Kết quả hoạt động kinh doanh

Một phần của tài liệu Phát triển cho vay khách hàng doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng tmcp ngoại thương việt nam – chi nhánh vĩnh phúc (Trang 39 - 44)

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CHO VAY DNNVV TẠI NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM – CHI NHÁNH VĨNH PHÚC

2.1 Khái quát về Ngân hàng TMCP Ngoại thương – Chi nhánh Vĩnh Phúc

2.1.4 Kết quả hoạt động kinh doanh

Kết quả huy động vốn giai đoạn 2016-2020 của Vietcombank Vĩnh Phúc có xu hướng nâng cao. Cụ thể:

Bảng 2-1: Kết quả hoạt động huy động vốn của Vietcombank Vĩnh Phúc giai đoạn 2016-2020

Đơn vị: tỷ đồng

2016 2017 2018 2019 2020 Huy động vốn theo

đối tượng 6.218 7.036 7.628 8.872 9.344

Bán buôn 4.709 5.328 5.877 6.861 6.862

Bán lẻ 1.509 1.708 1.751 2.011 2.482

(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động, kinh doanh của Vietcombank Vĩnh Phúc) Có thể thấy kết quả huy động của Vietcombank Vĩnh Phúc có xu hướng gia tăng trong giai đoạn 2016-2020. Cụ thể trong giai đoạn này huy động vốn tăng từ 6.218 tỷ đồng năm 2016 lên 9.344 năm 2020 tương ứng tăng 3.126 tỷ đồng tương đương tăng 50,27% so với năm 2016. Đây là mức tăng trưởng huy động cao so với toàn VCB cũng như so với các ngân hàng khác trên địa bàn.

Giai đoạn 2016-2020 năm 2019 có tốc độ tăng trưởng cũng như quy mô nhanh nhất khi năm 2019 tổng dư nợ đạt 8.872 tỷ đồng tăng 1.244 tỷ đồng so với năm 2018 tương ứng tăng trưởng 16,31%. Năm 2020 có tốc độ tăng và quy mô tăng chậm nhất trong giai đoạn 2016-2020 khi năm 2020 tổng dư nợ của chi nhánh là 9.344 tỷ đồng tăng 472 tỷ đồng tăng 5,32% so với năm 2019.

Đây là mức tăng trưởng huy động thấp nhất trong giai đoạn nghiên cứu.

Nguyên nhân của hiện tượng này là do năm 2020 ảnh hưởng của dịch Covid 19 đã tác động xấu đến nền kinh tế trong nước cũng đặc biệt là các doanh nghiệp do đó nguồn vốn huy động không tăng trưởng quá mạnh.

Hình 2-1: Huy động vốn tại Vietcombank Vĩnh Phúc giai đoạn 2016-2020 phân theo đối tượng huy động

Đơn vị: Tỷ đồng

(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động, kinh doanh của Vietcombank Vĩnh Phúc) Về mặt tổng quan, huy động khách hàng bán buôn và huy động khách hàng bán lẻ đều tăng trưởng trong giai đoạn 2016-2020. Cụ thể, Năm 2019 huy động từ khách hàng bán buôn và bán lẻ tăng trưởng mạnh và cao nhất trong giai đoạn nghiên cứu (Huy động bán buôn tăng 984 tỷ đồng và dư nợ bán lẻ tăng 260 tỷ đồng) và tương tự như tổng huy động vốn, năm 2020, huy động từ khách hàng bán buôn và bán lẻ đều gia tăng rất chậm đặc biệt là huy động khách hàng bán buôn năm 2020 không tăng trưởng. Nguyên nhân của vấn đề này là do tác động tiêu cực của Covid 19 làm suy giảm hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp đặc biệt là các doanh nghiệp FDI khi chuỗi cung ứng toàn cầu bị ảnh hưởng mạnh. Huy động khách hàng bán lẻ đến từ nguồn huy động trong dân cư do việc suy thoái nền kinh tế khiến người dân tìm đến kênh tiết kiệm an toàn và sinh lời tốt hơn.

Tuy nhiên về cơ bản, ảnh hưởng của dịch bệnh đã không làm suy giảm

4,709 5,328 5,877 6,861 6,862

1,509 1,708 1,751 2,011 2,482

2 0 1 6 2 0 1 7 2 0 1 8 2 0 1 9 2 0 2 0

Bán buôn Bán lẻ

huy động của chi nhánh cho thấy chi nhánh Vĩnh Phúc đang có tiềm năng huy động lớn khi bước vào giai đoạn phục hồi nền kinh tế.

2.1.4.2 Hoạt động tín dụng

Giai đoạn 2016-2020, ghi nhận sự biến động khác nhau giữa dư nợ cho vay bán buôn và dư nợ cho vay bán lẻ tuy nhiên về tổng dư nợ có thể thấy chi nhánh đã duy trì được mức tăng tổng dư nợ tương đối ổn định. Tuy năm 2019 ghi nhận sự suy giảm huy động đến từ khách hàng bán buôn khi dư nợ nhóm này giảm 1.017 tỷ đồng làm tổng dư nợ giảm 113 tỷ đồng. Nguyên nhân của sự suy giảm này là do các khách hàng bán buôn và doanh nghiệp FDI trong thời kỳ cơ cấu lại nguồn vốn và tài sản do đó dư nợ cho vay đối tượng khách hàng này suy giảm. Ngoài ra do trong năm 2019, chi nhánh phát sinh nợ xấu của khách hàng lớn do đó kéo theo toàn bộ dư nợ của chi nhánh suy giảm.

