Tuyến đê biển Vũng Tàu – Gò Công:

Một phần của tài liệu nghiên cứu tác động của đê biển vũng tàu gò công đến chất lượng nước vịnh gành rái (Trang 83 - 87)

III IV V VI VII V IX X XI XII Năm 1 Trị

Chương 4 ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG NƯỚC QUA CÁC KỊCH BẢN

4.1.1 Tuyến đê biển Vũng Tàu – Gò Công:

Tuyến đê biển xuất phát từ Gò Công đến gần Vũng Tàu (cách Vũng Tàu 5km), nối tiếp với tuyến đê nhỏ đi vào rừng Cần Giờ. Tuyến đê chính dài 28km, rộng 30m, chiều sâu nước trung bình 6.5m (tính từ cốt cao ± 0m) và có một cống kiểm soát triều, thoát lũ rộng 700m, cao trình đáy -12m kết hợp với âu thuyền cho tàu 30.000 tấn, sau đó kết nối với Vũng Tàu bằng cầu giao thông rộng B=22.4m, dưới cầu các loại tàu bè đi lại bình thường vào khu vực vịnh Gành Rái. Tuyến đê phụ dài 13km nối từ đầu cầu phía đê chính đi vào Cần Giờ, chạy dọc tuyến đê phụ là dải đất rộng 1000m dự kiến dùng để thực hiện cơ chế xã hội hóa đổi đất lấy kinh phí xây dựng tuyến đê biển, chiều sâu mực nước đoạn đê này bình quân 5.0m. Theo phương án này sẽ tạo được hồ chứa có diện tích mặt nước 43.000ha (kể cả trong sông là 50.000ha), tổng dung tích 2.5-3 tỷ m3 (dung tích hữu ích cho phòng lũ 1.5 tỷ m3). Ngoài ra, cần xây dựng một cống kiểm soát triều, thoát lũ rộng 200m, cao trình đáy -12m kết hợp với âu thuyền cho tàu 20.000 tấn trên sông Lòng Tàu.

Bên cạnh đó, khi đê biển hình thành dự kiến sẽ có 5 khu vực dành cho phát triển đô thị mới bao gồm: Đô thị vũng Tàu mở rộng; Đô thị sinh thái Cần Giờ; Đô thị sinh thái dọc tuyến đê phụ; Đô thị khoa học biển; Đô thị dịch vụ kinh tê.

Hình 4-1 Sơ họa tuyến đê biển Vũng Tàu – Gò Công

Đê biển Vũng Tàu – Gò Công là dự án nhằm mang lại nhiều mục đích cho vùng hạ du sông Sài Gòn – Đồng Nai, cụ thể như sau:

- Chống lũ, chống ngập lụt và các thiên tai từ biển: Thông qua cống kiểm soát triều ở đê biển và Lòng Tàu, hệ thống có thể khống chế mực nước trong sông và hồ theo yêu cầu, không để mực nước trong hồ cao hơn mức + 1m để chống ngập triều cho TP. Hồ Chí Minh.

- Kiểm soát mặn: Hiện nay, để duy trì mặn tại các vị trí lấy nước trên sông Đồng Nai thì lưu lượng xả tối thiểu tại hợp lưu Đồng nai – Sông Bé là 100 mP

3

P/s. /s. Trên sông Sài Gòn, lưu lượng xả tối thiểu để duy trì độ mặn nằm trong phạm vi cho phép tại các cửa lấy nước thì lưu lượng tối thiểu trên sông Sài Gòn từ 10-15mP

3

P/s. /s. Trong tương lai, khi nhu cầu nước tăng lên thì lưu lượng xả tối thiểu này cũng phải tăng lên. Bên cạnh đó, nếu triều dâng cao do nước biển dâng thì việc duy trì mặn cho các điểm lấy nước dọc các sông này càng khó khăn hơn và lượng nước tối thiểu lại càng lớn hơn. Đỉnh chiều cao là nguyên nhân chính gây nên tình trạng xâm nhập mặn. Nếu có đê biển, chủ động kiểm soát được mực nước triều nhỏ hơn mức +1.0m

trong hồ thì tình trạng xâm nhập mặn sẽ không sâu vào đất liền và có thể khống chế theo mong muốn.

- Tạo ra trục giao thông thuận lợi kết nối các vùng: Hiện nay, các tỉnh miền Tây đi Vũng Tàu phải lên TP. Hồ Chí Mình và từ TP. Hồ Chí Minh đi Vũng Tàu dài 120km đường bộ. Khi trục đê biển hình thành, từ TP Mỹ Tho đi đến Vũng Tàu chỉ còn 70km so với 200km hiện nay. Từ TP. HCM đi Vũng Tàu cũng chỉ còn khoảng 80km. Ngoài ra khi tuyến đê biển kết hợp với đường giao thông ven biển được thi công xong sẽ tạo sự kết nối rất thuận lợi dọc theo đường biển từ Phan Thiết dọc theo quốc lộ 55 đến Vũng Tàu, dọc theo đê biển về Tiền Giang và các tỉnh miền Tây nam Bộ. Tạo quỹ đất rộng dọc hai bên tuyến đê để xây dựng cảng biển cho Vũng Tàu, Tiền Giang và các tỉnh trong vùng. Giao thông thủy từ vùng vịnh, TP. Hồ Chí Minh đến các tỉnh ĐBSCL rất thuận lợi do không phải qua các âu thuyền ở các cống thuộc dự án chống ngập ở TP. Hồ Chí Minh.

