CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY BÁN LẺ TẠI NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM - CHI NHÁNH TUYÊN
2.3. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY BÁN LẺ TẠI NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƯƠNG TUYÊN QUANG VIỆT NAM - CHI NHÁNH TỈNH TUYÊN QUANG
2.3.1. Những kết quả đạt đƣợc
Trong thời gian từ 2018-2020, hoạt động phát triển cho vay bán lẻ của Vietcombank Tuyên Quang đã đạt được một số kết quả sau:
Thứ nhất, dư nợ tín dụng ngày càng tăng, số lượng khách hàng ngày càng được mở rộng
Có thể thấy rằng, hoạt động cho vay bán lẻ tại Vietcombank Tuyên Quang đang ngày càng phát triển, dư nợ cho vay bán lẻ xu hướng tăng lên qua các năm.
Chỉ trong vòng 3 năm từ năm 2018 đến năm 2020, dư nợ cho vay bán lẻ đã có sự gia tăng đáng kể (tăng 277 tỷ đồng) để đạt mức 831 tỷ đồng tại ngày 31/12/2020.
Đây là một mức tăng trưởng rất đáng ghi nhận, chứng tỏ hoạt động cho vay bán lẻ ngày càng được phát triển, uy tín của Chi nhánh ngày càng được củng cố.
Thứ hai, tỷ lệ nợ xấu luôn ở mức an toàn
Với tỷ lệ nợ xấu ở mức an toàn chứng tỏ bộ phận đảm nhiệm khách hàng bán lẻ hoạt động có hiệu quả và kiểm soát được tỷ lệ này. Điều này cũng chứng tỏ, các cán bộ nhân viên đã thực hiện công tác thẩm định tương đối chặt chẽ, loại bỏ những khách hàng có tư cách, mục đích không tốt. Với những khách hàng có tư cách tốt nhưng gặp khó khăn trong việc chi trả thì các cán bộ đã tìm các biện pháp giúp đỡ khách hàng, thực hiện lại cơ cấu nợ cho hợp lý hơn.
Thứ ba, thu nhập và tỷ trọng thu nhập cho vay bán lẻ tăng
Thu nhập từ hoạt động cho vay bán lẻ tăng lên từ 75,3 tỷ đồng trong năm 2018 lên 104,8 tỷ đồng trong năm 2020. Thu nhập từ cho vay bán lẻ chiếm tỷ trọng trên 50% tổng thu nhập của Chi nhánh, chứng tỏ được vai trò quan trọng của hoạt động cho vay bán lẻ đối với hoạt động kinh doanh của Chi nhánh.
Thứ tư, cho vay bán lẻ góp phần phân tán rủi ro cho ngân hàng
Nếu như trước đây Vietcombank Tuyên Quang chỉ chú trọng tập trung vào cho vay bán buôn thì nhiều năm trở lại đây Chi nhánh chú trọng hơn đến cho vay bán lẻ. Với đặc thù các khoản cho vay cá nhân khá phong phú cả về lãi suất, điều kiện cho vay, thời hạn và phương thức vay Chi nhánh đã thực hiện nguyên tắc phân tán rủi ro, từ đó giảm được áp lực rủi ro trong hoạt động sử dụng vốn.
Bên cạnh đó, phát triển cho vay bán lẻ còn giúp Chi nhánh tối thiểu rủi ro nhờ đa dạng hóa hoạt động kinh doanh. Với đối tượng khách hàng là cá nhân, hộ gia đình với số lượng khách đi vay là khá lớn đã góp phần giúp Chi nhánh phát triển thêm các dịch vụ khác như: Thanh toán tiền mua hàng qua thẻ, dịch vụ ngân hàng tại nhà, internetbanking...làm tăng thêm thu nhập cho Chi nhánh, góp phần quảng bá thương hiệu của Chi nhánh nói riêng và Vietcombank nói chung.
Thứ năm, khách hàng cảm thấy hài lòng một số tiêu chí đánh giá phục vụ đối với hoạt động cho vay bán lẻ như: năng lực phục vụ khách hàng tốt, sản phẩm mang nhiều tiện ích như thời gian cho vay dài, phương thức cho vay đa dạng; khách hàng cảm thấy an tâm khi làm việc cùng ngân hàng. Đây là những giá trị cốt lõi để vừa giữ chân khách hàng trung thành, vừa gia tăng được khách hàng tiềm năng.
