giá sự phát triển cho vay khách hàng DNNVV Để đánh giá sự phát triển cho vay khách hàng DNNVV ngân hàng phải sử dụng các tiêu chí để đánh giá một cách toàn diện hoạt động cho vay từ quy mô đến chất lượng và mức độ bền vững. Các tiêu chí này bao gồm: các tiêu chí định tính và tiêu chí định lượng:
- Tiêu chí định lượng:
Quy mô dư nợ: Là giá trị mà Ngân hàng đã cho các khách hàng DNVVN vay vốn, đây là chỉ tiêu quan trọng và trực quan nhất phản ánh được mặt lượng của hoạt động tín dụng cho vay. Chỉ tiêu này tăng lên phản ánh sự tăng trưởng của hoạt động cho vay và ngược lại.
Tốc độ tăng trưởng dư nợ:
Tốc độ tăng trưởng dư
nợ (%) = Dư nợ (BQ) năm t - Dư nợ (BQ) năm t-1 Dư nợ (BQ) năm t-1
Chỉ tiêu này phản ánh tốc độ mở rộng cho vay đối với từng nhóm đối tượng. Chỉ tiêu này càng lớn thể hiện các dấu hiệu tích cực trong hoạt động cho vay. Ngân hàng có thể nhìn tổng quan so sánh chỉ tiêu này đối với các phân khúc khác nhau để có cái nhìn tổng thể để đưa các phương án kinh doanh phù hợp.
Cơ cấu dư nợ cho vay: Chỉ tiêu phản ánh mức độ phân bổ dư nợ cho vay của ngân hàng đồng thời đánh giá xem hoạt động cho vay của chi nhánh đã đúng định hướng và thế mạnh địa phương chưa.
Số lượng khách hàng: nhằm đánh giá sự bền vững của hoạt động cho
vay nếu ngân hàng phát triển dư nợ lẫn số lượng khách hàng thì sự phát triển đấy là bền vững.
Chất lượng cho vay: Tập trung chủ yếu vào phân loại nhóm nợ hiện tại của ngân hàng và tỷ lệ nợ xấu. Ngân hàng có tỷ lệ nợ xấu càng thấp chứng tỏ hoạt động cho vay càng hiệu quả.
Theo đó tỷ lệ nợ xấu đối với cho vay của ngân hàng đối với khách hàng DNNVV được tính theo công thức:
Tỷ lệ nợ xấu cho vay DNNVV =
Dư nợ xấu cho vay DNNVV *100%
Dư nợ xấu cho vay toàn chi nhánh Theo quy định tại Thông tư 22/2019 của Ngân hàng Nhà nước thì tỷ lệ nợ xấu trong mức an toàn đối với một ngân hàng thương mại là dưới 3%.
Tỷ lệ nợ cho vay không có tài sản đảm bảo trên tổng dư nợ: Về cơ bản cho vay không có tài sản đảm bảo là hoạt động cho vay mang nhiều rủi ro của ngân hàng. Nếu tỷ lệ này càng cao chứng tỏ rằng ngân hàng đang chịu rủi ro lớn và không nên phát triển cho vay.
- Tiêu chí định tính
Mức độ đa dạng của sản phẩm cho vay: Điều này thể hiện mức độ tập trung phát triển cho vay của ngân hàng cho đối tượng khách hàng DNNVV.
Nếu sản phẩm cho vay cho đối tượng này càng đa dạng thì tiềm năng phát triển cho vay càng lớn.
Sức mạnh thương hiệu và khả năng cạnh tranh của ngân hàng: Nếu ngân hàng càng có thương hiệu mạnh và khả năng cạnh tranh tốt thì tiềm năng phát triển cho vay ngày càng được nâng cao.
Quy trình cho vay: Quy trình cho vay ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình mở rộng quy mô cho vay khách hàng DNNVV bởi với một quy trình cho vay và quản lý sau cho vay tốt, ngân hàng có thể tối ưu thời gian phê duyệt, giải ngân và kiểm soát giải ngân trên thực tế của khách hàng.
