CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÁC QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ XỬ LÝ TÀI SẢN BẢO ĐẢM TIỀN VAY VÀ THỰC TIỄN THI HÀNH TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM – PHÒNG
2.2. Thực trạng pháp luật và thực tiễn thi hành pháp luật về chủ thể tham gia xử lý tài sản bảo đảm tiền vay
Xuất phát từ hợp đồng bảo đảm tiền vay, chủ thể tham gia hoạt động xử lý TSBĐ tiền vay bao gồm: bên nhận bảo đảm, bên bảo đảm. Ngoài ra trong xử lý TSBĐ tiền vay còn xuất hiện bên thứ ba: do bên nhận bảo đảm và bên bảo đảm thỏa thuận bên thứ ba xử lý tài sản hoặc theo pháp luật quy định. Bên thứ ba tham gia quan hệ xử lý TSBĐ trong lĩnh vực ngân hàng có thể là bên quản lý TSBĐ, tổ chức thẩm định giá tài sản hoặc trung tâm bán đấu giá tài sản.
Bên nhận bảo đảm: trong hợp đồng bảo đảm tiền vay, TCTD đóng vai trò chủ nợ. Vốn cho vay của TCTD được bảo đảm bằng tài sản của khách hàng vay vốn. Khi khách hàng vay vốn giao kết hợp đồng tín dụng với BIDV – PGD Lục Ngạn tỉnh Bắc Giang nhằm đáp ứng nhu cầu vay vốn của mình thì trong quan hệ tín dụng này, BIDV - PGD Lục Ngạn là bên nhận bảo đảm.
Khi đến thời hạn thực hiện nghĩa vụ trả nợ hoặc khách hàng có hành vi vi phạm với thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng, TCTD có quyền chấm dứt hợp đồng tín dụng và tiến hành xử lý nợ nhưng phải gửi thông báo chấm dứt việc cho vay và
thu hồi nợ đến khách hàng19. Xử lý TSBĐ tiền vay phát sinh từ mục đích bảo vệ quyền chủ nợ và bảo đảm vốn cho vay của TCTD. Do đó, pháp luật quy định TCTD có một số quyền cụ thể sau trong xử lý TSBĐ nhằm bảo toàn vốn cho vay và quyền lợi của TCTD:
- Quyền đối kháng với người thứ ba: tại Điều 297 BLDS năm 2015 quy định:
“1. Biện pháp bảo đảm phát sinh hiệu lực đối kháng với người thứ ba từ khi đăng ký biện pháp bảo đảm hoặc bên nhận bảo đảm nắm giữ hoặc chiếm giữ tài sản bảo đảm.
2. Khi biện pháp bảo đảm phát sinh hiệu lực đối kháng với người thứ ba thì bên nhận bảo đảm được quyền truy đòi tài sản bảo đảm và được quyền thanh toán theo quy định tại Điều 308 của Bộ luật này và luật khác có liên quan”.
Đăng ký biện pháp bảo đảm đối với TSBĐ nhằm gia tăng thêm khả năng phát mại tài sản thành công, xử lý nợ của TCTD. Việc đăng ký tài sản theo quy định pháp luật bảo vệ quyền của bên nhận bảo đảm đối với tài sản của bên bảo đảm, tránh việc bên bảo đảm trốn tránh trách nhiệm giao TSBĐ tiền vay cho ngân hàng xử lý khi rơi vào trường hợp xử lý TSBĐ. Bởi khi đăng ký TSBĐ tiền vay đã có chứng nhận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về việc tài sản của bên bảo đảm được xử lý để thu hồi nợ cho TCTD.
Theo Điều 308 BLDS năm 2015, quyền ưu tiên của bên nhận bảo đảm (TCTD) càng được củng cố khi tài sản được đăng ký biện pháp bảo đảm và xảy ra các trường hợp xử lý TSBĐ tiền vay, TCTD được quyền truy đòi tài sản và ưu tiên thanh toán nợ. Yoram Keinan (trích dẫn trong TS. Đoàn Thị Phương Diệp và ThS. Lưu Minh Sang, 2021) khi nhận xét về “sự phát triển của giao dịch bảo đảm” trong pháp luật Hoa Kỳ cho rằng Bộ luật Thương mại thống nhất Hoa Kỳ - Uniform Commercial Code 9 đề cao “quyền ưu tiên của một chủ nợ có bảo đảm trên các chủ nợ không có bảo đảm” qua việc đăng ký giao dịch bảo đảm. Đây chính là điểm gặp gỡ trong quyền
19 Khoản 1 Điều 21 Thông tư số 39/2016/TT-NHNN của Ngân hàng Nhà nước quy định về hoạt động cho vay của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đối với khách hàng.
