Miền tính mô hình Chất Lượng Nước

Một phần của tài liệu nghiên cứu tác động của đê biển vũng tàu gò công đến chất lượng nước vịnh gành rái (Trang 70 - 72)

III IV V VI VII V IX X XI XII Năm 1 Trị

Chương 3 ỨNG DỤNG MÔ HÌNH EFDC ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG NƯỚC VỊNH GÀNH RÁ

3.6.1 Miền tính mô hình Chất Lượng Nước

Miền tính của mô hình chất lượng nước là phần hạ du sông Sài Gòn – Đồng Nai, được giới hạn từ trạm thủy văn Phú An trên Sông Sài Gòn, Trạm thủy văn Biên Hòa trên sông Đồng Nai đến tuyến đê biển dự kiến xây dựng nối Gò Công với Vũng Tàu.

Mô hình được xây dựng với 4317 ô lưới, với 3 layer, bước thời gian tính toán là 2 giây.

Hình 3-15. Miền mô hình chất lượng nước 3.6.2 Thiết lập điều kiện biên cho mô hình chất lượng nước

- Biên lưu lượng tại Biên Hòa và Phú An là số liệu được lấy từ kết quả của mô hình thủy lực đã xây dựng ở trên.

- Biên Thị Vải và Vàm Cỏ là lưu lượng trung bình tháng, giống với biên đã thiết lập trong mô hình thủy lực.

- Biên mực nước tại Vũng Tàu cũng được giữ nguyên so với mô hình thủy lực đã được hiệu chỉnh và kiểm định ở trên.

Vị trí biên tính toán cho mô hình chất lượng nước được thể hiện trong Hình 3-16.

Hình 3-16 Vị trí biên tính toán trong mô hình chất lượng nước

Với mô hình chất lượng nước, ngoài các yếu tố cần thiết lập như với mô hình thủy lực thì còn phải đưa vào trong mô hình quá trình biến đổi nhiệt độ nước, quá trình biến đổi của các yếu tố khí hậu như gió, mưa, độ ẩm, bức xạ mặt trời… Các yếu tố này có ảnh hưởng tới nhiều quá trình diễn ra trong nước như: quá trình hòa

tan oxy vào nước, quá trình quang hợp của thực vật trong nước... vì vậy chúng có tác động lớn đến sự biến đổi của chất lượng nước.

Tại mỗi biên tính toán cần đưa quá trình biến đổi các yếu tố chất lượng nước như DO, hợp chất của Nitơ, photpho, hợp chất cacbon theo thời gian.

Một phần của tài liệu nghiên cứu tác động của đê biển vũng tàu gò công đến chất lượng nước vịnh gành rái (Trang 70 - 72)