2.1. Giới thiệu về ngân hàng TMCP Sài Gòn- Hà Nội SHB chi nhánh Thăng Long 28 1. Lịch sử hình thành và phát triển
2.1.3. Kết quả hoạt động kinh doanh
2.1.3.2. Tình hình huy động vốn
Bảng 1 Tình hình huy động vốn giai đoạn 2018-2020 Đơn vị: tỷ đồng 2018 2019 2020 Chênh lệch
19/18
Chênh lệch 20/19 Số
tiền
Tỷ lệ (%)
Số tiền
Tỷ lệ (%) Phân theo đối tượng
huy động 1. Tiền gửi doanh
nghiệp
1988 3186 2269 1198 60.26 (917) (28.78)
KKH 456 822 512 366 80.26 (310) (37.71)
Có KH dưới 12 tháng
1167 1724 1303 557 47.73 (421) (24.42)
Có Kh trên 12 tháng 325 598 416 273 84 (182) (24.42)
Tiền gửi đảm bảo 40 42 38 2 5 (4) (9.52)
thanh toán 2. Tiền gửi của
cư dân
2346 4778 3311 2432 103.67 (1467) (26.78)
Tiền gửi tiết kiệm 2196 4358 3191 2162 98.45 (1167) (26.78)
KKH 550 1480 880 930 169.09 (600) (40.54)
Có KH dưới 12 tháng
1421 2260 1886 839 59.04 (374) (16.55)
Có kh trên 12 tháng 225 618 425 393 174.67 (193) (31.23) Phát hành công cụ
nợ
150 120 120 (30) (20) 0 0
3. Tiền vay TCTD
350 150 250 (200) (57.14) 100 66.67
Phân theo cơ cấu tiền gửi
VND 4026 6796 4838 2770 68.8 (1958) (28.81)
NGOẠI TỆ 658 1018 992 360 54.71 (26) (2.55)
TỔNG HUY ĐỘNG 4684 7814 5830 3130 66.82 (1984) (25.39) (Nguồn: Báo cáo kết quả huy động của SHB Thăng Long) Hoạt động huy động vốn của SHB Thăng Long đã có những thành tựu nhất định. Đối với huy động vốn từ khách hàng doanh nghiệp: trong năm 2020, số dư huy động vốn từ KHDN của SHB Thăng Long có sự sụt nhẹ so với năm trước chủ yếu là do: Năm 2019 là năm tập trung rút vốn giải ngân nguồn Điện Mặt Trời Xuân Thiện- Ninh Thuận (đến cuối năm 2020, số dư còn lại trên tài khoản của hai khách hàng này là 449 tỷ VND, giảm 84% so với năm 2019)
Đối với huy động vốn từ dân cư: bám sát diễn biến lãi suất trên thị trường và trên cơ sở chỉ đạo của HSC, SHB Thăng Long đã triển khai hiệu quả các chương trình/sản phẩm huy động vốn của HSC, chủ động đưa ra các biện pháp nhằm đẩy mạnh huy động vốn dân cư thông qua các chương trình marketing, khuyến mại cho khách hàng, chương trình thi đua huy động vốn trong nội bộ Chi Nhánh, thực hiện tốt chính sách chăm sóc khách hàng cá nhân. Kết quả là đến hết 31/12/2019, số dư huy động vốn từ dân cư của Chi Nhánh đạt 446,5 tỷ VND, hoàn thành 117% kế
hoạch được giao, tăng trưởng 243% so với năm 2019.
Năm 2020, tiền từ hoạt động kinh doanh, vốn trái phiếu của các khách hàng như EVN, tập đoàn Xuân Thiện đều qua tài khoản tiền gửi tại SHB Thăng Long nên so với 2019 thì tình hình huy động của SHB Thăng Long không bị biến động nhiều.