Hệ thống công nghệ thông tin: Đối với một đơn vị có nền tảng công nghệ tốt thì các quy trình cho vay và phê duyệt sẽ được ứng dụng trên hệ thống thông tin giúp ngân hàng hạn chế được rủi ro tác nghiệp đồng thời minh bạch hóa hệ thống phê duyệt từ đó đảm bảo chất lượng cho vay đối với ngân hàng.
1.3.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động phát triển cho vay của ngân hàng thương mại đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ
1.3.3.1 Nhân tố thuộc về bản thân các DNNVV Năng lực tổ chức quản lý
Các chủ doanh nghiệp thường là những kỹ sư hoặc kỹ thuật viên tự đứng ra thành lập và vận hành doanh nghiệp. Họ vừa là người quản lý doanh nghiệp, vừa tham gia trực tiếp vào sản xuất nên mức độ chuyên môn trong quản lý không cao. Đôi khi, việc tách bạch giữa các bộ phận không rõ ràng, những người quản lý các bộ phận cũng thường tham gia trực tiếp vào quá trình sản xuất. Phần lớn những người chủ doanh nghiệp đều không được đào tạo qua một khóa quản lý chính quy nào, thậm chí có người còn chưa qua một khóa đào tạo nào. Mặc dù vậy, họ thường không quan tâm đến việc đào tạo để nâng cao năng lực quản lý.
Năng lực tài chính
Các DNNVV thường gặp khó khăn về tài chính. Doanh nghiệp thuộc dạng siêu nhỏ thì càng gặp khó khăn về tài chính trầm trọng hơn vì các doanh nghiệp này đa số là hoạt động kinh doanh từ nguồn vốn tự có là chính, hầu hết các doanh nghiệp này đều không có nhiều tài sản nên việc tiếp cận với nguồn vốn bên ngoài gặp rất nhiều khó khăn, đặc biệt là nguồn vốn ngân hàng.
Với đa số các quốc gia, các doanh nghiệp nhỏ và vừa phái đối mặt với thiếu hụt nguồn tài chính/vốn, việc thiếu vốn sẽ dẫn đến gặp nhiều khó khăn
trong các vấn đề về cạnh tranh, mở rộng sản xuất kinh doanh, thu hút nhân viên giỏi... Như vậy, chỉ cần có một sự biến động trên thị trường như có một sản phẩm cùng loại của một công ty nước ngoài nào đó xâm nhập vào thị trường truyền thống với chất lượng tốt hơn và giá bán thì thấp, sẽ có thể dẫn đến việc thâu tóm sáp nhập hoặc phá sản của doanh nghiệp.
Năng lực phát triển thị trường
Khả năng tiếp cận thị trường kém, đặc biệt đối với thị trường nước ngoài. Nguyên nhân chủ yếu là do các doanh nghiệp nhỏ và vừa thường là những doanh nghiệp mới hình thành, khả năng tài chính cho các hoạt động marketing rất hạn chế và họ chưa có nhiều khách hàng truyền thống. Thêm vào đó, quy mô thị trường của các doanh nghiệp này thường bó hẹp trong phạm vi địa phương, việc mở rộng ra các thị trường mới là rất khó khăn.
1.3.3.2 Nhân tố thuộc về Ngân hàng thương mại
Về phía NHTM các nhân tố tác động đến hoạt động phát triển cho vay khách hàng DNNVV trong đó có thể kể đến như: mạng lưới hoạt động của ngân hàng, năng lực phát triển thị trường của Ngân hàng (nguồn nhân lực, hệ thống cơ sở vật chất), đối thủ cạnh tranh, thông tin tín dụng, Năng lực điều hành của Ban lãnh đạo Ngân hàng.