- Tạo được hồ chứa nước ngọt trong tương lai: Về lâu dài trong điều kiện biến đổi khí hậu, những tác động từ phía thượng lưu gây nên cạn kiệt nguồn nước, không đủ nước ngọt cung cấp cho khu vực và sau khi việc xử lý môi trường được thực hiện tốt ở TP. Hồ Chí Minh và các khu công nghiệp vùng lân cận, ta có thể chuyển hồ chứa phía trong đê biển thành hồ chứa nước ngọt để phục vụ cho dân sinh và kinh tế trong vùng, khi đó các hệ sinh thái nước lợ sẽ được chuyển dần sang sinh thái nước ngọt.

- Tạo quỹ đất và hình thành chuỗi đô thị dự kiến: Với diện tích mặt hồ 43.000 ha mới được tạo ra, fcó thể dành 3.000 ha để tôn nền, và khoảng 10.000ha cho xây dựng, du lịch, dịch vụ và các khu đô thị thuộc thành phố Vũng Tàu, TP. Hồ Chí Minh, Tiền Giang và Long An.

4.1.2 Xây dựng kịch bản

Dự báo các nguồn thải ô nhiễm: Tới năm 2020, các nguồn thải được tính toán với giả thiết đến năm 2020 toàn bộ diện tích các khu công nghiệp, khu chế xuất đã quy hoạch được lấp đầy, theo một số tài liệu đã thống kê về các cơ sở sản xuất bên ngoài KCN, KCX và dựa vào tốc độ phát triển đô thị và gia tăng dân số như hiện nay thì ta ước tính được lưu lượng nước thải và tải lượng BOD đến năm 2020 như Bảng 4-1.

Bảng 4-1 Lưu lượng và tải lượng xả thải trong lưu vực sông Sài Gòn – Đồng Nai

Tỉnh/ Thành

Phố

Năm 2005 Năm 2020

Đô Thị Công Nghiệp Đô Thị Công Nghiệp

Lưu Lượng (m3/24h) Tải lượng BOD5 (Tấn /24h) Lưu Lượng (m3/24h) Tải lượng BOD5 (Tấn /24h) Lưu Lượng (m3/24h) Tải lượng BOD5 (Tấn /24h) Lưu Lượng (m3/24h) Tải lượng BOD5 (Tấn /24h) TP. Hồ Chí Minh 756.240 162,4 378.790 65,9 1.5878.80 184,132 550.640 93,6 Đồng Nai 149.437 46,4 111.050 18,9 504.875 59,045 591.254 100,514 Thị Vải 30.744 14,66 388.800 60,096

Nguồn:“Ứng dụng mô hình toán tính toán dự báo xu thế biến đổi chất lượng nước phụ thuộc vào các kịch bản kinh tế xã hội lưu vực sông Sài Gòn Đồng Nai” [13].

Hiện tại, lưu vực sông Sài Gòn – Đồng Nai đã bị ô nhiễm rất nghiêm trọng, với mức độ tăng trưởng kinh tế như hiện nay thì sông Sài Gòn – Đồng Nai sẽ phải gánh chịu lượng nước thải quá lớn, các ngành chức năng đang cố gắng đưa ra các biện pháp bảo vệ môi trường cho hệ thống sông này. Với sự cố gắng của các ngành chức năng, lưu lượng nước thải vào hệ thống sông có thể được xử lý khoảng 20% đến 40%. Dựa trên số liệu dự báo về tải lượng chất ô nhiễm đến năm 2020 và mục tiêu đánh giá sự ảnh hưởng của đê biển Vũng Tàu – Gò Công tới chất lượng nước vùng vịnh nên tác giả phân tích chất lượng nước qua các kịch bản sau:

Kịch bản 1(KB1): Chất lượng nước vịnh Gành Rái trong điều kiện tự nhiên năm 2005

Kịch bản 2 (KB2): Chất lượng nước vịnh Gành Rái khi có đê biển Vũng Tàu – Gò Công với điều kiện xả thải năm 2005.

Kịch bản 3 (KB3): Chất lượng nước vịnh Gành Rái trong điều kiện tự nhiên với lưu lượng xả thải dự báo năm 2020.

Kịch bản 4 (KB4): Chất lượng nước vịnh Gành Rái khi có đê biển Vũng Tàu – Gò Công với điều kiện xả thải dự báo năm 2020.

4.2 Phân tích chất lượng nước vịnh Gành Rái trong điều kiện tự nhiên năm 2005 – Kịch bản 1.

Một phần của tài liệu nghiên cứu tác động của đê biển vũng tàu gò công đến chất lượng nước vịnh gành rái (Trang 83 - 87)