Về cơ cấu dư nợ:

- Dư nợ bán buôn: Dư nợ bán buôn giai đoạn 2016-2020 ghi nhận sự tăng trưởng không đồng đều khi năm 2019, dư nợ khách hàng bán buôn suy giảm và giảm so với năm 2018 là 1.017 tỷ đồng. Các năm còn lại đều ghi nhận mức tăng trưởng cụ thể năm 2017 dư nợ khách hàng bán buôn tăng 66 tỷ đồng tương đương tăng 2,11% so với năm 2016 đạt 3.194 ty đồng. Năm 2018 dư nợ cho vay khách hàng bán buôn đạt 3.647 tỷ đồng tăng 14,18% so với năm 2017 và đến năm 2020 dư nợ nhóm này tăng lên 3.023 tỷ đồng so với năm 2019.

- Dư nợ khách hàng bán lẻ giai đoạn 2016-2020 ghi nhận sự tăng trưởng đều và mạnh mẽ khi tốc độ tăng trưởng giai đoạn này trung bình 19,3%. Cụ thể năm 2017 dư nợ khách hàng bán lẻ đạt 3.331 tỷ đồng tăng 341 tỷ tương ứng tăng 11,4% so với năm 2016. Năm 2018 dư nợ khách hàng bán lẻ tăng thêm 786 tỷ đồng tương ứng tăng 23,6% so với năm 2017 đạt 4.117 tỷ đồng.

Sang đến năm 2019 tuy dư nợ khách hàng bán buôn suy giảm tuy nhiên dư nợ

khách hàng bán lẻ tăng 904 tỷ đồng tương ứng tăng 21,96% so với năm 2018 và đến năm 2020 dư nợ khách hàng bán lẻ tăng 20,24% đạt 6.037 tỷ đồng – gần gấp đôi so với dư nợ cho vay khách hàng bán buôn. Có thể thấy cho vay khách hàng bán lẻ đang ngày một triển vọng và có tác động lớn đến cơ cấu nguồn dư nợ của chi nhánh.

Hình 2-2: Dư nợ hoạt động tín dụng của Vietcombank Vĩnh Phúc giai đoạn 2016-2020

Đơn vị: Tỷ đồng

(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động, kinh doanh của Vietcombank Vĩnh Phúc) 2.1.4.3 Kết quả hoạt động kinh doanh

Về tổng thể, kết quả kinh doanh của chi nhánh Vĩnh Phúc ghi nhận sự tăng trưởng đều qua các năm biểu hiện thông qua tổng thu nhập từ HĐKD cũng như lợi nhuận sau thuế của Vietcombank Vĩnh Phúc. Giai đoạn từ 2016- 2019, Vietcombank Vĩnh Phúc ghi nhận sự tăng trưởng về mặt thu nhập và lợi nhuận khi thu nhập từ lại các hoạt động kinh doanh chính của ngân hàng đều tăng trưởng mạnh mẽ cụ thể năm 2018 thu nhập từ lãi tăng 44 tỷ đồng đạt

2016 2017 2018 2019 2020

Tổng dư nợ 6,118 6,524 7,764 7,651 9,060

Dư nợ bán buôn 3,128 3,194 3,647 2,630 3,023

Dư nợ bán lẻ 2,990 3,331 4,117 5,021 6,037

- 1,000 2,000 3,000 4,000 5,000 6,000 7,000 8,000 9,000 10,000

231,0 tỷ đồng, đến năm 2019 thu nhập từ lại tăng thêm 47,9 tỷ đồng đạt 332,0 tỷ đồng. Năm 2020 như đã giải thích ở phần trên, khoản nợ xấu phát sinh từ một khách hàng FDI làm mức lợi nhuận của chi nhánh suy giảm do phải tiến hành trích lập dự phòng rủi ro đối với khoản nợ của doanh nghiệp này cũng như các khoản nợ xấu khác.

Bảng 2-2: Kết quả hoạt động kinh doanh của Vietcombank Vĩnh Phúc giai đoạn 2016-2020

Đơn vị: Tỷ đồng

2016 2017 2018 2019 2020

Thu nhập từ lãi 187,0 231,0 284,1 332,0 329,7 Thu nhập từ dịch vụ 21,0 39,8 36,3 42,7 50,9 Thu nhập nhập từ

HĐ khác 0,4 0,5 0,3 1,1 0,5

Tổng thu nhập từ

HĐKD 208,4 271,3 320,7 375,8 381,1

Lợi nhuận trước

thuế 189,5 226,1 263,6 274,0 254,6

(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động, kinh doanh của Vietcombank Vĩnh Phúc) Tuy nhiên bên cạnh những ảnh hưởng tiêu cực từ khoản nợ xấu của khách hàng cũng như tác động từ dịch Covid 19 thì hoạt động kinh doanh của Vietcombank Vĩnh Phúc ghi nhận sự phát triển từ các hoạt động thu từ dịch vụ: chuyển tiền, bảo lãnh, thẻ… Nguồn thu từ dịch vụ tăng trưởng mạnh trong giai đoạn 2016-2020 khi đạt đến 50,9 tỷ đồng trong năm 2020 chiếm tỷ trọng 13,35% so với tổng thu nhập từ hoạt động kinh doanh của chi nhánh.

Có thể thấy rằng dù chi nhánh chịu những tác động xấu từ môi trường kinh doanh cũng như các rủi ro nợ xấu xuất hiện thì kết quả hoạt động kinh

doanh của chi nhánh vẫn duy trì ở mức tốt đồng thời chi nhánh đã triển khai những hoạt động kinh doanh dịch vụ đi kèm nhằm đa dạng hóa nguồn thu đồng thời phát triển kinh doanh tại khu vực tận dụng mọi lợi thế của ngân hàng cũng như của chi nhánh.

Một phần của tài liệu Phát triển cho vay khách hàng doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng tmcp ngoại thương việt nam – chi nhánh vĩnh phúc (Trang 39 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)