CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ ĐỊA VỊ PHÁP LÝ CỦA NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM
2.1. Quy định của pháp luật về địa vị pháp lý của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam 19 1. Quy định về vị trí của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam trong bộ máy nhà nước
2.1.4. Quy định về hoạt động cơ bản của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
2.1.4.2. Hoạt động với tư cách là ngân hàng trung ương
“Chính sách tiền tệ quốc gia là các quyết định về tiền tệ ở tầm quốc gia của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, bao gồm quyết định mục tiêu ổn định giá trị đồng tiền biểu hiện bằng chỉ tiêu lạm phát, quyết định sử dụng các công cụ và biện pháp để thực hiện mục tiêu đề ra” (khoản 1 Điều 3 Luật NHNN Việt Nam năm 2010).
Tìm hiểu về các NHTW khác nhau trên thế giới có thể thấy, việc thực hiện CSTT của đất nước được xem là nhiệm vụ cơ bản mà một NHTW cần thực hiện. Chẳng hạn Luật ngân hàng Cộng hòa Liên bang Đức năm 1957 quy định nhiệm vụ của Ngân hàng Cộng hòa Liên bang Đức trong việc thực hiện CSTT quốc gia ở Điều 3; Luật NHTW Pháp năm 1993 quy định nhiệm vụ này tại Điều 1; Luật ngân hàng quốc gia Hungari năm 1991 quy định ở Điều 3,4… Ở Việt Nam, chức năng này được giao cho NHNN Việt Nam. Căn cứ vào khoản 4 Điều 3 Luật NHNN Việt Nam năm 2010, “Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quyết định việc sử dụng các công cụ và biện pháp điều hành để thực hiện mục tiêu chính sách tiền tệ quốc gia theo quy định của Chính phủ”. Cụ thể theo Điều 10 Luật này, các
43
công cụ gồm có: “tái cấp vốn; lãi suất; tỷ giá hối đoái; dự trữ bắt buộc; nghiệp vụ thị trường mở và các công cụ, biện pháp khác theo quy định của Chính phủ.”
Thứ nhất, tái cấp vốn (Điều 11 Luật NHNN Việt Nam năm 2010): “tái cấp vốn là hình thức cấp tín dụng của Ngân hàng Nhà nước nhằm cung ứng vốn ngắn hạn và phương tiện thanh toán cho tổ chức tín dụng và được thực hiện dưới các hình thức sau”:
(i) Cho vay có bảo đảm bằng cầm cố GTCG (Thông tư số 17/2011/TT-NHNN quy định về việc cho vay có bảo đảm bằng cầm cố GTCG của NHNN Việt Nam đối với các TCTD, Thông tư số 37/2011/TT-NHNN sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 17/2011/TT-NHNN quy định về việc cho vay có bảo đảm, bằng cầm cố GTCG của NHNN Việt Nam đối với các TCTD. Người viết sử dụng Văn bản hợp nhất 06/2014/VBHN- NHNN ngày 24/04/2014 thông tư quy định về việc cho vay có bảo đảm, bằng cầm cố GTCG của NHNN Việt Nam đối với các TCTD)
Căn cứ tại Điều 2 Văn bản hợp nhất 06/2014/VBHN-NHNN quy định “cho vay có bảo đảm bằng cầm cố giấy tờ có giá (sau đây gọi tắt là cho vay cầm cố) là hình thức cho vay của Ngân hàng nhà nước đối với các tổ chức tín dụng trên cơ sở cầm cố giấy tờ có giá thuộc sở hữu của tổ chức tín dụng để đảm bảo nghĩa vụ trả nợ”. Mục đích nhằm cung ứng vốn ngắn hạn và phương tiện thanh toán cho TCTD. Việc cho vay cầm cố có thể được tiến hành qua hai phương thức (Điều 6 Văn bản hợp nhất 06/VBHN-NHNN) gồm: phương thức trực tiếp (các TCTD giao dịch trực tiếp với NHNN) và phương thức gián tiếp (các TCTD giao dịch thông qua hệ thống mạng giao dịch nghiệp vụ thị trường tiền tệ theo hướng dẫn của NHNN). Kết thúc thời hạn, TCTD sẽ phải hoàn lại NHNN số tiền đã vay bao gồm cả gốc và lãi đồng thời nhận lại GTCG thuộc sở hữu của mình.
