CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÁC QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ XỬ LÝ TÀI SẢN BẢO ĐẢM TIỀN VAY VÀ THỰC TIỄN THI HÀNH TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM – PHÒNG
2.5. Thực trạng pháp luật và thực tiễn thi hành pháp luật về trình tự thủ tục xử lý tài sản bảo đảm tiền vay
2.5.1. Thực trạng pháp luật và thực tiễn thi hành về xử lý tài sản bảo đảm tiền
BLDS Việt Nam quy định chung về trình tự thủ tục xử lý TSBĐ tiền vay phi tố tụng theo các giai đoạn sau:
Giai đoạn 1: Thông báo xử lý tài sản bảo đảm tiền vay
Căn cứ Điều 300 BLDS năm 2015 và Điều 51 Nghị định số 21/2021/NĐ-CP về quy định thi hành BLDS về bảo đảm thực hiện nghĩa vụ, bên nhận bảo đảm trước
khi tiến hành xử lý TSBĐ có trách nhiệm phải thông báo cho bên bảo đảm biết về việc xử lý. Văn bản thông báo về việc xử lý phải đầy đủ các nội dung sau: lý do xử lý; đối tượng bị xử lý (gọi tên chính xác TSBĐ bị xử lý); thời gian và địa điểm xử lý tài sản51. Thời gian và phương thức xử lý được ưu tiên theo thỏa thuận các bên. Nếu không thỏa thuận về thời hạn thông báo thì phải báo trước ít nhất 10 ngày đối với động sản, 15 ngày đối với bất động sản trước ngày xử lý tài sản. Thời hạn thông báo với mỗi loại TSBĐ là khác nhau do đặc tính mỗi loại tài sản dẫn đến việc chuẩn bị thủ tục, các giấy tờ liên quan có độ phức tạp khác nhau. Đối với trường hợp một tài sản được bảo đảm cho nhiều nghĩa vụ được hướng dẫn như sau: đến hạn thực hiện nghĩa vụ của một bên nhận bảo đảm thì bên nhận bảo đảm phải thông báo đến các bên nhận bảo đảm khác, bên bảo đảm và người đang cầm giữ tài sản (nếu có). Hình thức gửi văn bản thông báo cho các bên có liên quan có thể gửi văn bản trực tiếp, qua ủy quyền, dịch vụ bưu chính, phương tiện điện tử, đăng ký thông báo xử lý TSBĐ theo quy định pháp luật về đăng ký biện pháp bảo đảm hoặc các phương thức khác52.
Tuy nhiên một thực tế cho thấy có rất nhiều TCTD gặp khó khăn việc gửi thông báo xử lý cho bên bảo đảm, BIDV - PGD Lục Ngạn cũng gặp vướng mắc này xuất phát từ ý thức trả nợ của khách hàng. Khi rơi vào tình trạng buộc phải xử lý tài sản bảo đảm, các nhóm nợ đa phần là nợ quá hạn, nợ xấu, khách hàng vay vốn biết rõ tình trạng khoản vay, thậm chí là thái độ bất hợp tác với BIDV Lục Ngạn như không chịu liên lạc, di chuyển nơi cư trú liên tục nhằm gây khó khăn trong việc thông báo xử lý TSBĐ. Như vậy, thực tế cho thấy quyền xử lý TSBĐ tiền vay của các TCTD bị ảnh hưởng ngay từ giai đoạn thông báo, bên bảo đảm trốn tránh trách nhiệm bằng nhiều cách để ‘biện hộ” rằng chưa nhận được thông báo từ TCTD như gửi sai địa chỉ… Pháp luật về xử lý TSBĐ tiền vay lại chưa có quy định như đưa ra chế tài nghiêm khắc về tài chính như phạt vi phạm, hoặc mở rộng quyền cho TCTD chỉ cần có bằng chứng chứng minh đã gửi thông báo cho bên bảo đảm và người giữ tài sản để bảo vệ việc thực hiện nghĩa vụ thông báo của TCTD trong trường hợp này để tiến hành xử lý ngay TSBĐ.
51 Khoản 1 Điều 51 Nghị định số 21/2021/NĐ-CP về quy định thi hành Bộ luật Dân sự về bảo đảm thực hiện nghĩa vụ.
52 Khoản 2 và khoản 3 Điều 51 Nghị định số 21/2021/NĐ-CP về quy định thi hành Bộ luật Dân sự về bảo đảm thực hiện nghĩa vụ.
