CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY BÁN LẺ TẠI NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM - CHI NHÁNH TUYÊN
2.2. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG BÁN LẺ TẠI NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM - CHI NHÁNH TUYÊN QUANG
2.2.5. Kết quả hoạt động cho vay bán lẻ
Theo kết quả bảng số liệu 2.10 ta thấy tổng dư nợ cho vay bán lẻ của Vietcombank Tuyên Quang chiếm tỷ trọng tương đối và có sự tăng trưởng trong những năm qua, tuy nhiên tốc độ tăng trưởng chậm dần.
Bảng 2.10: Tình hình dƣ nợ cho vay bán lẻ tại Vietcombank Tuyên Quang giai đoạn 2018-2020
Đơn vị tính: Tỷ đồng
Chỉ tiêu Năm
2018
Năm 2019
Năm 2020
2019/2018 2020/2019 +/- % +/- % Tổng dư nợ cho vay 862 1.065 1.251 203 23,5 186 17,5 Dư nợ cho vay bán lẻ 554 702 831 148 26,7 129 18,4 Tỷ trọng dư nợ cho vay
bán lẻ /Tổng dư nợ (%) 64,3 65,9 66,4
(Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh năm 2018-2020) Ta có thể thấy rõ hơn cơ cấu dư nợ cho vay bán lẻ trong tổng dư nợ của Vietcombank Tuyên Quang qua biểu đồ sau:
Biểu đồ 2.4: Dƣ nợ cho vay bán lẻ và tổng dƣ nợ cho vay tại Vietcombank Tuyên Quang giai đoạn 2018-2020
Đơn vị tính: Tỷ đồng
(Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh năm 2018-2020) Năm 2018 dư nợ cho vay bán lẻ đạt 554 tỷ đồng, chiếm 64,3%. Sang đến năm 2019 con số này là 702 tỷ và chiếm 65,9%, tăng 26,7% so với năm 2018; Năm
.0 200.0 400.0 600.0 800.0 1000.0 1200.0 1400.0
Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020 554.0
702.0
831.0 862.0
1065.0
1251.0
Dư nợ cho vay bán lẻ Tổng dư nợ cho vay
2020 dư nợ cho vay bán lẻ là 831 tỷ đồng và chiếm 66,4% trong tổng dư nợ, tỷ trọng này có cao hơn năm 2019 nhưng tốc độ tăng dư nợ cho vay bán lẻ của năm 2020 (18,4%) lại thấp hơn so với năm 2019 (26,7%). Nguyên nhân một phần là do có sự chặt chẽ hơn trong công tác thẩm định và giải ngân, dẫn đến tình trạng một số khách hàng không đáp ứng được yêu cầu về tài sản đảm bảo, điều kiện chứng từ giải ngân đã không được chấp nhận. Tuy nhiên đây cũng là cơ hội để Vietcombank Tuyên Quang hoàn thiện, nâng cao công tác quản trị rủi ro, đảm bảo kinh doanh hiệu quả và an toàn cho Chi nhánh. Một nguyên nhân nữa là do cuối năm 2019 và trong năm 2020 dịch Covid 19 bùng phát và diễn biến phức tạp làm ảnh hưởng đến nhu cầu vay vốn của khách hàng cũng như hoạt động cấp tiền vay của ngân hàng.
- Dư nợ cho vay cá nhân theo mục đích vay:
Cho vay bán lẻ phân theo mục đích vay được thể hiện ở Bảng 2.11:
Bảng 2.11: Dƣ nợ cho vay bán lẻ theo mục đích vay tại Vietcombank Tuyên Quang giai đoạn 2018-2020
Đơn vị tính: Tỷ đồng
Chỉ tiêu
Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020 Dƣ nợ Tỷ trọng
(%) Dƣ nợ Tỷ trọng
(%) Dƣ nợ Tỷ trọng (%)
Cho vay SXKD 131,9 23,8 165,0 23,5 222,7 26,8
Cho vay mua ô tô 17,7 3,2 35,8 5,1 43,2 5,2
Cho vay nhu cầu nhà ở, BĐS 161,2 29,1 202,9 28,9 246,0 29,6 Cho vay tiêu dùng 153,5 27,7 180,4 25,7 201,9 24,3
Cho vay cầm cố GTCG 57,1 10,3 67,4 9,6 70,6 8,5
Cho vay khác 32,7 5,9 50,5 7,2 46,5 5,6
Tổng dƣ nợ cho vay bán lẻ 554 100 702 100 831 100 (Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh năm 2018-2020) Tỷ trọng cho vay mua nhà, sửa nhà, mua BĐS trên tổng cho vay bán lẻ chiếm tỷ trọng cao nhất. Năm 2018 dư nợ cho vay nhu cầu nhà và BĐS là 161,2 tỷ đồng, tương ứng tỷ trọng 29,1%. Năm 2019 dư nợ cho vay nhu cầu nhà và BĐS đạt
202,9 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 28,9%; tăng lên 41,7 tỷ đồng tương ứng 25,8% so với năm 2018. Với sản phẩm vay mua nhà và BĐS có hạn mức tín dụng lớn, thời hạn cho vay dài đã giúp Vietcombank Tuyên Quang đẩy mạnh dư nợ cho vay bán lẻ theo sản phẩm này trong năm 2020 lên 246 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 29,6% với tốc độ tăng trưởng là 21,2% so với năm 2019.
