CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ ĐỊA VỊ PHÁP LÝ CỦA NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM
2.2. Đánh giá thực trạng pháp luật quy định về địa vị pháp lý của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
2.2.1. Đánh giá những ưu điểm đạt được
Thứ nhất, việc quy định vị trí pháp lý của NHNN trong Luật NHNN Việt Nam năm 2010 góp phần thể hiện từng bước tiến của Nhà nước về vấn đề xây dựng cũng như hoàn thiện NHNN trở thành NHTW hiện đại và có tính tự chủ, độc lập cao.
58
Có thể thấy, vị trí trong Luật NHNN Việt Nam năm 2010 vẫn giữ nguyên theo Luật NHNN Việt Nam năm 1997 nhằm tương thích với nguyên tắc tổ chức bộ máy nhà nước cũng như điều kiện kinh tế - xã hội của quốc gia. Theo đó, NHNN Việt Nam có vị thế
“lưỡng tính”, vừa mang tư cách cơ quan quản lý nhà nước ở trung ương, quản lý về lĩnh vực tiền tệ - ngân hàng; vừa mang tư cách là NHTW của đất nước để duy trì và điều hành các CSTT. Với vị trí pháp lý thứ nhất trong quá trình thực hiện thẩm quyền của mình, các hành động của NHNN được đặt trong sự kiểm tra, giám sát từ Chính phủ, qua đó góp phần thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội do Quốc hội đề ra. Kết hợp với vị trí pháp lý thứ hai, thông qua việc thực hiện các CSTT quốc gia, mục tiêu này càng được thực hiện có hiệu quả hơn (bởi về bản chất, mục tiêu hoạt động cuối cùng của NHNN vẫn là đảm bảo sự bền vững của tiền tệ quốc gia, thực hiện CSTT. Song song với đó trong dài hạn, mục tiêu của Chính phủ chính là phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Bằng cách tổ chức NHNN trực thuộc Chính phủ, thông qua việc thi hành các CSTT của NHNN cũng là một trong các biện pháp giúp cho Chính phủ hoàn thành được các mục tiêu của mình).
Tuy nhiên, nếu Chính phủ quá lạm dụng công cụ CSTT, can thiệp quá sâu vào hoạt động của NHNN có thể dẫn tới hiện tượng lạm phát tăng lên. Và để tránh tình trạng này xảy ra, Luật NHNN Việt Nam năm 2010 đã có bước phát triển rõ rệt nhằm nâng cao khả năng độc lập, tự chủ của NHNN trong quá trình thực thi các CSTT quốc gia bằng việc quy định cho phép Thống đốc NHNN được quyền lựa chọn công cụ điều hành căn cứ theo chỉ tiêu lạm phát do Quốc hội phê chuẩn. Sự sửa đổi này là được xem là đúng đắn bởi lẽ, vấn đề tổ chức NHTW theo mô hình nào phải dựa trên điều kiện của từng quốc gia, không có mô hình nào được coi là tối ưu và phù hợp với tất cả. Do đó ở Việt Nam, việc tổ chức NHNN với vị trí như trên là hoàn toàn phù hợp. Việc xây dựng NHNN Việt Nam ngày càng độc lập và tự chủ hơn là mục tiêu và Đảng và Nhà nước hướng tới nhằm đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế và điều kiện của nền kinh tế thị trường. “Thiết nghĩ, NHNN Việt Nam cần được giao quyền tự chủ trong việc hoạch định và thực thi CSTT quốc gia, độc lập trong việc lựa chọn các công cụ để thực thi chính sách này theo hướng giảm thiểu đối đa việc sử dụng các công cụ trực tiếp, tăng cường sử dụng các công cụ gián tiếp” (Lê Thị Thu Thủy, 2009). Mục đích của việc này chính là nhằm làm giảm đi sự tác động và phụ thuộc giữa
59
NHNN Việt Nam với Chính phủ, cân bằng được giữa mục tiêu hoạt động của hai cơ quan này là ổn định tiền tệ quốc giạ và tăng trưởng đất nước bền vững.
Thứ hai, những quy định về chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của NHNN Việt Nam dần thay đổi theo chiều hướng tương thích hơn với vị trí pháp lý của NHNN đang dần được cải thiện về tính độc lập; những nhiệm vụ quyền hạn được pháp luật quy định gắn liền hơn với những chức năng cơ bản của NHNN.