Việc thực hiện thông báo xử lý nợ đồng thời thực hiện nhiệm vụ xác minh tình trạng của bên vay và TSBĐ được Tổng Giám đốc BIDV hướng dẫn tới các chi nhánh để các chi nhánh thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 16 Quy định số 7347/QyĐ- BIDV về yêu cầu bàn giao và thu giữ TSBĐ. Theo đó, cán bộ xử lý nợ liên hệ với khách hàng vay vốn (nếu được) và các bên liên quan (nếu có). Cán bộ xử lý nợ có trách nhiệm thông báo về nghĩa vụ nợ theo hợp đồng tín dụng của khách hàng bao gồm các thông tin như tiền nợ gốc, tiền lãi, lãi quá hạn, lãi phạt phải trả… Tất cả các khoản tiền này được tính đến thời điểm xử lý nợ. Cán bộ tín dụng phối hợp với cán bộ xử lý nợ xác minh tình trạng nhân thân của bên bảo đảm (khách hàng vay vốn), đánh giá về khả năng và thái độ hợp tác trong việc thanh toán nghĩa vụ, đồng thời thay mặt BIDV lắng nghe mong muốn của khách hàng. Tiếp theo, cán bộ xử lý nợ phải xác minh tình trạng của TSBĐ (còn nguyên vẹn hay hư hỏng, khấu hao bao nhiêu…) và kiểm tra tính pháp lý của TSBĐ (xem TSBĐ có thuộc tài sản đang tranh chấp hoặc phải thực hiện thi hành án hoặc đang được giải quyết tại Tòa án).
Trong quá trình tiến hành thu giữ TSBĐ, xử lý nợ, BIDV – PGD Lục Ngạn luôn đảm bảo thực hiện theo quy định nội bộ của ngân hàng. Có thể thấy qua quy định trên, BIDV luôn thể hiện quan điểm tôn trọng khách hàng, bảo đảm quyền lợi của BIDV và khách hàng vay vốn. Việc xác minh tình trạng của khách hàng và TSBĐ là rất quan trọng vì đây là hai nhân tố chính để xử lý nợ. Nhằm tránh việc thực hiện thu giữ, xử lý nợ trái với quy định pháp luật, cán bộ tín dụng phối hợp với cán bộ xử lý nợ PGD Lục Ngạn gửi thông báo về nghĩa vụ nợ quá hạn đến khách hàng, đồng thời tiến hành đánh giá khả năng hợp tác, phối hợp của khách hàng, kiểm tra tình trạng thực tế của TSBĐ như về khả năng sử dụng, vị trí, có thuộc trường hợp đang tranh chấp không… để đánh giá khả năng hoàn trả của TSBĐ, từ đó có phương án xử lý nợ phù hợp.
Giai đoạn 2: Thu giữ tài sản bảo đảm tiền vay
Sau khi hoàn tất việc thông báo xử lý tài sản cho khách hàng và các bên có liên quan khác, khách hàng vay vốn và bên đang giữ tài sản có trách nhiệm giao TSBĐ tiền vay cho TCTD theo quy định tại Điều 301 BLDS năm 2015. Quyền chủ nợ của TCTD lúc này được thực thi thông qua việc thu giữ TSBĐ để thay thế, bù trừ
vào nghĩa vụ trả nợ của khách hàng vay vốn. Khách hàng vay vốn không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ trả nợ cho TCTD thì TCTD với vị thế là chủ nợ trong quan hệ tín dụng, đương nhiên có quyền thu giữ tài sản với những căn cứ bảo đảm đã thỏa thuận trong hợp đồng bảo đảm tiền vay. Tuy nhiên trong thực tế, khách hàng luôn không chịu hợp tác giao tài sản cho ngân hàng xử lý bằng nhiều cách như trốn tránh buổi thu giữ, tạo tranh chấp giả… gây mất thời gian xử lý khoản nợ của ngân hàng. Mặc dù pháp luật cũng đã quy định sự tham gia của cơ quan tư pháp là Tòa án nếu bên bảo đảm hoặc người giữ tài sản bảo đảm không chịu giao tài sản53. Nghị quyết 42/2017/QH14 về thí điểm xử lý nợ xấu của các TCTD cũng đưa ra hướng dẫn cụ thể về sự phối hợp của cơ quan Công an và Ủy ban Nhân dân cấp xã tuy nhiên vẫn rất khó để tiến hành thu giữ TSBĐ của khách hàng vay vốn trong nhiều trường hợp. Quyền thu giữ tài sản của chủ nợ vẫn chưa được pháp luật quy định thực hiện một cách thực sự chính đáng và đương nhiên mặc dù khi giao kết hợp đồng, tài sản bảo đảm là vật được đem ra thay cho giá trị của nghĩa vụ vay nợ trong trường hợp không hoàn trả được khoản nợ.