Cho vay tiêu dùng chiếm tỷ trong cao thứ hai trong các khoản mục cho vay bán lẻ nhưng tỷ trọng lại giảm dần qua các năm. Năm 2018 cho vay tiêu dùng đạt mức 153,5 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 27,7%; Năm 2019 dư nợ cho vay tiêu dùng đạt 180,4 tỷ đồng, tăng lên 27 tỷ đồng so với năm 2018 nhưng tỷ trọng giảm xuống còn 25,7%. Đến năm 2020, dư nợ cho vay tiêu dùng đạt mức 201,9 tỷ đồng, tỷ trọng tiếp tục giảm chỉ còn 24,3%; mức tăng so với năm 2019 là 21,5 tỷ đồng với tỷ lệ tăng 11,9%.
Dư nợ cho vay theo mục đích SXKD chiếm tỷ trọng cao thứ ba và tăng qua các năm. Năm 2018 khoản mục dư nợ này đạt mức 131,9 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 23,8%%. Đến năm 2019, khoản mục này tiếp tục tăng 33,1 tỷ đồng, đạt mức 165 tỷ đồng, tỷ trọng gia tăng trong tổng dư nợ cho vay bán lẻ, chiếm tỷ trọng 23,5%, tỷ lệ tăng so với năm 2018 là 25,1%. Năm 2020 khoản mục này tiếp tục tăng, đạt mức 222,7 tỷ đồng, tăng so với năm 2019 là 57,7 tỷ đồng, tương ứng tỷ lệ tăng là 35%, tỷ trọng trong tổng dư nợ cho vay bán lẻ cũng tăng lên đạt 26,8%.
Sản phẩm cho vay cầm cố GTCG: Giấy tờ có giá mà Vietcombank Tuyên Quang nhận cầm cố là trái phiếu Chính phủ, tín phiếu kho bạc, kỳ phiếu, trái phiếu, sổ tiết kiệm, chứng chỉ tiền gửi, tài khoản tiền gửi có kỳ hạn do Vietcombank và các tổ chức tín dụng khác phát hành. Với mức cho vay hợp lý và lãi suất hấp dẫn đã khuyến khích nhu cầu khách hàng vay vốn cầm cố GTCG tại Vietcombank Tuyên Quang. Tuy nhiên, dư nợ đối với sản phẩm này còn hạn chế. Cụ thể, năm 2018 dư nợ cho vay cầm cố GTCG tại Vietcombank Tuyên Quang chỉ đạt mức 57,1 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 10,3%. Năm 2019 tăng so với năm 2018 là 10,3 tỷ đồng và tỷ trọng giảm xuống còn 9,6%. Năm 2020 mức tăng cũng chỉ là 3,2 tỷ tương ứng 4,8% so với năm 2019 và tỷ trọng giảm xuống còn 8,5%.
Đối với dư nợ cho vay mua ô tô: Theo bảng 2.11 ta thấy dư nợ cho vay mua tô tô từ 2018-2020 tuy chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng dư nợ cho vay bán lẻ nhưng có xu hướng tăng trưởng, đặc biệt năm 2019 tỷ trọng vay mua ô tô tăng lên với tốc độ rất cao, dư nợ chiếm tỷ trọng 5,1%; đến năm 2020 tiếp tục tăng, chiếm tỷ trọng 5,2%. Nguyên nhân là do hiện nay với xu thế phát triển và hội nhập, thu nhập ngày càng tăng, một số cá nhân mua để phục vụ cho nhu cầu cá nhân và gia đình. Mặt khác, các doanh nghiệp nhỏ và vừa cũng tăng đầu tư đáp ứng cho nhu cầu kinh doanh của doanh nghiệp.
Cho vay bán lẻ khác: như cho vay tín chấp, an tâm kinh doanh,… trong 3 năm qua có biến động: năm 2018 đạt 32,7 tỷ đồng, sang năm 2019 tăng lên đạt 50,5 tỷ đồng nhưng đến năm 2020 còn 46,5 tỷ đồng.