Căn cứ theo Điều 8 Văn bản hợp nhất 06/2014/VBHN-NHNN, những GTCG được TCTD cầm cố tại NHNN phải đáp ứng những tiêu chuẩn bao gồm: được phép chuyển nhượng; thuộc sở hữu hợp pháp của TCTD đề nghị vay; có thời hạn còn lại bằng tối thiểu thời gian vay và không phải là GTCG do TCTD đề nghị vay phát hành.
Về điều kiện cho vay, căn cứ Điều 10 Văn bản hợp nhất 06/2014/VBHN-NHNN, NHNN sẽ quyết định việc cho vay đối với các TCTD nếu đáp ứng đủ các điều kiện sau:
44
“Các tổ chức tín được phép cho vay cầm cố và không bị đặt vào tình trạng kiểm soát đặc biệt;
Có giấy tờ có giá đủ tiêu chuẩn và thuộc danh mục giấy tờ có giá được sử dụng cầm cố vay vốn tại Ngân hàng Nhà nước;
Có mục đích vay vốn phù hợp với mục tiêu điều hành chính sách tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước trong từng thời kỳ;
Có hồ sơ đề nghị vay vốn cầm cố tại Ngân hàng Nhà nước theo đúng quy định;
Không có nợ quá hạn tại Ngân hàng Nhà nước tại thời điểm đề nghị vay vốn;
Có cam kết về việc sử dụng tiền vay cầm cố đúng mục đích, trả nợ gốc và lã cho Ngân hàng Nhà nước đúng thời gian quy định”.
Về thời hạn vay, căn cứ Điều 11 Văn bản này, vì bản chất là một trong các hình thức tái cấp vốn cho nên thời hạn vay là ngắn hạn và cụ thể là dưới 12 tháng, đồng thời không được vượt quá thời hạn còn lại của GTCG được cầm cố. Lãi suất cho vay cầm cố sẽ do NHNN công bố và áp dụng tại thời điểm giải ngân khoản vay.
(ii) Chiết khấu GTCG (Thông tư số 01/2012/TT-NHNN quy định về việc chiết khấu GTCG của NHNN Việt Nam đối với các TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài)
Căn cứ quy định tại khoản 4 Điều 2 Thông tư số 01/2012/TT-NHNN, “Chiết khấu giấy tờ có giá là nghiệp vụ Ngân hàng Nhà nước mua ngắn hạn các giấy tờ có giá còn thời hạn thanh toán của các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài trước khi đến hạn thanh toán (sau đây gọi tắt là chiết khấu)”. Cụ thể trong hình thức này, các TCTD sẽ đề nghị NHNN mua với kì hạn dưới một năm các GTCG trước khi các GTCG này đến hạn thanh toán nhằm tăng nguồn vốn khả dụng cho các TCTD.
Có hai hình thức chiết khấu bao gồm: (i) Khoản 6 Điều 2 Thông tư 01/2012/TT- NHNN quy định: “Chiết khấu toàn bộ thời hạn còn lại là hình thức Ngân hàng Nhà nước mua hẳn giấy tờ có giá của các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài theo giá chiết khấu”. (ii) Khoản 7 Điều 2 Thông tư 01/2012/TT-NHNN quy định: “Chiết khấu có kì hạn là hình thức Ngân hàng Nhà nước chiết khấu kèm theo yêu cầu của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cam kết mua lại toàn bộ giấy tờ có giá đó sau một
45
thời gian nhất định trước khi đến hạn thanh toán của giấy tờ có giá đó. Kì hạn chiết khấu tối đa là 91 ngày”.
Về phương thức tiến hành chiết khấu được quy định tại Điều 4 Thông tư 01/2012/TT-NHNN và cũng bao gồm hai phương thức đó là phương thức giao dịch trực tiếp với NHNN và phương thức giao dịch gián tiếp thông qua hệ thống mạng giao dịch.