BIDV đã nhanh chóng cập nhật Nghị quyết số 42/2017/QH14 về thí điểm xử lý nợ xấu để củng cố quyền chủ nợ, gia tăng khả năng xử lý TSBĐ và nợ xấu để giảm dư nợ xấu còn tồn đọng. Quy định số 7347/QyĐ-BIDV về bàn giao, thu giữ TSBĐ được gửi đến các chi nhánh để các chi nhánh BIDV trong đó có BIDV – PGD Lục Ngạn, nắm rõ thực hiện thu giữ TSBĐ. Trước khi thực hiện thu giữ TSBĐ, cán bộ tín dụng phối hợp với cán bộ xử lý nợ (XLN) tại BIDV tiến hành thu thập lại các tài liệu, hợp đồng liên quan đến khoản vay của khách hàng, rà soát lại thông tin khách hàng và khoản vay từ đó đưa ra đánh giá ưu nhược điểm để có phương án xử lý đối với hồ sơ tín dụng/ hồ sơ bảo đảm này. Đồng thời, BIDV Lục Ngạn sẽ thông báo về việc thu giữ với khách hàng và thuyết phục khách hàng tự nguyện giao TSBĐ để tránh ảnh hưởng tới điểm tín dụng của khách hàng.
Việc thu giữ TSBĐ tại BIDV Lục Ngạn không tự phát, không có căn cứ mà đảm bảo hồ sơ tín dụng đó đã đạt đủ các điều kiện thu giữ TSBĐ theo quy định tại khoản 1 Điều 15 Quy định số 7347/QyĐ-BIDV như sau:
53 Điều 301 Bộ luật Dân sự năm 2015.
“1. Biện pháp thu giữ TSBĐ theo Nghị quyết 42 và và các văn bản hướng dẫn, sửa đổi, bổ sung, thay thế (nếu có) được áp dụng khi đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau đây:
a) Khoản nợ được hình thành và xác định là nợ xấu trước ngày 15/8/2017 và khoản nợ được hình thành trước ngày 15/8/2017 và được xác định là nợ xấu trong thời gian Nghị quyết có hiệu lực (trước ngày 15/8/2022).
b) Thuộc trường hợp thu giữ TSBĐ theo Điều 3 Quy định này;
c) Hợp đồng bảo đảm/văn bản sửa đổi, bổ sung Hợp đồng bảo đảm hoặc các văn bản khác (Biên bản làm việc, Biên bản định giá lại,….) có ghi nhận về việc BIDV có quyền thu giữ TSBĐ của khoản nợ xấu khi xảy ra trường hợp xử lý TSBĐ theo quy định của pháp luật;
d) Giao dịch bảo đảm hoặc biện pháp bảo đảm đã được đăng ký theo quy định của pháp luật (áp dụng đối với các trường hợp giao dịch bảo đảm phải đăng ký);
e) Bên bảo đảm không thực hiện, cố tình kéo dài, lẩn tránh việc xử lý TSBĐ;
Bên bảo đảm/Bên giữ tài sản không giao TSBĐ cho BIDV để xử lý theo yêu cầu của BIDV;
f) TSBĐ không phải là tài sản tranh chấp trong vụ án đã được thụ lý nhưng chưa được giải quyết hoặc đang được giải quyết tại Tòa án có thẩm quyền; không bị Tòa án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời; không bị kê biên hoặc áp dụng biện pháp bảo đảm thi hành án theo quy định của pháp luật;
g) BIDV đã hoàn thành nghĩa vụ công khai thông tin thu giữ TSBĐ theo quy định tại Khoản 3 hoặc Khoản 4 Điều 7 Nghị quyết số 42 và được hướng dẫn tại điểm b khoản 1 Điều 22 Quy định này”.
Trong thực tế, cán bộ tín dụng theo dõi hợp đồng tín dụng của khách hàng cá nhân và doanh nghiệp khi được xác định khoản vay là khoản nợ xấu có thể gia hạn thời gian trả nợ và cơ cấu nợ cho khách hàng, tạo điều kiện cho các cá nhân và doanh nghiệp. Đặc biệt là trong giai đoạn bùng nổ Covid-19 từ năm 2019 đến năm 2021, cá nhân và doanh nghiệp gặp khó khăn trong việc trả nợ do tuân thủ Chỉ thị số 16/CT- TTg của Thủ tướng Chính phủ, các cá nhân, hộ gia đình, doanh nghiệp trên toàn tỉnh Bắc Giang và cả nước phải thực hiện giãn cách xã hội để đảm bảo an toàn sức khỏe
và tránh để dịch bệnh bùng phát thêm. Bên cạnh việc Chỉ thị số 16 đem lại kết quả tốt trong kiểm soát dịch bệnh nhưng nền kinh tế bị đình trệ, hoạt động sản xuất – kinh doanh ngừng trong một thời gian dài và cá nhân, doanh nghiệp chưa kịp thích ứng.
