Hiện trạng chất lượng nước trên lưu vực nghiên cứu

Một phần của tài liệu nghiên cứu tác động của đê biển vũng tàu gò công đến chất lượng nước vịnh gành rái (Trang 35 - 39)

III IV V VI VII V IX X XI XII Năm 1 Trị

1.10.5Hiện trạng chất lượng nước trên lưu vực nghiên cứu

Cùng với xu thế phát triển kinh tế, xã hội thì tình trạng ô nhiễm môi trường trên hệ thống sông Sài Gòn – Đồng Nai có xu hướng tăng dần do phải tiếp nhận lượng lớn chất thải, nước thải từ sinh hoạt, sản xuất nông nghiệp, sản xuất công nghiệp. Nhiều chỉ tiêu đã vượt chuẩn cho phép.

Ô nhiễm hữu cơ tăng cao gấp 2 lần, Amoniac có thời điểm cao gấp 8-10 lần, hàm lượng vi sinh luôn vượt chuẩn từ 5-7 lần mức cho phép.

Trên sông Đồng Nai, vào mùa mưa, độ đục tăng trên 100 NTU, độ màu lên đến trên 600 Pt-Co. Hàm lượng Amoniac, vi sinh gây bệnh, mangan, sắt tăng mạnh. Các chỉ tiêu này ảnh hưởng đến hiệu quả xử lý nước và chi phí sản xuất của các nhà máy nước. Ngoài ra, sản lượng và chất lượng nước ngầm có chiều hướng suy giảm

Hiện nay mỗi ngày trên các sông, kênh rạch trong lưu vực các hệ thống sông Sài Gòn, Đồng Nai và Vàm Cỏ tiếp nhận gần 2.0 triệu mP

3

P nước thải sinh hoạt và gần 1.0 triệu mP

3

P nước thải công nghiệp với tải lượng BOD lên đến 900 tấn/ngày, COD lên đến trên 2000 tấn/ngày và hàng chục tấn các chất ô nhiễm có độc tính cao (dầu mỡ, các kim loại nặng, các hợp chất hữu cơ khó phân hủy).

Kết quả quan trắc nguồn nước sông Sài Gòn của Chi cục Bảo vệ môi trường cho thấy, tình trạng bị ô nhiễm nặng về vi sinh và kim loại nặng. Trong đó, đáng ngại nhất là tình trạng ô nhiễm vi sinh có những thời điểm vượt hơn 100 lần so với tiêu chuẩn cho phép. Hàm lượng sắt và mangan trong nước sông và nước thô đầu

vào Nhà máy nước Tân Hiệp (đóng tại huyện Củ Chi) đều vượt chuẩn từ 1,2 đến 2,5 lần; trong đó, đối với nguồn nước thô, độ đục, độ mangan tăng 4 - 7 lần so với năm 2005, amoniac tăng 10 lần, coliform có lúc tăng 50 lần.

Một số công trình nghiên cứu khác còn chỉ ra, càng về hạ nguồn của sông Sài Gòn chất lượng nguồn nước càng tệ, nguồn nước không chỉ bị ô nhiễm kim loại, vi sinh mà còn có cả dầu mặc dù rất nhỏ. Trong khi đó, theo tiêu chuẩn về chất lượng nước thô cung cấp cho các nhà máy nước hoàn toàn không cho phép dầu có mặt. Nhìn chung, nếu căn cứ vào các số liệu mà các công trình nghiên cứu chỉ ra, nước sông Sài Gòn không thể đạt tiêu chuẩn loại A để cung cấp cho các nhà máy nước.

Sông Sài Gòn cũng bị ảnh hưởng bởi hiện tượng xâm nhập mặn trong mùa khô, tuy nhiên mặn xâm nhập nhiều tại vị trí Tân Thuận Đông và có tác động nhẹ đến vị trí Bình Phước. Mặn xâm nhập nhiều vào thời điểm từ tháng 3 đến tháng 5 và đạt đỉnh vào tháng 4 (độ mặn khoảng 7‰) sau đó giảm dần vào mùa mưa.

Sông Thị Vải là khu vực có mật độ dân cư thưa thớt nhưng các hoạt động công nghiệp, cảng, dịch vụ lại phát triển nhiều. Bờ phía quốc lộ 51 tập trung nhiều khu công nghiệp có các nhà máy gây ô nhiễm trong thời gian gần đây như Bột ngọt Vedan, Phân lân hữu cơ, Gạch men… và các bến cảng. Sông Thị Vải có nước nhiễm mặn quanh năm. Sông Thị Vải là nơi chứa nguồn nước thải từ các nhà máy, khu công nghiệp nên nước sông bị nhiễm bẩn cao hơn các sông khác trong lưu vực. Nhìn chung nước sông Thị Vải đục, mặn, mùi hôi. Kết quả giám sát trong năm 2005 cho thấy sông Thị Vải có chất lượng nước rất xấu và có xu hướng tăng so với năm 2004, tất cả các chỉ tiêu ô nhiễm dinh dưỡng và hữu cơ trên sông Thị Vải đều vượt xa TCVN 5942-1995. Ngoài ra do sông Thị Vải là sông không có nguồn nên nước sông nhiễm mặn quanh năm.