Nhìn chung do vị trí pháp lý đặc thù của mình cho nên, NHNN đồng thời đảm nhiệm hai chức năng là quản lý nhà nước và NHTW. Quan điểm này được thừa nhận kể từ Luật NHNN Việt Nam năm 1997 song tại thời điểm đó, sự độc lập của NHNN đối với Chính phủ vẫn còn hạn chế, những chức năng này vẫn chưa bộ lộ và phát huy được hết hiệu quả của mình và do đó, những nhiệm vụ quyền hạn của NHNN trong việc tiến hành các chức năng này cũng bị giới hạn bởi mục tiêu hoạt động của Chính phủ.
Sau khi Luật NHNN Việt Nam năm 2010 chính thức có giá trị thi hành vào ngày 01/01/2011, như đã trình bày mức độ tự chủ của NHNN đã đang được thay đổi. Do đó, nhằm phù hợp hơn với sự thay đổi này, các chức năng của NHNN cũng được xây dựng theo hướng góp phần phù hợp với mức độ độc lập. Và để thực hiện các chức năng đó, pháp luật ngân hàng đã cho phép NHNN tiến hành những nhiệm vụ hay quyền hạn được quy định tại Luật NHNN Việt Nam năm 2010 cũng như trong Nghị định định 16/2017/NĐ-CP.
Nhìn chung, những hoạt động của NHNN Việt Nam trong các văn bản pháp luật hiện hành được thừa nhận từ Luật NHNN Việt Nam năm 1997, cụ thể như thẩm quyền trong việc cấp, thu hồi giấy phép thành lập và hoạt động ngân hàng của TCTD; phát hành tiền; xây dựng dự thảo luật trình Quốc hội… vẫn là những hoạt động cơ bản mà NHNN Việt Nam thực hiện. Song để phù hợp hơn với khả năng độc lập tự chủ, có những nhiệm vụ, quyền hạn được sửa đổi chẳng hạn: nếu như trước kia NHNN tiến hành xây dựng CSTT thì nay, chức năng này đã được thay đổi thành “xây dựng chỉ tiêu lạm phát hằng năm” (khoản 4 Điều 2 Nghị định 16/2017/NĐ-CP). Sở dĩ cần phải thay đổi bởi lẽ trong Luật NHNN Việt Nam năm 1997, mức độ độc lập của NHNN đang ở mức thấp nhất, do đó việc sử dụng những công cụ của CSTT phải do Chính phủ trình Quốc hội thông qua, cho nên NHNN không được tự quyết định công cụ CSTT. Song đến Luật NHNN Việt Nam năm 2010,
60
Thống đốc được phép lựa chọn công cụ CSTT để thực hiện chỉ tiêu lạm phát do mình xây dựng để Chính phủ trình Quốc hội thông qua, vậy nên NHNN không còn thực hiện xây dựng CSTT mà thay vào đó là xây dựng chỉ tiêu lạm phát. Đây là một trong những quy định thể hiện sự thay đổi về nhiệm vụ, quyền hạn của NHNN được xem như phù hợp với mức độ tự chủ.
Thứ ba, những quy định về cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý điều hành của NHNN Việt Nam ngày càng hoàn thiện, đáp ứng những đòi hỏi của thực tiễn đặt ra cũng như góp phần tăng cường vị trí, chức năng của chủ thể này trong điều kiện kinh tế thị trường.
Cụ thể, NHNN Việt Nam được tổ chức thành một hệ thống tập trung, thống nhất từ trung ương tới địa phương, bao gồm trụ sở chính; các Vụ, Cục của NHNN ở trung ương;
các đơn vị sự nghiệp; chi nhánh NHNN tại các tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương và văn phòng đại diện của NHNN. Thống đốc NHNN với tư cách là người đứng đầu, mang thẩm quyền quyết định các vấn đề liên quan đến chức năng của NHNN từ việc thực hiện các CSTT đến các vấn đề tài chính, nhân sự ở các chi nhánh NHNN tỉnh/thành phố hay các Vụ, Cục… Do bản chất lĩnh vực NHNN quản lý đặc thù hơn so với các Bộ khác nằm trong bộ máy của Chính phủ cho nên cơ cấu tổ chức cũng có điểm khác biệt. Với hệ thống tổ chức như vậy góp phần tích cực giúp cho việc điều hành CSTT quốc gia được đảm bảo một cách đồng bộ trên phạm vi cả nước, mang lại những thành tựu đáng kể cho nền kinh tế đất nước cũng như giúp cho ngành ngân hàng trở thành nguồn lực vững chắc, tạo tiền đề cho NHNN hoàn thành tốt các hoạt động của mình, bám sát tình hình thực tế.