Hiểu được những khó khăn của khách hàng, BIDV – PGD Lục Ngạn đưa ra những phương án gia hạn thời hạn trả nợ phù hợp với từng hợp đồng tín dụng (từng khách hàng cụ thể). Tuy nhiên nếu khách hàng không đảm bảo hoặc không còn đủ khả năng trả nợ cả sau thời gian gia hạn, BIDV Lục Ngạn tiến hành thông báo và thu giữ TSBĐ để xử lý khoản nợ. Các điều kiện thu giữ tại khoản 1 Điều 15 Quy định số 7347/QyĐ- BIDV được BIDV cập nhật quyền thu giữ TSBĐ theo Điều 7 Nghị quyết số 42/2017/NĐ-CP. Có thể thấy được BIDV đã nhanh chóng, khẩn trương phổ biến quy định pháp luật mới nhất để hướng dẫn các chi nhánh nói chung và PGD Lục Ngạn nói riêng thực hiện tốt hoạt động thu giữ TSBĐ.
Ngoài ra, BIDV – PGD Lục Ngạn thực hiện đăng tải thông tin công khai về việc thu giữ lên trang chủ của BIDV54 theo điểm a khoản 1 Điều 22 Quy định số 7347/QyĐ-BIDV về bàn giao và thu giữ TSBĐ. Mặc dù quy định còn yêu cầu phải đăng tải thông tin lên website của VAMC đối với các khoản nợ đã bán cho VAMC, nhưng từ năm 2017 BIDV – PGD Lục Ngạn không bán khoản nợ xấu nào cho VAMC nên không cần đăng tải thông tin lên website của VAMC.
Giai đoạn 3: Định giá tài sản bảo đảm tiền vay
Điều 306 BLDS năm 2015 đã đặt ra quy định về định giá TSBĐ trong xử lý TSBĐ như sau:
“1. Bên bảo đảm và bên nhận bảo đảm có quyền thỏa thuận về giá tài sản bảo đảm hoặc định giá thông qua tổ chức định giá tài sản khi xử lý tài sản bảo đảm.
Trường hợp không có thỏa thuận thì tài sản được định giá thông qua tổ chức định giá tài sản.
2. Việc định giá tài sản bảo đảm phải bảo đảm khách quan, phù hợp với giá thị trường.
54 http://bidv.com.vn.
3. Tổ chức định giá phải bồi thường thiệt hại nếu có hành vi trái pháp luật mà gây thiệt hại cho bên bảo đảm, bên nhận bảo đảm trong quá trình định giá tài sản bảo đảm”.
Căn cứ vào khoản 1 Điều 306 BLDS năm 2015, pháp luật ghi nhận hai cách thức định giá cho các chủ thể tham gia trong quan hệ bảo đảm: hai bên cùng thỏa thuận đưa ra mức giá TSBĐ hoặc thông qua tổ chức có chức năng thẩm định giá TSBĐ. Việc thông qua tổ chức định giá tài sản có thể được áp dụng trong cả trường hợp bên nhận bảo đảm và bên bảo đảm thỏa thuận hoặc không thỏa thuận. Bên cạnh đó, khi tiến hành định giá tài sản các bên phải tuân thủ dựa trên nguyên tắc “đảm bảo khách quan, phù hợp với giá thị trường”55. Nguyên tắc định giá này là cực kỳ phù hợp và cần có trong định giá TSBĐ thuộc lĩnh vực tín dụng ngân hàng. Bởi giá trị tài sản được dùng để thanh toán cho khoản vay cho nên ảnh hưởng quyền và lợi ích hợp pháp của cả TCTD, khách hàng vay vốn và các bên có liên quan khác. Tuy nhiên pháp luật lại chưa hướng dẫn cụ thể thế nào là “giá thị trường” cho nên việc định giá đúng trong thực tế vẫn chưa được cụ thể. Thế nào là phù hợp với giá thị trường để định giá TSBĐ tiền vay sao cho chuẩn? Định nghĩa “phù hợp” mà tinh thần pháp luật muốn hướng đến, muốn điều chỉnh ở trong quá trình định giá TSBĐ là gì?