ưu tiên của bên nhận bảo đảm giữa pháp luật Việt Nam và pháp luật Hoa Kỳ nhằm bảo vệ tối ưu quyền của chủ nợ hay chính là bên nhận bảo đảm.
- Quyền thu giữ tài sản bảo đảm:
Quyền thu giữ TSBĐ của TCTD được quy định tại Điều 7 Nghị quyết số 42/2017/QH14 của Quốc hội về thí điểm xử lý nợ xấu của các TCTD. Nghị quyết đặt ra quy định riêng về quyền thu giữ TSBĐ, xuất phát từ thực tiễn các TCTD gặp khó khăn trong việc thu hồi TSBĐ để xử lý do nguyên nhân cá nhân, tổ chức vay vốn không thiện chí, tìm cách trốn tránh trong việc giao TSBĐ.
Theo Điều 7 Nghị quyết số 42/2017/QH14 về thí điểm xử lý nợ xấu của các TCTD thì TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, tổ chức mua bán, xử lý nợ xấu có quyền yêu cầu bên bảo đảm, bên cầm giữ TSBĐ phải giao TSBĐ kèm theo đầy đủ giấy tờ, hồ sơ pháp lý của tài sản đó. TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, tổ chức mua bán, xử lý nợ xấu được thực hiện quyền thu giữ tài sản bảo đảm khi đáp ứng đầy đủ các điều kiện tại Khoản 2 Điều 7 Nghị quyết này. TCTD phải trực tiếp thu giữ hoặc ủy quyền thu giữ nhưng chỉ ủy quyền cho công ty quản lý nợ và khai thác tài sản thuộc TCTD đó20. Việc quy định điều khoản về quyền thu giữ TSBĐ tiền vay trong Nghị quyết số 42/2017/QH14 đã khẳng định quyền chủ nợ của ngân hàng và tạo căn cứ pháp lý để các TCTD tiến hành thực thi quyền thu giữ đương nhiên của mình. Quyền thu giữ là quyền đương nhiên bởi lẽ bên bảo đảm đã thỏa thuận dùng tài sản của mình để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ thì TCTD hoàn toàn có quyền thu giữ tài sản khi đủ điều kiện thu giữ để xử lý nợ. Thêm vào đó, thu hồi nợ phụ thuộc vào việc xử lý TSBĐ tiền vay thành công hay không. Nếu khách hàng không thiện chí, cố ý kéo dài thời gian xử lý thì tổn thất càng gia tăng đối với TCTD như chi phí xử lý tài sản, khấu hao tài sản, giá trị thị trường làm cho giá trị TSBĐ sụt giảm.
Việc thu giữ TSBĐ tiền vay còn có sự tham gia phối hợp của cơ quan Công an và Ủy ban Nhân dân cấp xã nơi TSBĐ tiền vay bị tiến hành thu giữ. Hai cơ quan này tham gia quá trình thu giữ tài sản nhằm bảo đảm an ninh, trật tự xã hội, tránh những trường hợp bên bảo đảm hoặc bên cầm giữ tài sản không phối hợp, gây rối, không chịu hợp tác giao tài sản bảo đảm. Thậm chí nhằm đảm bảo tối đa quyền lợi
20 Khoản 6 Điều 7 Nghị quyết số 42/2017/QH14 về thí điểm xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng.
và đẩy nhanh tốc độ thu hồi tài sản để xử lý nợ, Nghị quyết số 42/2017/QH14 cũng đã quy định đối với trường hợp bên bảo đảm không hợp tác, không có mặt theo thông báo của TCTD, đại diện Ủy ban Nhân dân cấp xã nơi tiến hành thu giữ TSBĐ tham gia chứng kiến và ký vào biên bản thu giữ TSBĐ21. Như vậy, dù bên bảo đảm không có mặt không phải xuất phát từ lý do khách quan, sự kiện bất khả kháng… mà do cố tình không hợp tác trong việc thực hiện nghĩa vụ giao tài sản thì TCTD tiến hành thu giữ tài sản dưới sự bảo đảm, chứng kiến và ghi nhận của cơ quan Nhà nước là Ủy ban Nhân dân cấp xã.