Về bộ máy quản lý, điều hành của NHNN, việc tuân theo cơ chế cá nhân đứng đầu cũng là một trong những yếu tố làm cho các CSTT được đồng bộ hơn trong phạm vi cả nước bởi lẽ: NHNN Việt Nam đang thay đổi theo hướng tăng sự độc lập, tự chủ trong việc quyết định và sử dụng các công cụ để thực hiện CSTT. Và việc quản lý, điều hành theo cơ chế lãnh đạo cá nhân, tức là Thống đốc NHNN Việt Nam sẽ chịu trách nhiệm trước Chính phủ sẽ đem lại hiệu quả của CSTT đối với nền kinh tế khi NHNN đã độc lập hơn so với Chính phủ, đồng thời phù hợp với nguyên tắc tập trung quyền lực trong bộ máy nhà nước cũng như các điều kiện kinh tế - xã hội của quốc gia. Ở đây cần lưu ý đối với cơ chế cá nhân lãnh đạo, Thống đốc NHNN sẽ chỉ được trao thêm quyền để có thể đưa ra các quyết
61
sách trong việc lựa chọn các công cụ CSTT sao cho phù hợp với chỉ tiêu lạm phát đã được Chính phủ trình Quốc hội thông qua chứ Thống đốc không tự mình thực hiện các CSTT vì đây là chính sách tầm vĩ mô của một đất nước cũng như để đảm bảo nguyên tắc Chính phủ là cơ quan hành chính cao nhất trong phạm vi cả nước.
Thứ tư, những quy định của pháp luật ngân hàng về địa vị pháp lý của NHNN Việt Nam đã góp phần tạo nên cơ sở cho các hoạt động cơ bản của NHNN được thực hiện dựa trên nhiệm vụ, quyền hạn mà pháp luật trao cho, được quy định khá đầy đủ trong các văn bản hướng dẫn đảm bảo hiệu quả thi hành trên thực tế.
Với vị trí pháp lý đặc thù của mình, các hoạt động mà NHNN Việt Nam thực hiện sẽ phải đảm bảo thể hiện toàn diện các chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn tương ứng với từng vị trí. Với vị trí là một cơ quan thực hiện nhiệm vụ quản lý, pháp luật đã quy định NHNN sẽ đảm nhiệm các hoạt động như: “cấp, sửa đổi, bổ sung, thu hồi giấy phép thành lập và hoạt động ngân hàng; hoạt động quản lý nhà nước về ngoại hối; hoạt động thanh tra, giám sát và hoạt động kiểm toán, kiểm soát nội bộ”. Và để thực hiện các hoạt động với tư cách này, pháp luật ngân hàng đã quy định trong Luật NHNN Việt Nam năm 2010, Nghị định 26/2014/NĐ-CP, các Thông tư hướng dẫn như Thông tư 40/2011/TT-NHNN, Thông tư 30/2015/TT-NHNN… Tương tự, các hoạt động dưới tư cách là NHTW của quốc gia cũng được quy định và hướng dẫn khá chi tiết trong các văn bản nêu trên mà NHNN ban hành.
Nhìn chung, hệ thống các quy phạm pháp luật để điều chỉnh những hoạt động của NHNN Việt Nam được thể hiện tương đối đầy đủ và chi thiết thông qua các văn bản do NHNN ban hành, qua đó tạo ra cơ sở pháp lý hoàn thiện giúp cho có thể xác định được các động thái mà NHNN đang làm trên thị trường đang được tiến hành dưới vị trí là một cơ quan quản lý hay là NHTW của đất nước. Từ đó NHNN Việt Nam sẽ có những căn cứ cụ thể khi tiến hành các hoạt động của mình trên thực tiễn, đảm bảo tuân thủ đúng quy định của pháp luật nhằm hướng tới mục tiêu điều tiết lượng cung - cầu tiền của thị trường, bình ổn thị trường tiền tệ và cuối cùng là phát triển kinh tế - xã hội bền vững của đất nước.
62