- Dư nợ cho vay bán lẻ theo thời hạn vay:
Bảng 2.12: Dƣ nợ cho vay bán lẻ theo thời hạn vay tại Vietcombank Tuyên Quang giai đoạn 2018-2020
Đơn vị tính: Tỷ đồng
Chỉ tiêu
Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020 Dƣ nợ Tỷ trọng
(%) Dƣ nợ Tỷ trọng
(%) Dƣ nợ Tỷ trọng (%) Cho vay ngắn hạn 311,3 56,2 395,9 56,4 480,3 57,8 Cho vay trung, dài hạn 242,7 43,8 306,1 43,6 350,7 42,2 Tổng dƣ nợ cho vay bán lẻ 554 100 702 100 831 100
(Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh năm 2018-2020) Xét theo thời hạn cho vay, dư nợ cho vay bán lẻ của Vietcombank Tuyên Quang tập trung chủ yếu tại cho vay ngắn hạn và tăng trưởng qua các năm. Tỷ trọng cho vay ngắn hạn hàng năm đều trên 56% trong tổng dư nợ cho vay bán lẻ; trong đó tốc độ tăng trưởng năm 2019, 2020 lần lượt là 27,2% và 21,3%. Số lượng khoản cho vay ngắn hạn tập trung vào cho vay vốn lưu động đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa và nhu cầu chi tiêu đối với cá nhân.
Đối với cho vay trung, dài hạn, tỷ trọng giảm dần với mức nhẹ, từ 43,8%
trong năm 2018 xuống còn 43,6 trong năm 2019 và tiếp tục giảm còn 42,2% trong năm 2020. Mặc dù tỷ trọng cho vay trung, dài hạn giảm nhưng quy mô cho vay vẫn tăng lên. Năm 2019 tăng 63,4 tỷ đồng so với năm 2018, tương đương tăng 26,1%
so với năm 2018; Năm 2020 tăng 44,6 tỷ đồng tương ứng 14,6% so với năm 2019.
- Dư nợ cho vay bán lẻ theo hình thức bảo đảm tiền vay:
Bảng 2.13: Dƣ nợ cho vay bán lẻ theo hình thức bảo đảm vay tại Vietcombank Tuyên Quang giai đoạn 2018-2020
Đơn vị tính: Tỷ đồng
Chỉ tiêu
Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020 Dƣ nợ Tỷ trọng
(%) Dƣ nợ Tỷ trọng
(%) Dƣ nợ Tỷ trọng (%) Cho vay có TSĐB 455,9 82,3 586,9 83,6 705,5 84,9 Cho vay không có TSĐB 98,1 17,7 115,1 16,4 125,5 15,1 Tổng dƣ nợ cho vay bán lẻ 554 100 702 100 831 100
(Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh năm 2018-2020) Theo Bảng 2.13: Chi nhánh thực hiện cho vay bán lẻ theo hình thức có tài sản đảm bảo luôn đạt tỷ lệ vượt trội so với không có tài sản đảm bảo, đều này chứng tỏ sự ổn định về tính bền vững trong hoạt động cho vay của ngân hàng. Với mức dư nợ cho vay có tài sản đảm bảo luôn chiếm tỷ trọng trên 82%. Điều này là phù hợp với thực tế trong bất cứ hoạt động kinh doanh nào cũng đòi hỏi mục tiêu cuối cùng của ngân hàng là tối đa hóa lợi nhuận và tối thiểu hóa rủi ro.
2.2.5.2. Thị phần dư nợ cho vay bán lẻ
Thị phần cho vay bán lẻ của Vietcombank Tuyên Quang trong thời gian gần đây được thể hiện qua bảng 2.14.
Qua bảng 2.14 có thể thấy, quy mô tín dụng bán lẻ của Vietcombank Tuyên Quang còn hạn chế hơn so với các ngân hàng khác trên địa bàn. So sánh với một số chi nhánh Ngân hàng TMCP Nhà nước như Vietinbank, Agribank, BIDV ta thấy dư nợ bán lẻ của Vietcombank Tuyên Quang còn khiêm tốn, tuy thị phần có tăng lên nhưng mức vẫn còn thấp. Trong điều kiện khó khăn và cạnh tranh khốc liệt của
ngành ngân hàng, Chi nhánh cần chủ động thực hiện nhiều giải pháp linh hoạt, cạnh tranh lành mạnh, tập trung vốn đẩy mạnh sản xuất kinh doanh, phát triển cho vay tiêu dùng đảm bảo phương châm phát triển an toàn, hiệu quả.