Quy định pháp luật chưa hướng dẫn cụ thể dẫn đến việc các chủ thể không hiểu rõ để thực hiện, thậm chí ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của chính cá nhân chủ thể thực hiện và các chủ thể khác. Ví dụ trong quá trình định giá TSBĐ, mong muốn của TCTD và khách hàng vẫn thể hiện sự đối lập nhau dù đều mục đích chung là bán tài sản thành công để thanh toán khoản nợ. Khách hàng là chủ sở hữu của tài sản, đương nhiên mong muốn tài sản định giá cao vì ngoài mục đích buộc phải thanh lý để thực hiện nghĩa vụ bảo đảm tiền vay hoặc gồm cả các nghĩa vụ bảo đảm có liên quan khác, nếu giá trị tài sản được định giá cao thì họ có thể nhận lại phần giá trị còn lại. Trong khi đó, TCTD bao giờ cũng muốn đẩy nhanh tiến độ thu hồi nợ, nếu để giá khởi điểm cao thì khó có người mua, làm kéo dài thời gian phát mại tài sản.
Còn nếu TSBĐ được định giá thấp để thu hút người mua sớm nhằm đẩy tốc độ xử lý nợ thì lại ảnh hưởng đến giá trị thu hồi tài sản. Nhiều trường hợp, do giá bán khởi
55 Khoản 2 Điều 306 Bộ luật Dân sự năm 2015.
điểm/ giá bán quá thấp mà giá trị TSBĐ không đủ để thanh toán cho tổng các chi phí phát sinh cùng khoản nợ cả gốc và lãi. Thực tế đã chứng minh, TCTD và khách hàng rất khó đi đến thỏa thuận về giá trị TSBĐ để khấu trừ nghĩa vụ bảo đảm tiền vay, đặc biệt trong trường hợp giá trị tài sản thấp hơn giá trị khoản vay (cả gốc và lãi phát sinh) tại thời điểm xử lý (Phan Đăng Hải, 2020)56. Điều này gây ảnh hưởng lớn đến hoạt động tín dụng, kết quả kinh doanh, vốn vay của các ngân hàng.
Ý nghĩa của việc định giá TSBĐ là cực kỳ quan trọng, bởi xử lý TSBĐ tiền vay là biện pháp cuối cùng để ngân hàng thu hồi lại khoản nợ do đó, giá trị tài sản ít nhất phải tương ứng 65% đến 85% với giá trị khoản nợ. Mặc dù pháp luật đã đề ra nguyên tắc định giá, các trường hợp định giá tài sản để bên nhận bảo đảm, bên bảo đảm thỏa thuận, cùng thương lượng để đưa ra phương án phù hợp nhất nhưng chưa đưa ra quy định cụ thể, hướng dẫn rõ ràng mà còn mang tính định hướng chung dẫn đến rất khó để thực hiện.
Giai đoạn 4: thực hiện xử lý theo phương thức xử lý tài sản bảo đảm tiền vay và nhận tiền thanh toán
Tùy vào việc các bên thỏa thuận sử dụng phương thức xử lý nào thì áp dụng phương thức đó để xử lý tài sản. Các phương thức xử lý TSBĐ nói chung và TSBĐ tiền vay nói riêng được liệt kê cụ thể trong pháp luật dân sự bao gồm: bán đấu giá TSBĐ; bên nhận bảo đảm nhận chính TSBĐ để thay thế cho việc thực hiện nghĩa vụ của bên bảo đảm; bên nhận bảo đảm tự trực tiếp bán tài sản57. Trường hợp hai bên không thương lượng, thỏa thuận đưa ra phương án thì đem ra bán đấu giá công khai để thu hồi nợ, thanh toán nghĩa vụ58. Trong thực tế, nếu TCTD và khách hàng vay vốn không thể thỏa thuận, hoặc khách hàng không chịu hợp tác để xử lý TSBĐ tiền vay theo những gì hai bên đã bàn bạc, thỏa thuận trong hợp đồng bảo đảm tiền vay thì xử lý tài sản thông qua thủ tục tố tụng tại Tòa án là biện pháp xử lý cuối cùng mà TCTD buộc phải thực hiện để thu hồi nợ. Phải thực hiện tốt các giai đoạn trên thì mới thực hiện được giai đoạn này vì phải thu giữ tài sản, xử lý xong TSBĐ thì TCTD mới
56 Phan Đăng Hải (2020), “Hoàn thiện pháp luật về xử lý tài sản bảo đảm nhằm bảo vệ quyền lợi của tổ chức tín dụng”, Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng, số 219, trang 17.
57 Khoản 1 Điều 303 Bộ luật Dân sự năm 2015.
58 Khoản 2 Điều 303 Bộ luật Dân sự năm 2015.