CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÁC QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ XỬ LÝ TÀI SẢN BẢO ĐẢM TIỀN VAY VÀ THỰC TIỄN THI HÀNH TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM – PHÒNG
2.3. Thực trạng pháp luật và thực tiễn thi hành pháp luật về các phương thức xử lý tài sản bảo đảm tiền vay
Đối với trường hợp khách hàng vay vốn và TCTD thỏa thuận phương thức xử lý tài sản thì căn cứ khoản 1 Điều 303 BLDS năm 2015, TCTD thực hiện xử lý tài sản theo các phương thức chính sau: bên nhận bảo đảm tự bán TSBĐ; bán đấu giá TSBĐ; bên nhận bảo đảm nhận chính TSBĐ thay thế cho nghĩa vụ bảo đảm và bên nhận bảo đảm nhận các khoản tiền hoặc tài sản khác từ bên thứ ba. Ngoài ra tại điểm d khoản 1 Điều 303 BLDS năm 2015 cũng quy định “phương thức khác” do các bên thỏa thuận. Đây là quy định mở nhằm tạo ra sự lựa chọn linh hoạt cho các bên trong hợp đồng nhưng phải tuân thủ các quy định pháp luật và phù hợp với đạo đức xã hội.
Phương thức 1: bên nhận bảo đảm tự bán tài sản bảo đảm
Bán TSBĐ được thực hiện trong trường hợp TCTD và khách hàng vay vốn thỏa thuận áp dụng phương thức này trong hợp đồng bảo đảm tiền vay. TCTD tự bán TSBĐ trực tiếp cho bên thứ ba (bên mua) là phương thức khá chủ động về phía TCTD.
TCTD tiến hành bán tài sản theo thỏa thuận hai bên trong hợp đồng. Trường hợp TCTD và khách hàng vay vốn chỉ thỏa thuận thanh toán khoản vay bằng bán tài sản không qua đấu giá và không thỏa thuận cụ thể cách thức định giá thì việc định giá tài sản bảo đảm được tiến hành theo Điều 10 Thông tư liên tịch số 16/2014/TTLT- BTP-BTNMT-NHNN hướng dẫn một số vấn đề về xử lý TSBĐ, cụ thể: bên nhận bảo đảm và bên bảo đảm thỏa thuận được giá TSBĐ thì tiến hành bán theo giá đã thỏa thuận. Trường hợp không thỏa thuận được thì ưu tiên bên bảo đảm có quyền lựa chọn tổ chức định giá tài sản trong thời hạn 15 ngày. Pháp luật bảo đảm nguyên tắc tôn trọng quyền sở hữu của bên bảo đảm nên bên bảo đảm có quyền ưu tiên trong việc quyết định người định giá tài sản để đảm bảo khách quan nhất có thể. Hết thời hạn này, nếu bên bảo đảm không lựa chọn được cơ sở thẩm định giá thì bên nhận bảo đảm sẽ tiến hành quyền lựa chọn tổ chức thẩm định giá. Sau khi tổ chức thẩm định giá đưa
ra mức giá cho TSBĐ, TCTD thực hiện bán tài sản theo mức giá đó. Nếu mức giá thẩm định đưa ra không được chấp nhận bởi bên mua (bên thứ ba) thì tiến hành hạ giá nhưng không được quá 10%/ lần hạ giá với thời gian mỗi lần hạ giá cách nhau ít nhất 30 ngày đối với tài sản là bất động sản; 15 ngày đối với tài sản là động sản. Dự phòng cho trường hợp cả sau 3 lần hạ giá mà không bên nào chấp nhận mua TSBĐ, tránh trường hợp kéo dài thời gian gây tổn thất khoản nợ và tăng chi phí, TCTD có thể nhận chính tài sản này để bù trừ nghĩa vụ trả nợ của khách hàng vay vốn29.
Khi TSBĐ được bán thành công cho bên thứ ba thì sẽ thành lập hợp đồng mới giữa TCTD (bên bán) với bên thứ ba (bên mua). Tùy vào loại TSBĐ được rao bán, bên mua và bán phải giao kết hợp đồng mua bán hoặc chuyển giao quyền sở hữu phù hợp với tài sản đó theo quy định pháp luật30. Chẳng hạn với động sản thì bên bán và bên mua thiết lập hợp đồng mua bán tài sản, đối với bất động sản thì giao kết theo hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất.