Bảng 2.14: Thị phần dƣ nợ cho vay bán lẻ của các chi nhánh ngân hàng trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang giai đoạn 2018-2020
Đơn vị tính: % STT Chi nhánh NHTM Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020
1 Vietcombank Tuyên Quang 8 9 9
2 BIDV Tuyên Quang 19 18 20
3 Agribank Tuyên Quang 33 34 33
4 Vietinbank Tuyên Quang 23 24 22
5 Các NHTM cổ phần khác 17 15 16
(Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh năm 2018-2020) 2.2.5.3. Tỷ lệ nợ xấu cho vay bán lẻ
Tình hình nợ xấu cho vay bán lẻ của Vietcombank Tuyên Quang trong thời gian gần đây được thể hiện qua bảng 2.15:
Bảng 2.15: Tình hình nợ xấu cho vay bán lẻ tại Vietcombank Tuyên Quang từ 2018-2020
Đơn vị tính: Tỷ đồng
Chỉ tiêu Năm
2018
Năm 2019
Năm 2020
2019/2018 2020/2019 +/- % +/- % Dư nợ cho vay bán lẻ 554 702 831 148 26,7 129 18,4 Nợ xấu cho vay bán lẻ 3,7 4,5 5,7 0,8 21,6 1,2 26,7 Tỷ lệ nợ xấu cho vay bán lẻ (%) 0,67 0,64 0,69
(Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh năm 2018-2020) Bảng 2.15 cho thấy nợ xấu cho vay bán lẻ tăng lên hàng năm: năm 2018 nợ xấu bán lẻ là 3,7 tỷ đồng, sang năm 2019 tăng 0,8 tỷ đồng tương ứng tăng 21,6% so với năm 2018, đến năm 2020 tiếp tục tăng 1,2 tỷ đồng, tương ứng 26,7% so với năm 2019. Mặc dù vậy, tỷ lệ nợ xấu cho vay bán lẻ của Chi nhánh lại biến động
không ổn định qua các năm, tỷ lệ nợ xấu cho vay bán lẻ năm 2018 là 0,67%, sang năm 2019 giảm xuống còn 0,64% nhưng đến năm 2020 lại tăng lên khi đạt mức 0,69%. Như vậy, Vietcombank Tuyên Quang cần phải chú trọng hơn nữa đến công tác thẩm định, kiểm tra giám sát hoạt động cho vay bán lẻ nhằm giảm thiểu tỷ lệ nợ xấu, góp phần nâng cao chất lượng hoạt động cho vay bán lẻ.
2.2.5.4. Thu nhập từ cho vay bán lẻ
Bảng 2.16: Tình hình thu nhập từ cho vay bán lẻ tại Vietcombank Tuyên Quang giai đoạn 2018-2020
Đơn vị tính: Tỷ đồng
Chỉ tiêu Năm
2018
Năm 2019
Năm 2020
2019/2018 2020/2019 +/- % +/- % Tổng thu nhập của Chi
nhánh 146,9 181,7 202,5 34,8 23,7 20,8 11,4
Thu nhập từ cho vay bán lẻ 75,3 93,5 104,8 18,2 24,2 11,3 12,1 Tỷ trọng thu nhập cho vay
bán lẻ/Tổng thu nhập (%) 51,2 51,5 51,8
(Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh năm 2018-2020) Từ bảng số liệu bảng 2.16 cho thấy, thu nhập từ hoạt động cho vay bản lẻ tăng dần qua các năm về số tuyệt đối lẫn tương đối, tỷ trọng thu nhập từ hoạt động cho vay bản lẻ trên tổng thu nhập của Chi nhánh có xu hướng tăng dần qua các năm. Điều đó cho thấy vị trí của hoạt động cho vay bán lẻ trong hoạt động kinh doanh của Chi nhánh, đồng thời cũng thấy được Chi nhánh cũng đã đạt được những kết quả tốt trong việc nâng cao chất lượng cho vay bán lẻ.
Cụ thể: năm 2018, thu nhập từ cho vay bán lẻ là 75,3 tỷ đồng, chiếm 51,2%
tổng thu nhập. Năm 2019, thu nhập từ cho vay bán lẻ tăng 18,2 tỷ đồng so với năm 2019, tỷ trọng thu nhập từ hoạt động cho vay bán lẻ trong tổng thu nhập cũng tăng lên 51,5%. Năm 2020, thu nhập từ cho vay bán lẻ là 104,8 tỷ đồng, chiếm 51,8%
tổng thu nhập. Như vậy, cùng với mức tăng trưởng dư nợ cho vay bán lẻ trong giai đoạn 2018-2020 thì thu nhập từ cho vay bán lẻ cũng tăng trưởng, tỷ trọng tăng trong
tổng thu cho thấy hoạt động cho vay bán lẻ đã được Chi nhánh thực sự chú trọng phát triển.