Mặc dù Nghị quyết số 42/2017/QH14 đã ấn định sự tham gia của cơ quan Công an và Ủy ban Nhân dân cấp xã nhưng tính từ thời gian Nghị quyết này có hiệu lực thi hành đến nay, dù đã sắp đến thời hạn hết hiệu lực, Bộ Công an vẫn chưa có văn bản cụ thể hướng dẫn cơ quan Công an các cấp phối hợp hỗ trợ TCTD thực hiện tiến hành thu giữ TSBĐ. Do vậy, quyền thu giữ tài sản của TCTD vẫn chưa được đảm bảo hoàn toàn. Tính hiệu quả của việc hỗ trợ TCTD có thể dựa trên tình cảm cá nhân, thái độ làm việc do chưa có sự ràng buộc pháp lý hay văn bản cấp trên hướng dẫn thi hành đối với sự phối hợp của cơ quan Công an nơi tiến hành thu giữ. Xét về ý nghĩa thực sự của giao dịch bảo đảm, chủ nợ hoàn toàn có quyền được chuyển giao tài sản bảo đảm ngay khi con nợ không thực hiện nghĩa vụ hoặc thực hiện không đúng, nhưng TCTD lại không được quyền cưỡng chế thu hồi nếu không có sự chứng kiến của cơ quan công an và Ủy ban Nhân dân22. Sự tham gia của cơ quan Công an và Ủy ban Nhân dân cấp xã chỉ mang tính chất hỗ trợ chứ không mang tính quyết định bắt buộc để bên vay giao TSBĐ cho các ngân hàng.
Quá trình thu giữ TSBĐ vẫn luôn là một vấn đề nhức nhối. Thực tế trong quá trình thu giữ TSBĐ của BIDV – PGD Lục Ngạn đã xuất hiện những hành động gây rối, trái pháp luật từ phía chủ sở hữu tài sản rất dễ xảy ra do tâm lý bị cưỡng chế phải thu hồi tài sản, mất vốn liếng, tài sản cá nhân, muốn kéo dài thời gian giữ tài sản càng lâu càng tốt. Thêm vào đó, trước khi tiến hành thực hiện thu giữ, BIDV – PGD Lục Ngạn phải đạt các điều kiện thu giữ như điều kiện về trường hợp xử lý TSBĐ, điều
21 Khoản 5 Điều 7 Nghị quyết số 42/2017/QH14 về thí điểm xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng.
22 Điều 7 Nghị quyết số 42/2017/QH14 về thí điểm xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng
kiện về TSBĐ, các trường hợp được áp dụng thu giữ23. Tuân thủ nguyên tắc xử lý nợ xấu tại Nghị quyết số 42/2017/NĐ-CP và Nghị định số 163/206/NĐ-CP, BIDV - PGD Lục Ngạn xử lý TSBĐ dựa trên điều kiện tiên quyết đó chính là hợp đồng bảo đảm tài sản tiền vay, hợp đồng tín dụng đã ký kết với khách hàng24, trong đó thỏa thuận khách hàng đồng ý sử dụng tài sản của mình làm TSBĐ (với những tiêu chí về chất lượng, tên tài sản, vị trí, giá trị tài sản… phù hợp theo khoản vay của khách hàng).