Phương thức 2: Bán đấu giá tài sản bảo đảm
Bán đấu giá TSBĐ áp dụng cả trường hợp TCTD và bên vay vốn thỏa thuận lựa chọn hoặc không thỏa thuận được phương thức xử lý tài sản31. TCTD ký kết hợp đồng dịch vụ đấu giá tài sản với trung tâm, tổ chức bán đấu giá tài sản. Trình tự thủ tục bán đấu giá TSBĐ tiến hành theo quy định pháp luật về bán đấu giá tài sản theo quy định Khoản 2 Điều 303 BLDS năm 2015.
Tại Điều 5 Nghị quyết số 42/2017/QH14 về thí điểm xử lý nợ xấu của các TCTD cũng đưa ra nguyên tắc bán nợ xấu và TSBĐ của khoản nợ xấu phải được thực hiện một cách công khai, minh bạch, tuân theo quy định pháp luật. Về giá bán phải phù hợp với giá thị trường, có thể cao hoặc thấp hơn dư nợ gốc của khoản nợ. Quy định này nhằm tránh xảy ra trường hợp TCTD lạm dụng quyền chủ nợ, gây bất lợi đến quyền và lợi ích hợp pháp của chủ sở hữu TSBĐ (bên mang nghĩa vụ).
29 Điểm b khoản 1 Điều 10 Thông tư liên tịch số 16/2014/TTLT-BTP-BTNMT-NHNN hướng dẫn một số vấn đề về xử lý tài sản bảo đảm
30 Khoản 2 Điều 58 Nghị định số 21/2021/NĐ-CP về quy định thi hành Bộ luật Dân sự về bảo đảm thực hiện nghĩa vụ.
31 Điểm a khoản 1; khoản 2 Điều 303 Bộ luật Dân sự năm 2015.
BLDS Cộng hòa Pháp quy định sự tham gia của thẩm phán vào quá trình rao bán TSBĐ bằng hình thức bán thông thường hoặc bán đấu giá dù các bên có thỏa thuận hay không (Bản dịch của Nhà Pháp luật Việt – Pháp, 2012)32. Dù cùng mục đích để tránh trường hợp lạm dụng quyền chủ nợ và hành vi thu lời bất chính nhưng nhà làm luật Việt Nam với Pháp lại có cách quy định khác nhau trong trường hợp này. Theo em, dù thẩm phán tham gia để đảm bảo tối đa việc thực thi pháp luật, bảo vệ quyền của các chủ thể nhưng sẽ kéo dài thời gian xử lý cũng như tạo sự cứng nhắc, khác với tinh thần của pháp luật dân sự Việt Nam - ưu tiên và xử lý linh hoạt theo thỏa thuận các bên một cách hợp pháp.
Phương thức 3: bên nhận bảo đảm nhận chính TSBĐ thay thế cho nghĩa vụ bảo đảm
Căn cứ khoản 1 Điều 305 BLDS năm 2015, phương thức trên áp dụng trong trường hợp ngân hàng, TCTD và bên vay vốn đã thỏa thuận áp dụng trong hợp đồng bảo đảm. Do đó, nội dung của phương thức do hai bên thỏa thuận. Các TCTD cần đưa ra được bằng chứng như hợp đồng bảo đảm tiền vay hoặc các giao dịch thỏa thuận khác có nội dung thỏa thuận về việc áp dụng phương thức nhận chính TSBĐ thay thế cho nghĩa vụ trả nợ của bên vay vốn. Các hợp đồng trên cũng chính là cơ sở để cơ quan Nhà nước có thẩm quyền làm căn cứ để chuyển giao, chuyển quyền sở hữu tài sản, quyền sử dụng đất cho bên nhận bảo đảm theo quy định tại khoản 2 Điều 59 Nghị định số 21/2021/NĐ-CP của Chính phủ về quy định thi hành BLDS về bảo đảm thực hiện nghĩa vụ.
Các TCTD muốn áp dụng phương thức này thì phải có căn cứ là sự thỏa thuận với bên bảo đảm (bên vay vốn). Nếu không thỏa thuận trước thì không được áp dụng.
Điều này khác với pháp luật Cộng hòa Pháp bởi BLDS Cộng hòa Pháp cho phép chủ nợ dùng TSBĐ để thanh toán nghĩa vụ vay vốn trong cả hai trường hợp: thỏa thuận hoặc không thỏa thuận (TS. Đoàn Thị Phương Diệp và ThS. Lưu Minh Sang, 2021).
