Bài học kinh nghiệm nhằm góp phần hoàn thiện pháp luật về địa vị pháp lý của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

Một phần của tài liệu Pháp luật về địa vị pháp lý của ngân hàng nhà nước việt nam (Trang 22 - 26)

CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ ĐỊA VỊ PHÁP LÝ CỦA NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM

1.3. Pháp luật về địa vị pháp lý của Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBOC) và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam

1.3.2. Bài học kinh nghiệm nhằm góp phần hoàn thiện pháp luật về địa vị pháp lý của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

Trước hết nhận thấy, địa vị pháp lý của Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBOC) và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam có những điểm tương đồng, khác biệt nhất định cụ thể:

Giống nhau: tại thời điểm mới được thành lập, cả NHNN Việt Nam và PBOC đều được xác định là NHTW của quốc gia, tổ chức theo mô hình NHTW trực thuộc Chính phủ tuy nhiên vẫn mang bản chất là một NHTW tích hợp thêm các chức năng của một NHTM.

Do đó, cả hai ngân hàng này đều có những nhiệm vụ, quyền hạn giống nhau trong việc thực hiện và điều hành CSTT quốc gia. Ngoài ra, cơ cấu tổ chức cũng có một số nét tương đồng nhất định như đều bao gồm trụ sở chính ở trung ương đứng đầu là Thống đốc, có các Vụ, Cục ở trung ương để giúp Thống đốc thực hiện những nhiệm vụ quyền hạn nhất định;

ở địa phương cũng tổ chức quản lý theo các chi nhánh.

Khác nhau: giữa NHNN Việt Nam và PBOC vẫn tồn tại một số điểm khác biệt nhất định, cụ thể: (i) nếu như NHNN Việt Nam đồng thời hoạt động với hai tư cách là cơ quan quản lý nhà nước và NHTW thì PBOC chỉ hoạt động chủ yếu dưới vai trò NHTW; (ii) do đó những chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn mà NHNN Việt Nam thực hiện bên cạnh chức

16

năng của một NHTW (phát hành tiền, thực hiện CSTT…) vẫn tồn tại những chức năng thể hiện vai trò là một cơ quan nhà nước (quản lý hành chính nhà nước về ngoại hối hay hoạt động thanh tra, giám sát…) trong khi đó PBOC thì không, chức năng của chủ thể này chỉ tập trung vào các vấn đề liên quan đến CSTT và ổn định giá trị tiền tệ quốc gia, ngoài ra thì chức năng giám sát cũng không còn nằm trong phạm vi của PBOC giống như NHNN Việt Nam; (iii) về cơ cấu tổ chức ta có thể thấy, nếu như ở Việt Nam, các chi nhánh của NHNN được tổ chức địa giới hành chính thì ở PBOC, các chi nhánh chỉ được tổ chức thành 9 khu vực tương đương với các vùng kinh tế trọng điểm mà không theo địa giới hành chính.

Trong phạm vi của khóa luận, nhằm góp phần hoàn thiện hơn các quy định của pháp luật Việt Nam liên quan đến vấn đề địa vị pháp lý của NHNN, người viết nhận thấy những quy định về địa vị pháp lý của Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBOC) có một số điểm tích cực mà ta hoàn toàn có thể cân nhắc để hoàn thiện hơn pháp luật của mình, cụ thể:

Một là, những văn bản pháp luật điều chỉnh về địa vị pháp lý của PBOC là tương đối ổn định. Điều này ta có thể thấy ở việc Luật PBOC được ban hành năm 1995, sửa đổi, bổ sung duy nhất một lần vào năm 2003 và có hiệu lực cho đến nay. Trong khi đó, những quy định về NHNN Việt Nam hiện nay đã qua ít nhất bốn lần sửa đổi, lần thứ nhất là Pháp lệnh Ngân hàng năm 1990, lần thứ hai là Luật NHNN Việt Nam năm 1997, lần thứ ba là Luật NHNN Việt Nam năm 1997 sửa đổi, bổ sung năm 2003 và lần thứ tư là lần gần đây nhất, Luật NHNN Việt Nam năm 2010. Xét thấy tính ổn định, lâu dài là một trong những yêu cầu của việc xây dựng văn bản pháp luật mà điều này thì không chỉ Luật NHNN mà các văn bản pháp luật khác của Việt Nam cũng nên có sự nhìn nhận lại.