Về tiêu chuẩn của GTCG chiết khấu theo Điều 6 Thông tư này gồm: “được phát hành bằng đồng Việt Nam (VND); được phép chuyển nhượng; thuộc sở hữu hợp pháp của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đề nghị chiết khấu; không phải là giấy tờ có giá do tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đề nghị chiết khấu phát hành; thời hạn còn lại tối đa của giấy tờ có giá là 91 ngày đối với trường hợp chiết khấu toàn bộ thời hạn còn lại của giấy tờ có giá; thời hạn còn lại của giấy tờ có giá phải dài hơn thời hạn Ngân hàng Nhà nước chiết khấu đối với trường hợp chiết khấu có kỳ hạn.”
Về điều kiện: các TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài tham gia vào nghiệp vụ chiết khấu phải đáp ứng các điều kiện theo Điều 8 Thông tư 01/2012/TT-NHNN, cụ thể:
“Là các tổ chức tín dụng không bị đặt vào tình trạng kiểm soát đặc biệt;
Không có nợ quá hạn tại Ngân hàng Nhà nước tại thời điểm đề nghị chiết khấu;
Có tài khoản tiền gửi mở tại Ngân hàng Nhà nước (Sở Giao dịch hoặc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương) thực hiện chiết khấu;
Có hồ sơ đề nghị thông báo hạn mức chiết khấu giấy tờ có giá gửi Ngân hàng Nhà nước đúng hạn theo quy định tại Khoản 3 Điều 9 Thông tư này;
Có giấy tờ có giá đủ điều kiện và thuộc danh mục các giấy tờ có giá được chiết khấu tại Ngân hàng Nhà nước;
Trường hợp giao dịch theo phương thức gián tiếp, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải trang bị đầy đủ máy móc, thiết bị tin học, đường truyền và kết nối với hệ thống máy chủ tại Ngân hàng Nhà nước (Sở Giao dịch và Cục Công nghệ tin học)”.
(iii) Cho vay lại theo hồ sơ tín dụng (Thông tư 24/2019/TT/NHNN quy định về tái cấp vốn dưới hình thức cho vay lại theo hồ sơ tín dụng đối với TCTD)
Nếu cho vay cầm cố và chiết khấu là hai hình thức tái cấp vốn được sử dụng phổ biến hơn thì hình thức cho vay lại theo hồ sơ tín dụng lại ít phổ biến, chỉ được TCTD sử
46
dụng trong những trường hợp nhất định. Cụ thể, các TCTD sẽ dùng những hồ sơ tín dụng của khách hàng (bao gồm hợp đồng tín dụng, hợp đồng bảo đảm tiền vay, hợp đồng cho thuê tài chính…) tại chính TCTD đó như là một tài sản đảm bảo cho khoản vay tại NHNN để đảm bảo khả năng chi trả trong những tình huống nhất định
Căn cứ tại Điều 4 Thông tư 24/2019/TT-NHNN, NHNN cho vay tái cấp vốn dưới hình thức này nhằm mục đích: “Hỗ trợ tổ chức tín dụng chi trả tiền gửi cho khách hàng là cá nhân, tổ chức (bao gồm tổ chức tín dụng khác, chi nhánh ngân hàng nước ngoài), chi trả tiền vay cho tổ chức tín dụng khác, chi nhánh ngân hàng nước ngoài; Hỗ trợ nguồn vốn cho vay đối với ngành, lĩnh vực theo Nghị định của Chính phủ có quy định Ngân hàng Nhà nước thực hiện chính sách hỗ trợ thông qua công cụ chính sách tiền tệ (sau đây gọi là hỗ trợ nguồn vốn cho vay ngành, lĩnh vực được khuyến khích phát triển)”. Như vậy, NHNN sẽ xem xét cho vay lại theo hồ sơ tín dụng đối với những TCTD trong hai trường hợp:
Một là, nhằm hỗ trợ khả năng thanh khoản:
Căn cứ tại Điều 12 Thông tư 24/2019/TT-NHNN, trong trường hợp này các TCTD phải đáp ứng điều kiện: “Gặp khó khăn về khả năng chi trả và không trong thời gian được kiểm soát đặc biệt; Có cam kết về việc không có hoặc đã sử dụng hết giấy tờ có giá thuộc danh mục giấy tờ có giá được sử dụng trong các giao dịch của Ngân hàng Nhà nước tại ngày có Giấy đề nghị vay tái cấp vốn hoặc Giấy đề nghị gia hạn vay tái cấp vốn và cam kết các khoản cho vay trong bảng kê hồ sơ tín để tái cấp vốn, gia hạn tái cấp vốn đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn quy định”.