Pháp luật Việt Nam chỉ quy định được sử dụng phương thức này khi hai bên đã có sự
32 Xem thêm Điều 2346 Bộ luật dân sự Cộng hòa Pháp: “Trường hợp khoản nợ được bảo đảm không được thanh toán, người có quyền có thể yêu cầu tòa án ra quyết định cho bán tài sản cầm cố. Việc bán tài sản cầm cố được thực hiện theo các phương thức được quy định trong luật về thi hành các quyết định, bản án dân sự và không áp ngoại lệ nếu có trong hợp đồng cầm cố”, tham khảo “Bản dịch của Nhà Pháp luật Việt-Pháp”, Thongtinphapluatdansu.edu.vn (2012).
thỏa thuận. Quy định như vậy làm giảm quyền xử lý TSBĐ tiền vay và quyền chủ nợ của TCTD. Bởi khi khách hàng quyết định đem tài sản của mình làm sự đảm bảo cho nghĩa vụ trả nợ thì các ngân hàng đã có quyền xử lý tài sản ngay khi có căn cứ bên vay vi phạm nghĩa vụ. Quy định đã bộc lộ hạn chế do làm giảm đi khả năng xử lý nợ của TCTD. Thực tế chứng minh, khách hàng và ngân hàng rất khó đi đến thỏa thuận đồng nhất về giá trị TSBĐ nhất là trong trường hợp giá trị thực tế của tài sản thấp hơn so với nghĩa vụ bảo đảm (Phan Đăng Hải, 2020)33.
Phương thức 4: bên nhận bảo đảm nhận các khoản tiền hoặc tài sản khác từ bên thứ ba
Đây là trường hợp đặc biệt: TCTD nhận các khoản tiền tài sản từ con nợ của khách hàng vay vốn. Có nghĩa rằng khách hàng không giao tài sản của mình mà thế chấp quyền đòi nợ bên thứ ba cho việc thực hiện nghĩa vụ bảo đảm tiền vay. Căn cứ Điều 33 Nghị định số 21/2021/NĐ-CP của Chính phủ về quy định thi hành BLDS về bảo đảm thực hiện nghĩa vụ: “Việc thế chấp bằng quyền đòi nợ, khoản phải thu, quyền yêu cầu thanh toán khác không cần có sự đồng ý của người có nghĩa vụ nhưng người này phải được bên nhận thế chấp thông báo để biết trước khi thực hiện nghĩa vụ theo thỏa thuận hoặc theo quy định của pháp luật”. Bên bảo đảm không phải thông báo về việc thế chấp với người mang nghĩa vụ với mình mà nghĩa vụ thông báo được chuyển giao sang TCTD, bởi khi đó giá trị khoản nợ của bên thứ ba (con nợ của bên bảo đảm) trở thành “TSBĐ” của TCTD.
Đến thời hạn xử lý nợ, TCTD có quyền yêu cầu bên thứ ba giao tài sản hoặc tiền để thanh toán nghĩa vụ của bên bảo đảm. Tuy nhiên để thực hiện quyền trên thì TCTD phải chứng minh quyền đòi nợ của TCTD khi bên thứ ba yêu cầu34. Quyền và nghĩa vụ cụ thể của bên thế chấp – bên nhận thế chấp – bên có nghĩa vụ (bên thứ ba) trong trường hợp thế chấp quyền đòi nợ không được quy định riêng mà được áp dụng quy định chung trong BLDS năm 201535. Nhằm hạn chế tình trạng khoản cho vay không được hoàn trả và với mục đích bảo đảm quyền lợi của TCTD, pháp luật quy
33 Phan Đăng Hải (2020), “Hoàn thiện pháp luật về xử lý tài sản bảo đảm nhằm bảo vệ quyền lợi của tổ chức tín dụng”, Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng, số 219, trang 19.
34 Khoản 2 Điều 54 Nghị định số 21/2021/NĐ-CP về quy định thi hành Bộ luật Dân sự về bảo đảm thực hiện nghĩa vụ.
35 Điều 320, 321, 322, 323 Bộ luật Dân sự năm 2015.
định trong trường hợp nghĩa vụ bảo đảm tiền vay đến hạn trước nghĩa vụ trả nợ trong thế chấp quyền đòi nợ, TCTD có quyền yêu cầu bên mang nghĩa vụ giao tài sản hoặc tiền cho mình khi bên thế chấp (khách hàng vay vốn của TCTD) không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ trả nợ36.