Tổng số dư huy động vốn của Chi Nhánh đến cuối năm 2020 đạt 5830 tỷ VND, giảm 25.39% so với 2019. Các hình thức huy động từ vay TCTD phát hành công cụ nhận nợ đều đã giảm từ 2019, 2020 từ đó thấy được năng lực huy động vốn từ KH của Chi nhánh đang tăng lên. Số tiền huy động chủ yếu là từ loại tiền gửi có kỳ hạn dưới 12 tháng đây là nguồn vốn ngắn hạn của ngân hàng, tuy nhiên ngày nay cũng cần quan tâm tới tiền gửi không kỳ hạn. Khối lượng tiền gửi KKH càng nhiều thì càng thể hiện được thái độ tin tưởng của KH đối với công nghệ dịch vụ đi kèm trong thời buổi công nghệ số ngân hàng như hiện nay. Đây là nguồn vốn giá rẻ cho ngân hàng tuy nhiên chi nhánh Thăng Long chưa làm thật sự tốt việc khai thác nguồn vốn này qua việc tỷ lệ tiền gửi không kỳ hạn vẫn chưa ở mức cao so với các chi nhánh khác trong hệ thống và so với các chi nhánh cùng quy mô của các ngân hàng khác.
Mức huy động tiền gửi KKH mới ở mức hơn 2000 tỷ cả tính cả KHDN và KH cá nhân tương đương với khoảng 25% tổng huy động. Chi nhánh cần nâng cao cải thiện chất lượng dịch vụ của loại tiền gửi KKH để có thể đáp ứng KH tốt hơn.
2.1.3.3. Tình hình sử dụng vốn
Bảng 2 Cho vay theo ngành nghề tính đến cuối 2020
Ngành Số tiền cho vay ( Triệu vnd )
Thương mại công nghiệp nặng 139.998
Thương mại công nghiệp nhẹ 250.029
Dịch vụ 170.024
Công nghiệp nặng 4507
Năng lượng 189.033
Xây dựng 99.363
Vận tải, kho bãi 8623
(Nguồn: Báo cáo cho vay của SHB Thăng Long cuối năm 2020)
Năm 2019 là một năm tương đối thắng lợi của hệ thống SHB nói chung và SHB Thăng Long nói riêng. Dư nợ tính đến cuối năm 2019 tăng 28.19% so với
2018 tương ứng là 2030 tỷ. Để có được điều này, trong năm 2019 SHB Thăng Long có các khoản vay của tập đoàn Xuân Thiện –Ninh Thuận, Xuân Thiện- Thuận Bắc phục vụ cho xây dựng các công trình năng lượng điện tái tạo từ mặt trời. Sang đến năm 2020, chịu ảnh hưởng chung của dịch COVID 19 cùng với đó là các dự án điện mặt trời EASUP tất toán chuyển sang phát hành trái phiếu, các dự án bất động sản tất toán hồ sơ nên dư nợ 2020 giảm 15.04% so với 2019. Nhưng nhìn chung tình hình kinh doanh mảng tín dụng truyền thống của chi nhánh vẫn rất khả quan.