2.3.2. Những tồn tại và nguyên nhân 2.3.2.1. Tồn tại
Thứ nhất, dư nợ tín dụng bán lẻ của Vietcombank Tuyên Quang mặc dù có xu hướng tăng nhưng vẫn chưa tương xứng với tiềm năng, và vị thế của Vietcombank. Thương hiệu Vietcombank được ghi nhận và đánh giá cao với nhiều giải thưởng và danh hiệu uy tín trong và ngoài nước. Trong đó, ngân hàng liên tiếp được các tổ chức, định chế tài chính uy tín của khu vực và toàn cầu đánh giá rất cao, được vinh danh ở nhiều hạng mục giải thưởng lớn. Thứ hạng của ngân hàng cũng được nâng tầm khu vực và thế giới, top 50 công ty niêm yết tốt nhất Việt Nam, là đại diện duy nhất của Việt Nam có mặt trong top 1.000 doanh nghiệp niêm yết lớn nhất toàn cầu (thứ hạng 937, tăng tới 159 bậc so với năm 2019, thứ hạng cao nhất từ trước tới nay - theo Forbes); đứng thứ 403 (đứng đầu nhóm ngân hàng tại Việt Nam) trong bảng xếp hạng của The Banker; Top 2 ngân hàng có giá trị thương hiệu
tăng trưởng cao nhất toàn cầu (theo Brand Finance) và là đơn vị có giá trị thương hiệu lớn nhất ngành ngân hàng tại Việt Nam (theo Forbes Việt Nam)… Ở trong nước, Vietcombank lần thứ 7 liên tiếp được vinh danh Thương hiệu Quốc gia; duy trì vị thế và tiếp tục được vinh danh là doanh nghiệp có quy mô nộp ngân sách nhà nước lớn nhất và nộp thuế thu nhập doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam; được Thủ tướng Chính phủ tặng Bằng khen "Doanh nghiệp tiêu biểu vì người lao động"; 5 năm liên tiếp là ngân hàng có môi trường làm việc tốt nhất Việt Nam; là thương hiệu ngân hàng uy tín nhất trên truyền thông 3 năm liên tục, cùng nhiều giải thưởng uy tín khác dành cho các sản phẩm dịch vu về ngân hàng bán lẻ
Thứ hai, số lượng sản phẩm cho vay bán lẻ của Vietcombank Tuyên Quang chưa đa dạng. Chủng loại sản phẩm còn hạn chế mới chỉ gói gọn trong một số sản phẩm chủ yếu. Dư nợ cho vay tập trung chủ yếu là cho vay sản xuất kinh doanh với thời hạn vay ngắn. Trong khi ở thời điểm khó khăn của nền kinh tế, khách hàng muốn được vay vốn trung dài hạn thì số sản phẩm được cho vay trung dài hạn ở Chi nhánh lại rất ít, chỉ áp dụng với sản phẩm mua ô tô hoặc cho vay nhu cầu nhà ở.
Đây là một hạn chế lớn với các sản phẩm tại Chi nhánh.
Thứ ba, nợ xấu cho vay bán lẻ có xu hướng gia tăng: Tốc độ tăng của nợ xấu cho vay năm 2020 so với năm 2019 tăng nhanh hơn tốc độ tăng nợ xấu của năm 2019 so với năm 2018. Điều này ảnh hưởng lớn tới chất lượng của hoạt động cho vay bán lẻ tại Chi nhánh.
Thứ tư, Chất lượng phục vụ chưa cao, tốc độ xử lý còn chậm
Các sản phẩm về tín dụng bán lẻ hiện đang được cung cấp gần như tương đồng nhau giữa các ngân hàng, vì vậy để cạnh tranh được Chi nhánh cần phải tạo sự khác biệt ở sự phục vụ của cán bộ nhân viên. Nhưng một số khách hàng vẫn phàn nàn về chất lượng phục vụ của ngân hàng. Tác phong làm việc của cán bộ, nhân viên tại Chi nhánh vẫn chưa chuyên nghiệp, thái độ phục vụ vẫn chưa nhiệt tình, một số nhân viên còn gây khó chịu cho khách hàng, chưa tạo được hình ảnh đẹp trong mắt khách hàng.