Mạng lưới hoạt động của Ngân hàng: Với Ngân hàng có mạng lưới hoạt động rộng khắp, thương hiệu của Ngân hàng vì thế được củng cố và biết đến nhiều hơn nhất là trong bối cảnh hầu hết các ngân hàng lớn đã có thời gian phát triển lâu dài, tạo được uy tín trong người dân. Đối với ngân hàng có mạng lưới hoạt động rộng lớn việc khai thác tiềm năng vay vốn của DNNVV dễ dàng hơn và số lượng khách hàng, khối lượng vay vốn cũng tăng dễ dàng hơn.
Năng lực phát triển thị trường của ngân hàng phản ánh qua nguồn nhân lực và hệ thống cơ sở vật chất: Trong quá trình giao dịch trực tiếp với khách hàng, nhân viên Ngân hàng chính là hình ảnh của Ngân hàng. Cho nên những
kiến thức, kinh nghiệm, chuyên môn của mình, nhân viên Ngân hàng có thể làm tăng thêm giá trị dịch vụ đồng thời tăng mức độ hài lòng của khách hàng khi giao dịch có thể tăng khả năng khách hàng quay lại sử dụng tiếp sản phẩm dịch vụ của ngân hàng. Cơ sở vật chất thiết bị cũng ảnh hưởng đến hoạt động cho vay của Ngân hàng. Nếu cơ sở vật chất thiết bị mà lạc hậu thì các công việc của ngân hàng sẽ được xử lý kém, chậm chạp; các hoạt động của ngân hàng được thực hiện khó khăn. Điều đó làm cho Ngân hàng tụt hậu, kém phát triển, không thu hút được nhiều khách hàng sẽ làm hạn chế hoạt động cho vay. Ngược lại việc trang bị đầy đủ các thiết bị tiến phù hợp với phạm vi và quy mô hoạt động, phục vụ kịp thời các nhu cầu khách hàng với chi phí cả hai bên đều có thể chấp nhận được sẽ giúp Ngân hàng tăng cường khả năng cạnh tranh, thực hiện tốt mục tiêu tăng cường hoạt động cho vay.
Thông tin tín dụng càng nhanh, càng chính xác và toàn diện thì khả năng phòng chống rủi ro tín dụng càng tốt. Thông tin tín dụng có thể thu thập được từ rất nhiều nguồn: từ trung tâm tín dụng của Ngân hàng Nhà nước, từ phòng thông tin tín dụng của các ngân hàng thương mại, qua báo chí, các tổ chức nghề nghiệp, qua việc cán bộ tín dụng trực tiếp thu thập tại cơ sở sản xuất kinh doanh của khách hàng, qua báo cáo tài chính của khách hàng. Thông tin tín dụng bao gồm tổng hợp tất cả các thông tin về đời sống kinh tế xã hội, thông tin kinh tế và thông tin chính sách. Việc có đủ thông tin giúp ngân hàng biết rõ những điểm mạnh, yếu của các nguồn lực khác nhau của bản thân từ đó sẽ đưa ra những phương hướng hoạt động kinh doanh nói chung và hoạt động cho vay nói riêng phù hợp. Ngoài ra những thông tin về khách hàng chính xác thì hoạt động cho vay của Ngân hàng đối với từng khách hàng sẽ hợp lí hơn và chủ động hơn. Điều đó sẽ giúp cho Ngân hàng không bỏ lỡ nhiều cơ hội cho vay tốt, đồng thời hạn chế được những rủi ro cho những khoản cho vay của mình.
1.3.3.3 Nhân tố thuộc về môi trường vĩ mô
Môi trường pháp lý bao gồm các quy định của pháp luật và các cơ quan có thẩm quyền. Hoạt động của ngân hàng là hoạt động đặc biệt, có ảnh hưởng tới toàn bộ nền kinh tế nên cần có sự giám sát chặt chẽ. Các quy định về hoạt động cho vay có ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng cho vay của ngân hàng.