Tóm lại, pháp luật dân sự37 chỉ quy định các phương thức được sử dụng khi có thỏa thuận, không có thỏa thuận thì áp dụng bán đấu giá tài sản. Quy định như trên có phần hạn chế, gây khó khăn trong việc mở rộng biện pháp xử lý TSBĐ tiền vay của TCTD. Vì trong trường hợp không có thỏa thuận, nếu TCTD tìm được biện pháp xử lý hữu hiệu, thuận lợi hơn thì vẫn phải áp dụng phương thức bán đấu giá tài sản chứ không được áp dụng các phương thức thuận lợi khác (Phan Đăng Hải, 2020)38.
BIDV – PGD Lục Ngạn trong 5 năm qua (từ 2017 đến 2021) đã thực hiện xử lý nhiều khoản cho vay thông qua xử lý TSBĐ và thi hành án. Đối với các phương thức như quy định tại Điều 303 BLDS năm 2015, BIDV – PGD Lục Ngạn đều thực hiện thỏa thuận với khách hàng và ghi rõ cụ thể về điều khoản phương thức xử lý TSBĐ trong hợp đồng bảo đảm hoặc hợp đồng tín dụng. Số liệu thống kê số giá trị TSBĐ đã được xử lý thông qua các biện pháp thỏa thuận với khách hàng giai đoạn 2017 - 2021 được thể hiện dưới bảng 2.1 sau:
36 Điều 299 và Khoản 5 Điều 323 Bộ luật Dân sự năm 2015.
37 Điều 303 Bộ luật Dân sự năm 2015.
38 Phan Đăng Hải (2020), “Hoàn thiện pháp luật về xử lý tài sản bảo đảm nhằm bảo vệ quyền lợi của tổ chức tín dụng”, Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng, số 219, trang 19.
Tiêu chí 2017 2018 2019 2020 2021 Dư nợ xấu phải xử
lý 5.299 5.066 5.269 4.925 3.162
Bán đấu giá TSBĐ 2.560 1.034 1.204 3.550 1.009
Bên bảo đảm tự bán
TSBĐ 369 335 156 97 253
BIDV và khách hàng cùng bán trực
tiếp cho bên thứ 3
1.892 2.547 2.905 958 986
Nhận các khoản tiền, tài sản từ bên
có liên quan
104 84 210 109 99
Nhận tài sản, tiền của bên thứ ba trong
trường hợp thế chấp quyền đòi nợ
0 115 130 0 158
Bảng 2.1. Số liệu thống kê xử lý nợ xấu tại BIDV - PGD Lục Ngạn tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2017 – 2021 (Đơn vị: Triệu đồng)
Dựa vào Quy định số 7347/QyĐ-BIDV của Tổng Giám đốc Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam về yêu cầu bàn giao, thu giữ TSBĐ và Quy định số 4499/QyĐ-BIDV của Tổng Giám đốc Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam quy định về trình tự, thủ tục, thẩm quyền thực hiện biện pháp bảo đảm, BIDV – PGD Lục Ngạn áp dụng 5 phương thức để xử lý TSBĐ tiền vay bao gồm: giao cho bên bảo đảm tự bán; BIDV phối hợp với bên bảo đảm cùng bán tài sản; Ủy quyền bán đấu giá tài sản; BIDV nhận các khoản tiền hoặc tài sản khác từ bên có liên quan;
TSĐB là tài sản của bên thứ 3 (không phải khách hàng vay) mà bên thứ 3 đề nghị trả
nợ tương ứng với giá trị tài sản để nhận lại. Đối với phương thức bán nợ cho VAMC, BIDV – PGD Lục Ngạn không sử dụng phương thức trên do không có khoản nợ nào có quy mô phù hợp với việc bán cho VAMC. Trong 5 phương thức trên, PGD Lục Ngạn chủ yếu sử dụng phương thức bán đấu giá TSBĐ và BIDV cùng khách hàng thực hiện bán TSBĐ. Xử lý tài sản cần có sự đồng thuận giữa Ngân hàng và bên có TSBĐ. Khi giao kết hợp đồng bảo đảm tiền vay, PGD Lục Ngạn cùng với khách hàng tiến hành thỏa thuận áp dụng một trong năm phương thức trên để xử lý TSBĐ. Tuy nhiên từ 2017 – 2021 vẫn xảy ra khoảng 3 đến 5 hợp đồng tín dụng mà khách hàng không thiện chí, bất hợp tác trong việc thu giữ TSBĐ và tạo các tranh chấp giả nhằm kéo dài thời gian xử lý nợ. Trường hợp cá nhân, tổ chức vay vốn không hợp tác, BIDV – PGD Lục Ngạn tiến hành khởi kiện khách hàng qua Tòa án. Việc xử lý TSBĐ tiền vay bằng con đường tố tụng, thi hành án là biện pháp cuối cùng mà ngân hàng áp dụng xuất phát từ nguyên nhân do khách hàng không thiện chí, bất hợp tác với ngân hàng.
