CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÁC QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ XỬ LÝ TÀI SẢN BẢO ĐẢM TIỀN VAY VÀ THỰC TIỄN THI HÀNH TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM – PHÒNG
2.5. Thực trạng pháp luật và thực tiễn thi hành pháp luật về trình tự thủ tục xử lý tài sản bảo đảm tiền vay
2.5.2. Thực trạng pháp luật và thực tiễn thi hành về xử lý tài sản bảo đảm tiền
Ngoài trình tự thủ tục xử lý TSBĐ tiền vay như trên, trong trường hợp khách hàng vay vốn không chịu hợp tác thì TCTD có thể khởi kiện ra Tòa án. BIDV – PGD Lục Ngạn chỉ tiến hành thực hiện xử lý TSBĐ tiền vay theo thủ tục tố tụng tại Tòa án khi khách hàng bất chấp gây khó dễ, có thái độ không chịu hợp tác trong việc xử lý tài sản, thu hồi nợ. Vì sau khi được xử lý bằng con đường tố tụng, giá trị TSBĐ bị ảnh hưởng, người mua dễ ép giá, khiến cho khả năng thu hồi nợ của ngân hàng giảm sút do giá trị TSBĐ khó có thể đáp ứng tổng các chi phí và khoản nợ. Xuất phát từ thực tế khởi kiện theo trình tự thủ tục tố tụng tại Tòa án thường kéo dài, gây ảnh hưởng đến giá trị TSBĐ cũng như giá trị khoản vay (ảnh hưởng bởi giá trị đồng tiền, lãi suất) do đó Nghị quyết số 42/2017/QH14 về thí điểm nợ xấu của các TCTD đã hướng dẫn các ngân hàng, TCTD áp dụng thủ tục rút gọn tại Tòa án để xử lý nợ, xử lý tài sản bảo đảm tiền vay. Tuy nhiên, TCTD phải chứng minh được hồ sơ tín dụng
của khách hàng đầy đủ các điều kiện sau theo khoản 1 Điều 8 Nghị quyết số 42/2017/QH14 thì mới được áp dụng thủ tục rút gọn tại Tòa theo quy định về Bộ luật Tố tụng dân sự:
“1. Tòa án áp dụng thủ tục rút gọn để giải quyết tranh chấp về nghĩa vụ giao tài sản bảo đảm hoặc tranh chấp về quyền xử lý tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, tổ chức mua bán, xử lý nợ xấu khi đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau đây:
a) Trong hợp đồng bảo đảm có thỏa thuận về việc bên bảo đảm có nghĩa vụ giao tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu cho bên nhận bảo đảm hoặc tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, tổ chức mua bán, xử lý nợ xấu có quyền xử lý tài sản bảo đảm;
b) Giao dịch bảo đảm hoặc biện pháp bảo đảm đã được đăng ký theo quy định của pháp luật;
c) Không có đương sự cư trú ở nước ngoài, tài sản tranh chấp ở nước ngoài, trừ trường hợp đương sự ở nước ngoài và đương sự ở Việt Nam có thỏa thuận đề nghị Tòa án giải quyết theo thủ tục rút gọn hoặc các đương sự giải trình được chứng cứ về quyền sở hữu hợp pháp tài sản và có thỏa thuận thống nhất về việc xử lý tài sản”.
Mặc dù đây là điểm sáng của Nghị quyết số 42 bên cạnh quy định về quyền thu giữ tài sản tuy nhiên trên thực tế rất khó để Tòa án và các ngân hàng thuận lợi áp dụng thủ tục này. Nguyên nhân chính được TS. Nguyễn Trí Hiếu (2022) đưa ra khi được phỏng vấn về vấn đề vướng mắc tồn tại trong thủ tục rút gọn về xử lý TSBĐ tiền vay là do gặp khó khăn trong việc điều tra, xác nhận các vấn đề để làm thủ tục pháp lý cần thiết của vụ việc như: công nợ, tài liệu liên quan khoản nợ, tài liệu về nơi cư trú, thông tin nhân thân của khách hàng do khách hàng trốn tránh, gây khó khăn cho ngân hàng và Tòa án trong việc đáp ứng đầy đủ điều kiện cũng như hoàn tất các thủ tục để tiến hành xử lý theo trình tự tố tụng rút gọn (Lê Phương, 2022)59.
59 Lê Phương/BNEWS/TTXVN (2022), “Nhanh chóng luật hóa xử lý nợ xấu”, truy cập ngày 19 tháng 04 năm 2022, từ <https://bnews.vn/xu-ly-no-xau-bai-cuoi-nhanh-chong-luat-hoa-xu-ly-no-xau/240476.html>
Kết luận chương 2
Trong chương 2, em đã thực hiện nghiên cứu, phân tích những quy định pháp luật và quy định nội bộ của BIDV như về nguyên tắc xử lý TSBĐ tiền vay, chủ thể tham gia xử lý, cách thức, biện pháp xử lý TSBĐ, trường hợp xử lý TSBĐ chung và một số trường hợp đặc biệt trong TSBĐ mang tính đặc thù và trình tự thủ tục xử lý TSBĐ tiền vay. Bằng các phương pháp diễn giải, phân tích – tổng hợp, so sánh với các quy định pháp luật trên thế giới (Pháp, Hoa Kỳ) áp dụng cho việc phân tích quy định pháp luật và số liệu cụ thể về xử lý nợ tại BIDV - PGD Lục Ngạn. Từ đó chỉ ra những ưu điểm và hạn chế còn tồn tại trong quy định pháp luật những kết quả đạt được cũng như khó khăn, vướng mắc mà PGD Lục Ngạn gặp trong quá trình xử lý TSBĐ tiền vay. Dựa trên những mặt hạn chế khó khăn từ hoạt động xử lý TSBĐ tại BIDV - PGD Lục Ngạn, em đưa ra một số giải pháp và kiến nghị tại chương 3 nhằm khắc phục những hạn chế và khó khăn đã chỉ ra tại chương 2.