Hai là, quy định về cơ cấu tổ chức của PBOC có phần tương đối hợp lý hơn. Không bàn tới các Vụ, Cục giúp việc ở trung ương, việc PBOC chỉ thành lập có 9 chi nhánh của NHTW trên phạm vi cả nước ở các khu vực kinh tế trọng điểm và giao cho các chi nhánh thẩm quyền quản lý các khu vực lân cận thay vì tổ chức mỗi chi nhánh ở từng tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương cũng như giữ nguyên các chi nhánh phụ ở các châu, hạt để đảm bảo hiệu quả điều hành là một nội dung mà Việt Nam có thể tham khảo. Lý do mà PBOC tiến hành thay đổi xuất phát từ hai lý do: (1) tăng cường tính tập trung thống nhất trong chỉ đạo điều hành của NHTW bởi môi trường hoạt động đã thay đổi cơ bản; (2) tránh sự can

17

thiệp chính trị thái quá của các cấp chính quyền địa phương vào hoạt động ngân hàng.

Trong khi đó, NHNN Việt Nam có tới 63 chi nhánh tại tất cả các tình thành phố trực thuộc trung ương phần nào khá cồng kềnh và chưa thực sự hợp lý ở nhiều điểm.

Ba là, PBOC hiện nay không còn chức năng giám sát mặc dù chức năng này là điển hình của NHTW. Việc tách bỏ chức năng giám sát ngân hàng (theo nghĩa rộng) chủ yếu do sự xung đột về lợi ích giữa CSTT và chức năng điều tiết, giám sát ngân hàng. Hơn nữa, lý thuyết NHTW hiện đại chỉ ra rằng sứ mệnh trọng yếu của các NHTW là đảm bảo sự ổn định giá trị đồng tiền, qua đó hỗ trợ tăng trưởng kinh tế bền vững. Do vậy, theo khuynh hướng chung trên thế giới, nay PBOC chủ yếu tập trung mọi nguồn lực của mình vào việc hoạch định và thực thi CSTT. Việc thực hiện chức năng “bảo vệ sự ổn định của nền tài chính quốc gia” sẽ do Cục ổn định tài chính thuộc bộ máy hoạt động nghiệp vụ tại Trụ sở chính đảm nhiệm. Đây cũng là một điểm mà Việt Nam có thể lưu ý thêm để đảm bảo cho hoạt động giám sát ngân hàng được hiệu quả, nhất là khi hiện nay chúng ta đã trở thành thành viên của Ủy ban quốc tế về giám sát ngân hàng và đang dần áp dụng chuẩn Basel II vào hoạt động giám sát ngân hàng.

18

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Trên cơ sở tìm hiểu, phân tích những nội dung liên quan đến những vấn đề lý luận về địa vị pháp lý của NHNN Việt Nam, ta có thể rút ra kết luận như sau:

Thông qua nội dung chương 1, ta có thể phần nào hình dung được địa vị pháp lý của NHNN Việt Nam bao gồm những nội dung cơ bản như vị trí pháp lý, cơ cấu tổ chức, chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn hay hoạt động cơ bản của NHNN cũng như các đặc điểm về địa vị pháp lý của chủ thể này.

Trên cơ sở đó, pháp luật về địa vị pháp lý của NHNN Việt Nam cũng sẽ bao gồm những nội dung pháp luật tương tự để điều chỉnh các vấn đề nêu trên xoay quanh nội dung địa vị pháp lý như pháp luật điều chỉnh về nhiệm vụ, quyền hạn; pháp luật điều chỉnh về vị trí của NHNN Việt Nam trong bộ máy nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa.

Dựa trên việc phân tích các nội dung liên quan về địa vị pháp lý của Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBOC), ta có thể biết được pháp luật về địa vị pháp lý của PBOC hiện nay được quy định như thế nào, có những nội dung gì và lấy đó làm những bài học kinh nghiệm có thể áp dụng vào việc tổ chức địa vị pháp lý của NHNN Việt Nam sao cho hiệu quả và phù hợp nhất.

19

Một phần của tài liệu Pháp luật về địa vị pháp lý của ngân hàng nhà nước việt nam (Trang 22 - 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)