Chất lượng nước vùng hạ du sông Sài Gòn – Đồng Nai khi xây dựng đê bi ển Vũng Tàu – Gò Công

Một phần của tài liệu nghiên cứu tác động của đê biển vũng tàu gò công đến chất lượng nước vịnh gành rái (Trang 92 - 98)

III IV V VI VII V IX X XI XII Năm 1 Trị

Chương 4 ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG NƯỚC QUA CÁC KỊCH BẢN

4.3.2 Chất lượng nước vùng hạ du sông Sài Gòn – Đồng Nai khi xây dựng đê bi ển Vũng Tàu – Gò Công

Việc xây dựng đê biển Vũng Tàu – Gò Công làm thay đổi trường dòng chảy vùng hồ và vùng cửa sông từ đó làm thay đổi sự phân bố chất lượng nước vùng vịnh Gành Rái.

Hướng dòng chảy và sự biến đổi DO trong vùng vịnh Gành Rái được thể hiện trong Hình 4-10. DO vùng hồ có giá trị biến đổi từ 7-9mg/l, riêng vùng gần cửa sông Soài Rạp thì DO thấp hơn, dao động từ 3.5mg/l tới 7mg/l theo thủy triều; BOD biến đổi từ 0.2 tới 3 mg/l. Vùng vịnh phía cửa sông Thị Vải và Lòng Tàu có DO nhỏ hơn, dao động từ 4mg/l ở vùng cửa sông đến 7mg/l vùng ngoài khơi; BOD tương ứng biến đổi từ 3 mg/l tới 0.5 mg/l.

Sông Sài Gòn: DO biến đổi từ 2mg/l đến 4mg/l; BOD biến đổi từ 0.2 mg/l đến 4 mg/l

Sông Đồng Nai: Đoạn từ Biên Hòa tới nhập lưu sông Sài Gòn, DO biến đổi từ 2mg/l tới 6mg/l, BOD biến đổi trong khoảng 0.5 - 3 mg/l. Sông Đồng Nai, đoạn từ nhập lưu với sông Sài Gòn tới Nhà Bè, DO biến đổi từ 2.5mg/l đến 4 mg/l.

Sông Soài Rạp: DO không có sự biến đổi nhiều, giá trị DO luôn trong khoảng 2-3mg/l; BOD trong khoảng 2-2.5mg/l.

Sông Lòng Tàu: Đoạn từ Biên hòa tới điểm nhập lưu với sông Đồng Tranh, chất lượng nước giống với sông Soài Rạp. Đoạn từ nhập lưu sông Đồng Tranh ra cửa sông, chất lượng nước tốt hơn do được bổ sung nguồn nước từ sông Đồng Tranh, DO biến đổi từ 4 đến 5mg/l, BOD dao động trong khoảng 2mg/l.

Sự biến đổi DO và TOC theo không gian được mô phỏng trong Hình 4-11và Hình 4-12. Trong đó TOC = 1.58*BOD.

Hình 4-10 Sự biến đổi DO trong vùng Vịnh Gành Rái – Kịch bản 2

Hình 4-11 Sự biến đổi DO theo không gian – Kịch bản 2

Hình 4-12 Sư biến đổi TOC – Kịch bản 2 4.4 Phân tích, so sánh và đánh giá hai kịch bản

Kết quả tính toán chất lượng nước của kịch bản một (KB1) và kịch bản 2 (KB2) cho thấy chất lượng nước trên các sông Sài Gòn, Đồng Nai, Soài Rạp và sông Thị Vải của hai kịch bản gần như tương đương. Nhưng chất lượng nước vùng vịnh có sự khác biệt rất lớn, có vùng khi xây đê chất lượng nước tốt hơn, có vùng chất lượng nước lại xấu đi và thay đổi theo chế độ thủy triều. Khi xây đựng tuyến đê biển Vũng Tàu – Gò Công, ở thời điểm triều xuống, vùng từ cửa sông Đồng Tranh tới cống, DO tăng khoảng 2 đến 3mg/l. Vùng đất cạn Cần Giờ DO tăng khoảng 1mg/l. Còn những vùng khác trong vùng vịnh DO giảm từ 0.5 đến 1mg/l, riêng vùng gần Vũng Tàu DO giảm tới 2mg/l. Tương ứng với các vùng trên BOD cũng tăng giảm khoảng từ 1mg/l tới 2mg/l.

Với sông Đồng Tranh và sông Lòng Tàu (từ nhập lưu sông Đồng Tranh tới cửa sông), khi xây đựng đê biển làm chất lượng nước sông tốt hơn, DO tăng từ 2mg/l đến 3mg/l, BOD giảm khoảng 2mg/l.

Sự chênh lệch DO giữa kịch bản 1 (KB1) và kịch bản 2 (KB2) tại thời điểm triều xuống được trình bày trong Hình 4-13. Giá trị chênh lệch là giá trị DO của kịch bản 1 trừ giá trị DO của kịch bản 2. Do đó, những vùng có giá trị DO nhỏ hơn 0 là vùng thể hiện DO của kịch bản 1 nhỏ hơn DO của kịch bản 2, và ngược lại, những vùng có DO lớn hơn 0 là vùng thể hiện DO của kịch bản 1 lớn hơn DO của kịch bản 2.

Hình 4-13 Chênh lệch DO giữa kịch bản một (KB1) và kịch bản 2 (KB2)

Sự chênh lệch TOC giữa kịch bản 1 (KB1) và kịch bản 2 (KB2) được trình bày trong Hình 4-14. Giá trị chênh lệch là giá trị TOC của kịch bản 1 trừ giá trị TOC

của kịch bản 2. Do đó, những vùng có giá trị TOC nhỏ hơn 0 là vùng thể hiện TOC của kịch bản 1 nhỏ hơn TOC của kịch bản 2, và ngược lại, những vùng có TOC lớn hơn 0 là vùng thể hiện TOC của kịch bản 1 lớn hơn TOC của kịch bản 2.

Hình 4-14 Chênh lệch TOC giữa kịch bản 1 (KB1) và kịch bản 2 (KB2).

Như vậy khi xây đê biển Vũng Tàu – Gò Công làm chất lượng nước vịnh Gành Rái có sự biến đổi, có vùng chất lượng nước tốt lên, có vùng chất lượng nước xấu đi. Nhưng nhìn chung, tuyến đê biển chưa làm ảnh hưởng nhiều tới chất lượng nước vùng vịnh Gành Rái. Để đánh giá thêm ảnh hưởng của tuyến đê biển Vũng Tàu – Gò Công tới chất lượng nước vịnh Gành Rái, tác giả nghiên cứu thêm kịch bản 3 và kịch bản 4 ứng với lưu lượng xả thải được dự báo đến năm 2020.

Một phần của tài liệu nghiên cứu tác động của đê biển vũng tàu gò công đến chất lượng nước vịnh gành rái (Trang 92 - 98)