2.3.2.2. Nguyên nhân
a. Nguyên nhân chủ quan
Thứ nhất, hoạt động cho vay bán lẻ tại Chi nhánh chưa thực sự được quan tâm và chú trọng đúng mức. Hiện nay, hầu hết các ngân hàng đều đánh giá cho vay bán lẻ là một thị trường đầy tiềm năng nhưng chưa được chú trọng khai thác. Điều này xuất phát từ đặc điểm của những khoản cho vay bán lẻ là quy mô mỗi hợp đồng nhỏ dẫn đến chi phí tổ chức cho vay cao, chất lượng thông tin của khách hàng thường không cao gây khó khăn cho quá trình thẩm định...
Thứ hai, quy trình thủ tục vay vốn còn rườm rà, phức tạp gây tâm lý e ngại cho khách hàng. Tại Việt Nam, người dân còn chưa quen thuộc với ngân hàng, họ hầu như không thích lệ thuộc vào ngân hàng bởi vì người Việt Nam có tư tưởng dựa vào gia đình, bạn bè và người thân nhiều hơn. Chính vì vậy nếu một bộ hồ sơ được chuẩn bị theo đúng các điều kiện mà khiến cho khách hàng tốn rất nhiều thời gian thì sẽ gây ra tâm lý e ngại cho khách hàng. Tại Chi nhánh, thủ tục vay vốn còn có nhiều bất cập và công tác thẩm định, ra quyết định của cán bộ tín dụng có thể còn mất nhiều thời gian để tìm hiểu thêm về thông tin của khách hàng. Điều này có thể làm mất cơ hội đầu tư của khách hàng, do giá cả trên thị trường biến động thường xuyên, nếu không có quyết định nhanh chóng thì khi giá cả tăng cao, khách hàng sẽ chịu tổn thất và không còn cơ hội để tiêu dùng sản phẩm đó nữa.
Thứ ba, trình độ nhân viên còn hạn chế, thiếu kinh nghiệm. Đa số nhân viên hoạt động cho vay còn trẻ, kinh nghiệm thực tế và kinh nghiệm sống ít nên thực hiện công tác phân tích tín dụng chưa được chính xác.
Thứ tư, công tác quản lý, kiểm tra, giám sát chưa thực sự sát sao, thường xuyên và quyết liệt. Chất lượng kiểm tra, kiểm soát nội bộ còn nhiều bất cập, chưa đáp ứng với sự phức tạp của nội dung kiểm tra tín dụng.
b. Nguyên nhân khách quan
Thứ nhất, về khách hàng: Khu vực dân cư nằm trên địa bàn chi nhánh hoạt động có đặc điểm là quy mô sản xuất, kinh doanh nhỏ; năng lực tài chính không đồng đều dẫn đến khả năng đáp ứng yêu cầu và tiêu chuẩn tín dụng còn thấp. Điều
kiện tài chính của khách hàng bán lẻ là yếu tố mang tính xã hội, không thể được cải thiện trong ngắn hạn nên đã gây khó khăn cho các khách hàng có nhu cầu vay vốn tiếp cận vốn vay của chi nhánh.
Thứ hai, do sự cạnh tranh mạnh mẽ từ các NHTM và các tổ chức tài chính phi ngân hàng khác. Đối thủ cạnh tranh ảnh hưởng khá nhiều đến sự phát triển của từng ngân hàng trong mảng dịch vụ bán lẻ. Áp lực cạnh tranh trong hệ thống ngân hàng ngày càng tăng cao, đối thủ của Vietcombank Tuyên Quang trong hoạt động cho vay bán lẻ vừa lớn về số lượng, vừa mạnh về chất lượng đã tác động tới thị phần tăng trưởng trong hoạt động cho vay bán lẻ tại Vietcombank Tuyên Quang.
Thứ ba, do tác động của dịch Covid 19, tình hình sản xuất kinh doanh ở hầu hết các nhóm ngành đều gặp khó khăn. Nhiều hộ gia đình, doanh nghiệp vừa và nhỏ gặp khó khăn trong SXKD, nhiều khách hàng bán lẻ bị thất nghiệp, thu nhập bị giảm sút.
CHƯƠNG 3