Sông Vàm Cỏ: Sông Vàm Cỏ bao gồm hai nhánh là sông Vàm Cỏ Đông và Vàm Cỏ Tây, là hai chi lưu của hệ thống. Hai sông này khá độc lập với các sông khác về mặc điạ lý do đó có diễn biến chất lượng nước cũng có một số khác biệt. Chất lượng nước trên sông Vàm Cỏ khá tốt, hàm lượng các chất dinh dưỡng không cao, nhưng do ảnh hưởng của hiện tượng rửa trôi phèn từ vùng Bắc Đông, Bo Bo, Trà Cú Thượng đã làm cho nước sông Vàm Cỏ bị nhiễm phèn trong các tháng mùa mưa nhất là tại vị trí Xuân Khánh, ngoài ra ảnh hưởng lũ từ Đồng Tháp Mười cũng

làm ảnh hưởng đến chất lượng nước sông Vàm Cỏ, làm gia tăng hàm lượng các chất dinh dưỡng và ô nhiễm hữu cơ trong nước sông vào các tháng cuối mùa lũ nhất là vị trí Tuyên Nhơn.

Theo đề tài tiến sỹ của tiến sỹ Bảo Thạnh 2011[12], hiện trạng chất lượng nước trên sông Sài Gòn – Đồng Nai Như sau:

• Phân bố theo không gian:

- Các kết lượng quả quan trắc chất nước cho thấy vào các tháng mùa khô: + Trên sông Đồng Nai, giá trị trung bình của BOD5 là 4 mg/l và của DO là 4.8 mg/l;

+ Trên sông Sài Gòn, giá trị trung bình của BOD5 tăng từ 9 mg/l tại Cầu Bình Triệu đến 30 mg/l tại Cầu Tân Thuận rồi giảm đến 6 mg/l tại Mũi Đèn Đỏ; giá trị trung bình của DO từ 3,1 mg/l tại Cầu Bình Triệu giảm đến 1,2 mg/l tại Cầu Tân Thuận rồi tăng lên 4,3 mg/l tại Mũi Đèn Đỏ.

+ Khu vực Vàm Cỏ - Lòng Tàu, có giá trị BOD5 trung bình nhỏ hơn tại Cửa Vàm Cỏ (4 mg/l) và lớn hơn tại Phà Bình Khánh (6 mg/l); giá trị của DO ngược lại lớn tại Cửa Vàm Cỏ (5,3 mg/l) và nhỏ hơn tại Phà Bình Khánh ( 4,1 mg/l).

+ Trên sông Thị Vải, giá trị trung bình của BOD5 giảm từ Gò Dầu (41 mg/l) ra phía biển – Cái Mép (28 mg/l), giá trị của DO ngược lại tăng từ Gò Dầu (1,5 mg/l) ra phía Cái Mép (3,6 mg/l).

- Vào các tháng mùa mưa:

+ Trên sông Đồng Nai, giá trị trung bình của BOD5 là 3 mg/l và của DO là 5,1 mg/l;

+ Trên sông Sài Gòn, giá trị trung bình của BOD5 dao động từ trên 6 mg/l đến cao nhất là 19 mg/l tại Cầu Tân Thuận rồi giảm đến 4 mg/l tại Mũi Đèn Đỏ; giá trị trung bình của DO tăng từ 2,7 mg/l tại Cầu Phú Long lên 5,0 mg/l tại Mũi Đèn Đỏ.

+ Khu vực Vàm Cỏ - Lòng Tàu, có giá trị BOD5 trung bình lớn hơn tại Cửa Vàm Cỏ (5 mg/l) và nhỏ hơn tại Phà Bình Khánh (4 mg/l); giá trị của DO cũng lớn hơn tại Cửa Vàm Cỏ (5,4 mg/l) và nhỏ hơn tại Phà Bình Khánh (4,8 mg/l).

+ Trên sông Thị Vải, giá trị trung bình của BOD5 giảm từ Gò Dầu (37 mg/l) ra phía biển – Cái Mép (26 mg/l), giá trị của DO ngược lại tăng từ Gò Dầu (1,5 mg/l) ra phía Cái Mép (3,3 mg/l).

1.11 Kết luận

Hiện tại chất lượng nước trên lưu vực sông Sài Gòn – Đồng Nai đang bị ô nhiễm nghiêm trọng, nhiều chỉ tiêu chất lượng nước đã vượt chuẩn cho phép. Với tốc độ phát triển kinh tế, xã hội của vùng như hiện nay thì tình trạng ô nhiễm trên lưu vực sẽ ngày càng trầm trọng hơn.

Tài nguyên nước mặt và nước ngầm trên lưu vực là nguồn tài nguyên vô cùng quan trọng đảm bảo cuộc sống sinh hoạt của hàng chục triệu người dân trong vùng và phục vụ cho các hoạt động phát triển kinh tế. Nếu tuyến đê biển Vũng Tàu – Gò Công được xây dựng, có thể sẽ làm cho chất lượng nước vùng hạ du lưu vực sông Sài Gòn – Đồng Nai nói chung và chất lượng nước vùng vịnh Gành Rái nói riêng trở lên nghiêm trọng hơn. Vì vậy trong các chương tiếp theo tác giả tiếp tục thiết lập mô hình để đánh giá sự ảnh hưởng của tuyến đê biển tới chất lượng nước vùng này.

Một phần của tài liệu nghiên cứu tác động của đê biển vũng tàu gò công đến chất lượng nước vịnh gành rái (Trang 35 - 39)