Bên cạnh việc bám sát các Dự án đã được Hội sở chính SHB chấp thuận tham gia đồng tài trợ, trong thời gian qua SHB Thăng Long đã nỗ lực xây dựng và phát triển nền tảng khách hàng vay tín nhiệm trong các lĩnh vực, ngành trọng yếu (năng lượng, bất động sản… ) như Tổng Công ty thăm dò và khai thác dầu khí, Công ty CP Him Lam, Dự án nhà máy thủy điện Sơn La, Tập Đoàn Xuân Thiện, Tổng công ty dệt may Việt Nam…
Đối với tín dụng bán lẻ, Chi Nhánh đã tích cực đẩy mạnh các hình thức cho vay cầm cố sổ tiết kiệm và giấy tờ có giá, cho vay mua/sửa chữa nhà ở, cho vay lương và vay thấu chi với cán bộ Chi Nhánh, triển khai thí điểm sản phẩm thẻ tín dụng quốc tế đối với khách hàng là cán bộ Chi Nhánh. SHB Thăng Long đã triển khai đồng bộ các sản phẩm hiện có của SHB như cho vay cầm cố giấy tờ có giá và sổ tiết kiệm, cho vay thế chấp lương đối với cán bộ , vay thấu chi, phát hành thẻ tín dụng, cho vay sửa chữa nhà, tiêu dùng; đặc biệt không phát sinh nợ xấu trong hoạt động bán lẻ với phương châm ‘chất lượng hơn số lượng’, nên việc tăng trưởng dư nợ bán lẻ theo kế hoạch còn ở mức thấp
2.1.3.1. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Chi Nhánh giai đoạn 2018-2020
Bảng 3 báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh chi nhánh Thăng Long giai đoạn 2018-2020
Đơn vị: triệu vnd 2018 2019 2020 Chênh lệch 19/18 Chênh lệch 20/19
Số tiền Tỷ lệ (%)
Số tiền Tỷ lệ (%) TN lãi 590710 877650 628410 286940 48.57 (249240) (28.4) CP lãi và các CP
tương tự
(534030) (783370) (555440) (249340) (46.69) 227930 (29.09)
TN lãi thuần 56680 94280 72970 37600 66.34 (21310) (22.6) TN từ HĐ DV 17690 22470 19310 4780 27.02 (3160) (14.06)
CP HĐ DV (7850) (10120) (8430) (2270) 28.82 1690 (16.7) Lãi thuần từ HĐ DV 9840 12350 10880 2510 25.51 (1470) (11.9) Lãi thuần từ HĐ khác 7250 10120 9760 2870 39.59 (360) (3.56) CP hoạt động (5557) (7960) (6757) (2403) 43.24 1203 (15.11) LNT từ HĐKD 1802 3715 2604 1913 106.16 (1111) (29.9)
CPDPRR (6670) (13580) (7500) (6910) 103.6 6080 (44.77) LNTT 11530 23170 18540 11640 100.95 (463) (19.98) CP THUẾ TNDN 2880 5790 4630 2910 101.04 (116) (20.03) LNST 8650 17308 13091 8073 100.92 (3407) (19.97) (Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của SHB Thăng Long)
Từ bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, thấy được kết quả kinh doanh của chi nhánh ở mức khả quan. Năm 2019 thu nhập từ lãi tăng xấp xỉ 287 tỷ so với 2018 tương đương 48.57%. Lãi từ các hoạt động dịch vụ đều tăng so với 2018. Tuy nhiên bước sang 2020 đối mặt với nhiều thách thức, trong đó lớn nhất là đại dịch COVID toàn cầu đã kéo theo sự suy giảm về kinh tế. Nhưng Việt Nam vẫn nổi lên như điểm sang với tốc độ tăng trưởng kinh tế dương nên cũng giảm bớt phần nào sự tụt dốc của nền kinh tế. Bởi vậy, các chỉ số trên báo cáo năm 2020 đều giảm so với 2019 là điều tất yếu khách quan. Các chỉ tiêu đều giảm nhưng số lượng giảm không ở mức báo động khi giai động giảm quanh mức 30%. Nếu tính mức chung của ngành và toàn hệ thống thì mức giảm này ở ngưỡng chấp nhận được, bởi yếu tố khách quan là chủ yếu, lãnh đạo chi nhánh đã cố gắng điều chỉnh hoạt động để vẫn
dạt mức tốt nhất giữa tình hình khó khan của năm 2020. Hàng loạt các doanh nghiệp phá sản, giải thể, các ngân hàng phải tái cơ cấu lại nợ đảm bảo sự ổn định của hê thống. SHB Thăng Long đã giữ được mức phát triển tốt trong năm 2020, đây là tín hiệu khả quan làm tiền đề triển khai các kế hoạch kinh doanh 2021 trong tình hình dịch bệnh vẫn còn đang diễn biến phức tạp.