Cũng theo Điều 14, “Số tiền tái cấp vốn, gia hạn tái cấp vốn dưới hình thức cho vay lại theo hồ sơ tín dụng do Ngân hàng Nhà nước xem xét, quyết định trên cơ sở tình hình khả năng chi trả của tổ chức tín dụng nhưng không vượt quá 60% tổng dư nợ gốc của các khoản cho vay trong bảng kê hồ sơ tín dụng để tái cấp vốn, gia hạn tái cấp vốn”.
Hai là, hỗ trợ nguồn vốn cho vay ngành lĩnh vực được khuyến khích phát triển Căn cứ tại Điều 16 Thông tư 24/2019/TT-NHNN, để tái cấp vốn trong trường hợp này, TCTD phải đáp ứng điều kiện: “Không trong thời gian được kiểm soát đặc biệt hoặc bị áp dụng can thiệp sớm hoặc bị xử lý vi phạm theo quy; Tuân thủ các tỷ lệ bảo đảm an toàn theo quy định tại khoản 1 Điều 130 Luật Các tổ chức tín dụng (đã được sửa đổi, bổ
47
sung) và hướng dẫn của NHNN trong thời gian 12 tháng liên tục trước ngày có Giấy đề nghị vay tái cấp vốn; Có cam kết về việc không có hoặc đã sử dụng hết giấy tờ có giá thuộc danh mục giấy tờ có giá được sử dụng trong các giao dịch của Ngân hàng Nhà nước tại ngày có Giấy đề nghị vay tái cấp vốn và cam kết các khoản cho vay trong bảng kê hồ sơ tín dụng để vay tái cấp vốn đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn quy định”.
Ngoài ra về lãi suất, theo quy định tại Điều 6 Thông tư này “lãi suất tái cấp vốn dưới hình thức cho vay lại theo hồ sơ tín dụng là lãi suất tái cấp vốn do Ngân hàng Nhà nước công bố trong từng thời kỳ tại thời điểm khoản tái cấp vốn được giải ngân, gia hạn;
lãi suất đối với nợ gốc tái cấp vốn quá hạn bằng 150% lãi suất đang áp dụng đối với khoản tái cấp vốn”. Về thời hạn tái cấp vốn, theo quy định tại Điều 7 “do Ngân hàng Nhà nước xem xét, quyết định và phải dưới 12 tháng. Thời gian gia hạn mỗi lần không vượt quá thời hạn vay tái cấp vốn; tổng thời gian tái cấp vốn và gia hạn tái cấp vốn không quá 12 tháng”.
Nhìn chung, bằng công cụ tái cấp vốn, NHNN sẽ chi phối lượng tiền trong nền kinh tế bằng cách: giảm lãi suất cũng như nới lỏng các điều kiện vay tại NHNN, khi này các TCTD sẽ dễ dàng tiếp cận tới các khoản vay tái cấp vốn, qua đó làm gia tăng tỷ lệ cung ứng tiền ra nền kinh tế để duy trì CSTT nới lỏng hoặc ngược lại.
