III IV V VI VII V IX X XI XII Năm 1 Trị
1.7 Đặc điểm cửa sông ven biển vùng vịnh Gành Rá
Vùng cửa sông ven biển vùng vịnh Gành Rái được hợp thành bởi hai bộ phận quan trọng, đó là vịnh Gành Rái và cửa Soài Rạp. Nối liền hai bộ phận quan trọng này là một bãi cạn dài hơn 15 km từ mũi Cần Giờ đến mũi Ðồng Tranh:
Ðổ ra biển Ðông qua cửa Ðồng Tranh là cả một mạng lưới sông chằng chịt như Cát Lái, Mũi Nai, Hào Võ. Còn qua cửa Soài Rạp có các sông lớn Soài Rạp, Vàm Cỏ.
Ðổ vào vùng biển Vịnh Gành Rái gồm sông Gò Gia, sông Thị Vải và hệ thống sông Ngã bảy (sông Lòng Tàu, sông Dừa, sông Ðồng Tranh, sông Ðông Ba, sông Ðồng Dinh, sông Cá Ngâu).
Chính do hợp thành bởi nhiều sông rạch mang nhiều dòng nước khác nhau đổ ra biển làm cho bờ biển ở đây có dạng quanh co uốn khúc với chiều dài khá lớn, từ 70 - 80 km. Mật độ kênh rạch ở vùng vịnh đạt từ 10 - 11 kmP
2
P. .
Ðặc điểm dòng chảy vùng cửa sông vịnh Gành Rái - Cần Giờ cũng gần giống dòng chảy của một số vùng vịnh cỡ nhỏ ở nước ta, ngoài chịu sự tác động của dòng triều từ biển vào và dòng chảy từ thượng lưu đưa về là chính còn chịu tác động của các yếu tố khí tượng như gió bão, sự chênh lệch về mật độ cũng có tác dụng phần nào trong việc thôi thúc hoặc hạn chế tốc độ dòng chảy vùng cửa sông.
Ðặc điểm đáng chú ý nhất về tính chất dòng chảy vùng vịnh Gành Rái - Cần Giờ là mặc dù lượng dòng chảy thượng lưu đưa về lớn, biên độ triều cao, song do độ sâu trung bình vùng vịnh lớn (13 - 32m), do đó tốc độ cực đại xuất hiện trong vùng vịnh nói chung không lớn lắm Vmax đạt khoảng 1,5 – 2,0 m/s. Vì vậy rất phù hợp cho tàu bè ra vào. Dưới tác dụng tổng hợp của địa hình cùng với các hướng gió chính quanh năm trong vùng nên dòng chảy trên các cửa sông đổ vào vùng vịnh đều khác nhau kể cả khi dòng triều lên lẫn dòng triều xuống. Nhìn chung dòng chảy ở sông Lòng Tàu lớn hơn dòng chảy ở sông Soài Rạp và sông Ðồng Tranh.
Một số đặc điểm đáng chú ý nữa của vùng cửa sông này là: Do địa hình phức tạp vùng cửa sông, giữa các dòng sông lớn được nối với nhau bằng những con sông nhỏ, giữa những sông nhỏ lại được chằng chịt nối với nhau bằng những kênh rạch. Vì vậy khi dòng triều xuống thì mực nước sông Soài Rạp lại cao hơn nước sông Lòng Tàu, do đó nước từ Soài Rạp cũng đổ về Lòng Tàu qua các nhánh bắt ngang giữa con sông lớn. Khi triều lên thì ngược lại từ Lòng Tàu đổ về sông Soài Rạp qua các nhánh nối nhau.