2.4. Thực trạng pháp luật và thực tiễn thi hành pháp luật về các trường hợp xử lý tài sản bảo đảm tiền vay
- Quy định chung về các trường hợp xử lý tài sản bảo đảm tiền vay theo Bộ luật Dân sự:
Căn cứ Điều 299 BLDS năm 2015, có ba trường hợp xử lý TSBĐ trong giao dịch bảo đảm nói chung và bảo đảm tiền vay của tổ chức tín dụng nói riêng:
“1. Đến hạn thực hiện nghĩa vụ được bảo đảm mà bên có nghĩa vụ không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ.
2. Bên có nghĩa vụ phải thực hiện nghĩa vụ được bảo đảm trước thời hạn do vi phạm nghĩa vụ theo thỏa thuận hoặc theo quy định của luật.
3. Trường hợp khác do các bên thỏa thuận hoặc luật có quy định”.
Như vậy, trong tín dụng ngân hàng, chỉ khi rơi vào ba trường hợp trên thì TCTD mới được quyền xử lý TSBĐ tiền vay. Đây là cơ sở để TCTD thực hiện xử lý tài sản để khấu trừ khoản nợ của khách hàng. Pháp luật quy định các trường hợp xử lý cụ thể để tránh trường hợp các TCTD lạm dụng quyền chủ nợ mà xử lý TSBĐ một
cách vô căn cứ, gây tổn hại đến quyền lợi chính đáng của khách hàng vay vốn. Khi khoản vay vốn của khách hàng vi phạm một trong ba điều kiện trên thì TCTD được phép tiến hành hoạt động xử lý TSBĐ của khách hàng để khấu trừ khoản nợ. Ngoài ra BLDS còn quy định: “trường hợp khác do các bên thỏa thuận hoặc luật có quy định” 39. Có thể thấy, các nhà làm luật đã mở rộng, bao quát các trường hợp xử lý theo quy định pháp luật liên quan hoặc hai bên tự thỏa thuận.
- Một số trường hợp đặc biệt trong xử lý tài sản bảo đảm tiền vay của tổ chức tín dụng:
Vốn dĩ TSBĐ đã mang đặc tính đa dạng, phong phú từ động sản, bất động sản.
Tài sản được đem ra bảo đảm cho khoản vay có thể là tài sản đã được hình thành, sẵn có hoặc thậm chí là chưa được hình thành, gọi là tài sản hình thành trong tương lai40. Bên cạnh đó còn có nhiều trường hợp khách hàng vay vốn phá sản, hoặc việc xử lý một số loại tài sản đặc biệt gặp khó khăn do trước đó hai bên không có thỏa thuận như quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất… Nghị định số 21/2021/NĐ-CP quy định thi hành BLDS về bảo đảm thực hiện nghĩa vụ đã hướng dẫn cụ thể một số trường hợp đặc biệt này.
Trường hợp thứ nhất: xử lý tài sản bảo đảm trong trường hợp bên bảo đảm bị phá sản
Khách hàng vay vốn do gặp khủng hoảng trong kinh doanh, khó khăn về tài chính dẫn đến phải ngừng hoạt động, tiến hành thủ tục phá sản. Trường hợp này ngày càng phổ biến hơn nhất là khi đại dịch Covid-19 vẫn đang diễn ra khiến các cá nhân, hộ kinh doanh, doanh nghiệp không thích nghi kịp rơi vào tình trạng khủng hoảng, không còn khả năng trả nợ. Căn cứ khoản 3 Điều 95 Luật Các tổ chức tín dụng năm 2010 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) thì việc thu hồi nợ và xử lý TSBĐ được thực hiện theo quy định pháp luật về phá sản từ trình tự thủ tục thu hồi, xử lý nợ đến thứ tự ưu tiên thanh toán giữa các chủ nợ. Nghị định số 21/2021/NĐ-CP không quy định riêng về trường hợp bên bảo đảm bị phá sản nên khi xử lý TSBĐ trong trường hợp này, TCTD căn cứ vào Luật Phá sản và Luật Các tổ chức tín dụng để thi hành. Trước đây,
39 Khoản 3 Điều 299 Bộ luật Dân sự năm 2015.
40 Điều 105 Bộ luật Dân sự năm 2015.