Thứ hai, công cụ lãi suất (Điều 12 Luật NHNN Việt Nam năm 2010)
Căn cứ vào Điều 12 Luật này “Ngân hàng Nhà nước công bố lãi suất tái cấp vốn, lãi suất cơ bản và các loại lãi suất khác để điều hành chính sách tiền tệ, chống cho vay nặng lãi. Trong trường hợp thị trường tiền tệ có diễn biến bất thường, Ngân hàng Nhà nước quy định cơ chế điều hành lãi suất áp dụng trong quan hệ giữa các tổ chức tín dụng với nhau và với khách hàng, các quan hệ tín dụng khác”. Như vậy để thực hiện CSTT, NHNN sẽ sử dụng lãi suất cơ bản, lãi suất tái cấp vốn và lãi suất giữa các TCTD với nhau hoặc với khách hàng trong một số trường hợp đặc biệt.
Một là, lãi suất cơ bản là mức lãi suất do NHNN đưa ra trên cơ sở đó, các TCTD sẽ ấn định lãi suất kinh doanh của mình. Cụ thể, NHNN đã ban hành Quyết định số 2610/2010/QĐ-NHNN ngày 05/11/2010 về lãi suất cơ bản bằng đồng Việt Nam và là 9.0%/năm. Hiện nay, pháp luật ngân hàng vẫn quy định lãi suất cơ bản là công cụ giúp NHNN thực hiện CSTT và chống cho vay nặng lãi. Tuy nhiên trên thực tế, NHNN không
48
còn công bố lãi suất cơ bản trên website chính thức và về mặt thực tiễn, lãi suất cơ bản không còn ý nghĩa trong vấn đề thực thi CSTT của quốc gia.
Hai là, lãi suất tái cấp vốn là lãi suất mà NHNN công bố để áp dụng cho các TCTD khi tiến hành vay tái cấp vốn ở NHNN và được công bố tại thời điểm giải ngân. Hiện nay, về mặt thực tiễn chỉ có lãi suất này mới có ý nghĩa trong việc thực thi CSTT, cụ thể: để duy trì CSTT nới lỏng, NHNN sẽ tiến hành giảm lãi suất tái cấp vốn và ngược lại, để đảm bảo CSTT thắt chặt, NHNN cần tiến hành tăng lãi suất tái cấp vốn.
Hình 2.2. Lãi suất tái cấp vốn của NHNN Việt Nam
Thứ ba, công cụ tỷ giá hối đoái (Điều 13 Luật NHNN Việt Nam năm 2010)
Căn cứ tại khoản 5 Điều 2 Luật NHNN Việt Nam năm 2010: “tỷ giá hối đoái của Đồng Việt Nam chính là giá của một đơn vị tiền tệ nước ngoài tính bằng đơn vị tiền tệ của Việt Nam”. Chẳng hạn, tỷ giá bán ra của Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam ngày 16/04/2022 1 USD = 23.040 VNĐ. Đây chính là tỷ giá hối đoái.
Ngày 31/12/2015, NHNN Việt Nam đã ban hành Quyết định số 2730/QĐ-NHNN về việc công bố tỷ giá trung tâm của VND và USD và chính thức thi hành kể từ ngày 04/01/2016. Như vậy kể từ thời điểm đó, thay vì việc sử dụng tỷ giá bình quân liên ngân hàng, NHNN tiến hành công khai tỷ giá trung tâm để làm cơ sở cho các TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài có quyền kinh doanh ngoại tệ xác lập tỷ giá kinh doanh tại tổ chức.
Theo đó, tỷ giá trung tâm được xác định dựa trên tỷ giá hối đoái đóng cửa của ngày hôm trước, tỷ giá của các thị trường lớn trên thế giới và các yếu tố điều tiết kinh tế - xã hội của Nhà nước để làm căn cứ xác định tỷ giá trung tâm của ngày tiếp theo.
Nhìn chung, tỷ giá hối đoái là công cụ gián tiếp để NHNN thực hiện CSTT quốc gia. Chẳng hạn, khi tỷ giá hối đoái giữa đồng ngoại tệ và đồng nội tệ tăng, tức là nội tệ giảm giá trị, khi này cầu về ngoại tệ tăng làm tăng tình trạng người dân tích trữ ngoại tệ.