Chế độ thủy triều vùng vịnh Gành Rá

Một phần của tài liệu nghiên cứu tác động của đê biển vũng tàu gò công đến chất lượng nước vịnh gành rái (Trang 29 - 31)

III IV V VI VII V IX X XI XII Năm 1 Trị

1.8Chế độ thủy triều vùng vịnh Gành Rá

Ðây là một trong những vùng có chế độ triều khá độc đáo ở nước ta. Khác với bờ biển Ðại Tây Dương đều đặn cứ 1 ngày đêm có 2 lần lên xuống. Còn ở miền Nam nước ta sau bờ biển Qui Nhơn thì bờ biển vùng Gành Rái - Cần Giờ lại thuộc về chế độ bán nhật triều không đều cùng với một biên độ khá lớn Hmax = 4.0m.

Quá trình truyền triều biên độ giảm dần từ biển về thượng lưu với mức độ suy giảm 0.5m trong vòng 30 giây tính từ bờ biển đi về thượng lưu.

Số liệu mực nước giờ từ 2001 đến 2006 tại Vũng Tàu cho thấy: Mực nước đỉnh triều từ 0.9 đến 1.3m, trung bình 1.0m; mực nước chân triều từ -2.2 m đến - 3.1m. Các tháng V, VI, VII và VIII là các tháng nước kém, chân triều xuống thấp, đồng thời mực nước đỉnh triều phổ biến nhỏ hơn 1m. (Hình 1-4).

Mực nước lớn nhất xẩy ra vào tháng 10 và thấp nhất xẩy ra vào tháng 5 và tháng 6. Trong một tháng có hai lần triều cường và hai lần triều kém. Lần triều cường đầu tiên xẩy ra vào mồng 2, mồng 3 và mồng 4 âm lịch. Lần triều cường thứ

hai xẩy ra vào các ngày 14, 15, 16 và 17 âm lịch. Còn triều kém lần thứ nhất xẩy ra vào các ngày mồng 9 và mồng 10 âm lịch. Lần triều kém thứ hai là ngày 23-24 âm lịch.

Cửa sông Sài Gòn – Đồng Nai là vùng cửa sông có một chế độ triều khá độc đáo ở nước ta, đồng thời cũng là một cửa sông có phạm vi chịu ảnh hưởng thủy triều rộng lớn nhất nước.

Hình 1-4 Mực nước triều tại trạm Vũng Tàu. 1.9 Tình hình kinh tế xã hội.

Trong những năm gần đây các ngành kinh tế của các tỉnh, thành phố thuộc hệ thống lưu vực sông Đồng Nai - Sài Gòn đã có những bước phát triển vượt bậc góp phần đáng kể vào sự tăng trưởng chung cho cả nước.

Tổng diện tích đất tự nhiên khoảng 4.899.000ha, trong đó: - Đất nông nghiệp là 2.280.000ha, chiếm 46,5%.

- Đất lâm nghiệp có rừng là 34,5% cùng với những điều kiện thuận lợi để kết hợp nông, lâm nghiệp, đồng thời cải thiện môi trường. Khu vực này có nguồn nước tương đối ổn định, đã được đầu tư khá nhiều công trình thủy lợi phục vụ sản xuất nông nghiệp. -4.0 -3.0 -2.0 -1.0 0.0 1.0 2.0

Jan-05 Feb-05 Mar-05 Apr-05 May-05 Jun-05 Jul-05 Aug-05 Sep-05 Oct-05 Nov-05 Dec-05

M ực N ướ c ( m ) Năm 2005

Lưu vực sông Đồng Nai - Sài Gòn cũng là vùng sản xuất công nghiệp phát triển năng động nhất nước ta, có tác động mạnh mẽ đến các vùng trong cả nước. Các tỉnh và thành phố trong lưu vực, trong đó có vùng kinh tế trọng điểm phía nam (TP. Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bình Dương, Bà Rịa - Vũng Tàu) suốt nhiều năm qua luôn đóng vai trò là trung tâm công nghiệp lớn của cả nước.

Lưu vực sông Đồng Nai - Sài Gòn và vùng phụ cận có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao nhất so với cả nước. Một trong những tài nguyên quan trọng của khu vực này là nguồn tài nguyên nước. Nguồn nước mặt của khu vực chủ yều phụ thuộc vào sông Đồng Nai, sông Sài Gòn và sông Vàm Cỏ. Ngoài ra, nguồn nước ngầm tại vùng Đông Nam bộ có trữ lượng tương đối lớn chiếm khoảng 13% so với nguồn nước ngầm của cả nước. Các sông lớn trong lưu vực cũng có tiềm năng lớn về thủy điện. Riêng hệ thống sông Đồng Nai có trữ lượng kinh tế từ 7,5 ÷ 9 tỷ kWh/năm, chiếm khoảng 15% trữ lượng thuỷ điện của cả nước.

Tài nguyên nước mặt và nước ngầm của cả khu vực là nguồn tài nguyên vô cùng quan trọng đảm bảo cho sinh hoạt hàng ngày của hàng chục triệu người dân trong vùng và phục vụ cho sản xuất công nghiệp, nông nghiệp, thuỷ sản và các ngành kinh tế khác.

Một phần của tài liệu nghiên cứu tác động của đê biển vũng tàu gò công đến chất lượng nước vịnh gành rái (Trang 29 - 31)