Như vậy, nếu BIDV - PGD Lục Ngạn không thỏa thuận về thế chấp, cầm cố TSBĐ với khách hàng thì không được tiến hành xử lý nợ bằng TSBĐ đó. Về yêu cầu bàn giao và thu giữ TSBĐ được Tổng giám đốc BIDV hướng dẫn tới các chi nhánh bằng Quy định số 7347/QyĐ-BIDV cho thấy được tầm quan trọng của việc thu giữ TSBĐ vì ngân hàng phải nắm giữ được TSBĐ, tạo tiền đề để tiến hành các phương thức xử lý tiếp theo. Quy định này đã hướng dẫn đầy đủ các chi nhánh từ trường hợp xử lý, các điều kiện để áp dụng thu giữ, thẩm quyền ra quyết định thu giữ TSBĐ…
- Quyền định giá tài sản bảo đảm:
Trong bảo đảm tiền vay, khách hàng vay vốn (bên bảo đảm) và TCTD (bên nhận bảo đảm) có thể thỏa thuận cùng nhau định giá TSBĐ hoặc thông qua tổ chức định giá do hai bên lựa chọn; trong trường hợp không thỏa thuận được, hai bên tiến hành định giá tài sản thông qua tổ chức định giá tài sản căn cứ theo khoản 1 Điều 306 BLDS năm 2015.
TCTD, tổ chức định giá tài sản bảo đảm trong lĩnh vực tín dụng ngân hàng ngoài áp dụng các văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh về giao dịch bảo đảm dân sự chung, bảo đảm tiền vay mà còn cần xem xét cả những văn bản quy định nội bộ của tổ chức tín dụng về thẩm định giá của TSBĐ. Trước khi quyết định cấp khoản vay cho khách hàng, giai đoạn thẩm định giá TSBĐ cực kỳ quan trọng vì đây là cơ sở để xác định mức cho vay đối với khách hàng và biện pháp cuối cùng để thu hồi vốn vay của TCTD. Như vậy, các ngân hàng và khách hàng vay vốn phải ngồi lại với nhau thỏa thuận giá trị TSBĐ cho khoản vay trên cơ sở các đặc tính của TSBĐ, giá
23 Quy định số 7347/QyĐ-BIDV của Tổng Giám đốc Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam quy định về yêu cầu bàn giao và thu giữ tài sản bảo đảm.
24 Khoản 1 và khoản 2 Điều 15 Quy định số 7347/QyĐ-BIDV của Tổng Giám đốc Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam quy định về yêu cầu bàn giao, thu giữ tài sản bảo đảm.
trị thị trường, giá trị sổ sách, tính thanh khoản, khả năng chuyển nhượng…và phải phù hợp với quy định pháp luật cũng như phù hợp với quy định nội bộ về định giá TSBĐ của ngân hàng, TCTD đó.
Nhằm bảo vệ quyền và lợi ích của bên bảo đảm và bên nhận bảo đảm trong định giá TSBĐ tiền vay, tại khoản 2 và khoản 3 Điều 306 BLDS năm 2015 đưa ra chế tài đối với tổ chức định giá nếu có những hành vi vi phạm định giá sai tài sản gây tổn hại đến quyền lợi hợp pháp của các chủ thể thì phải bồi thường thiệt hại.
- Quyền nhận tiền thanh toán từ xử lý tài sản bảo đảm: đây là quyền đương nhiên của chủ nợ. Trong quan hệ vay vốn, bên vay vốn có nghĩa vụ hoàn trả đầy đủ khoản vay cho chủ nợ. Số tiền các TCTD thu được từ xử lý TSBĐ được thanh toán theo thứ tự như sau: các khoản chi phí cho hoạt động xử lý TSBĐ tiền vay như chi phí về bảo quản, thu giữ, thực hiện xử lý tài sản, nghĩa vụ thuế và nghĩa vụ không có bảo đảm khác25. Trường hợp một TSBĐ thanh toán cho nhiều nghĩa vụ thì số tiền thu được từ việc xử lý TSBĐ sẽ trả cho các bên nhận bảo đảm theo thứ tự ưu tiên thanh toán quy định tại Điều 308 BLDS năm 2015. Theo đó, các giao dịch bảo đảm tiền vay phát sinh hiệu lực đối kháng với người thứ ba được ưu tiên hơn cả.