Với một môi trường pháp lý thống nhất, ổn định sẽ tạo điều kiện cho các ngân hàng lập kế hoạch phát triển, chủ động trong kinh doanh, ngược lại, nếu các quy định, chính sách thường xuyên thay đổi sẽ gây nên những khó khăn cho các ngân hàng, gây thiệt hại cho ngân hàng, ảnh hưởng tới hoạt động cho vay.
Ngoài ra, đối với các doanh nghiệp, đặc biệt là DNNVV, nếu môi trường pháp lý thông thoáng, ổn định, các văn bản, quy định của pháp luật đồng bộ, kịp thời sẽ là cơ sở cho các doanh nghiệp hoạt động hiệu quả hơn, mang lại thu nhập cao hơn qua đó tăng khả năng trả nợ ngân hàng.
Môi trường kinh tế, xã hội ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động tín dụng của các NHTM đối với các doanh nghiệp nói chung và với DNNVV nói riêng.
Môi trường kinh tế, xã hội thuận lợi cho sự phát triển của tín dụng ngân hàng là có đông dân cư, thu nhập cao; là trung tâm tài chính, trung tâm thương mại, trung tâm du lịch, trung tâm giáo dục đào tạo, trung tâm khoa học kỹ thuật....
1.3.4 Vai trò của cho vay khách hàng DNNVV đối với hoạt động cho vay của NHTM
Về cơ bản hoạt động cho vay khách hàng DNNVV là một trong những hoạt động tín dụng quan trọng của ngân hàng thương mại theo đó cho vay khách hàng DNNVV có những vai trò đối với hoạt động cho vay của ngân hàng thương mại như sau:
- Tìm kiếm lợi nhuận cho ngân hàng: Hoạt động cho vay khách hàng DNNVV cũng thực hiện vai trò tìm kiếm lợi nhuận cho ngân hàng nhờ tiềm năng phát triển mạnh mẽ của khu vực khách hàng DNNVV. Bên cạnh đó
đây là đối tượng khách hàng có nhu cầu vốn cao và đa dạng, do đó ngân hàng có thể tận dụng phát triển các sản phẩm cũng như mở rộng thương hiệu của mình.
- Đa dạng hóa đối tượng khách hàng: việc phát triển cho vay khách hàng DNNVV giúp ngân hàng hạn chế được rủi ro tập trung đối với các khách hàng truyền thống đồng thời đa dạng hóa danh mục cho vay giúp phòng trừ được những rủi ro phát sinh trong quá trình cho vay. Ngoài ra việc đa dạng hóa đối tượng khách hàng cũng giúp đa dạng hóa sản phẩm và kỳ hạn cho vay giúp ngân hàng phân tán rủi ro trong quá trình cho vay.
- Thực hiện chức năng dẫn truyền vốn trên thị trường tài chính: cho vay khách hàng DNNVV giúp ngân hàng thực hiện hiệu quả hơn chức năng dẫn truyền vốn, thực hiện vai trò trung gian tài chính luân chuyển tiền từ khu vực kém hiệu quả sang khu vực hiệu quả hơn và thực hiện vai trò động lực phát triển của nền kinh tế của ngân hàng thương mại.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Chương 1 của luận văn khái quát cơ bản các nội dung về khái niệm đặc điểm của DNNVV thông qua 3 nội dung chính như sau:
- Khái quát về doanh nghiệp nhỏ và vừa
- Hoạt động cho vay đối với DNNVV tại Ngân hàng thương mại - Phát triển cho vay DNNVV tại ngân hàng thương mại
Nội dung chương 1 là những lý thuyết cơ bản để người đọc hiểu về định nghĩa, khái niệm, đặc điểm, phân loại cho vay, các nhân tố ảnh hưởng và các chỉ tiêu đánh giá về phát triển cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa. Đây là cơ sở để tác giả đánh giá phân tích thực trạng việc phát triển cho vay Doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Vietcombank chi nhánh Vĩnh Phúc tại chương 2.