Giá trị TSBĐ được khấu trừ dần vào chi phí xử lý tài sản, tiền gốc và lãi của khoản nợ. Trường hợp số tiền thu được từ việc xử lý TSBĐ tiền vay sau khi thực hiện xong nghĩa vụ bảo đảm mà còn dư thừa thì số tiền này sẽ được gửi trả lại cho chủ sở hữu tài sản đó – bên bảo đảm. Trường hợp dù đã xử lý hết phần giá trị tài sản nhưng vẫn chưa bù đắp được hết khoản vay thì khách hàng vay vốn có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ hoàn trả nốt phần còn lại cho TCTD theo quy định tại Khoản 3 Điều 307 BLDS năm 2015. Quy định là vậy nhưng trong thực tế khá khó để thực thi, vì khách hàng không có khả năng trả nợ gốc thì TCTD mới phải xử lý TSBĐ nên càng khó để khách hàng hoàn trả nốt phần nghĩa vụ còn lại. Như vậy, quy định pháp luật26 đưa ra chưa phù hợp trong trường hợp này.
25 Điều 12 Nghị quyết số 42/2017/QH14 của Quốc hội về thí điểm xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng.
26 Khoản 3 Điều 307 Bộ luật Dân sự năm 2015.
- Bên cạnh các quyền lợi chính đáng và hợp pháp nêu trên, TCTD phải thực hiện nghĩa vụ thông báo xử lý tài sản trước khi tiến hành xử lý TSBĐ tiền vay cho khách hàng vay vốn theo quy định tại Điều 300 BLDS năm 2015 và Điều 51 Nghị định số 21/2021/NĐ-CP về quy định thi hành BLDS về bảo đảm thực hiện nghĩa vụ.
TCTD có quyền tiến hành thu giữ tài sản để xử lý khoản vay của khách hàng nhưng phải tôn trọng quyền sở hữu của khách hàng đối với TSBĐ. Chủ sở hữu tài sản đương nhiên có quyền được nhận thông báo về việc tài sản của mình bị thu hồi để xử lý nợ.
Khi ngân hàng buộc phải xử lý TSBĐ để thu hồi khoản vay của khách hàng, tại BIDV – PGD Lục Ngạn, cán bộ tín dụng phụ trách hợp đồng tín dụng đó sẽ thông báo tới khách hàng qua dịch vụ bưu chính, gọi điện trực tiếp, gửi email… để khách hàng nắm bắt được tình hình và phối hợp xử lý TSBĐ với ngân hàng.
Thời hạn thông báo xử lý tài sản thực hiện đúng với thỏa thuận các bên trong hợp đồng tín dụng hoặc hợp đồng bảo đảm tiền vay. Đối với trường hợp không thỏa thuận thời hạn thông báo, TCTD trước khi thu giữ phải thông báo với bên bảo đảm trước ít nhất 10 ngày đối với động sản và 15 ngày đối với bất động sản27. Thực tế TSBĐ tiền vay rất phong phú và đa dạng. Khách hàng có thể bảo đảm khoản vay bằng tài sản là động sản, bất động sản miễn tài sản đó không thuộc các trường hợp pháp luật cấm giao dịch, đồng thời có khả năng chuyển nhượng, thanh khoản cao và đáp ứng các yêu cầu của các TCTD. Các nhà làm luật đã dự liệu trường hợp TSBĐ có thể bị hư hại, giảm sút hoặc mất giá trị nếu không được xử lý kịp thời, căn cứ khoản 1 Điều 300 BLDS năm 2015 quy định bên nhận bảo đảm được phép tiến hành xử lý tài sản ngay nhằm bảo toàn giá trị TSBĐ nhưng đồng thời vẫn phải thực hiện thông báo với bên bảo đảm và các bên nhận bảo đảm có liên quan khác.
Bên bảo đảm: với vị trí là chủ sở hữu của TSBĐ tiền vay cũng như là bên mang nghĩa vụ bảo đảm đối với TCTD, khách hàng vay vốn có một số quyền là nghĩa vụ cơ bản sau:
- Quyền định giá tài sản bảo đảm: với vai trò là chủ sở hữu tài sản, khách hàng vay vốn có quyền đương nhiên tham gia vào việc định giá tài sản của mình. Để cân
27 Khoản 4 Điều 51 Nghị định số 21/2021/NĐ-CP về quy định thi hành Bộ luật Dân sự về bảo đảm thực hiện nghĩa vụ.