Thực trạng pháp luật về phòng ngừa rủi ro trong hoạt động cấp tín dụng của ngân hàng thương mại Việt Nam

Một phần của tài liệu Pháp luật về đảm bảo an toàn trong hoạt động cấp tín dụng của các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 23 - 33)

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA PHÁP LUẬT VỀ ĐẢM BẢO AN TOÀN TRONG HOẠT ĐỘNG CẤP TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM

2.1. Thực trạng các quy định pháp luật về đảm bảo an toàn trong hoạt động cấp tín dụng của ngân hàng thương mại Việt Nam

2.1.1. Thực trạng pháp luật về phòng ngừa rủi ro trong hoạt động cấp tín dụng của ngân hàng thương mại Việt Nam

Phòng ngừa rủi ro trong HĐCTD là bước đầu tiên cũng là bước quan trọng để đảm bảo an toàn trong HĐCTD bởi nếu tất cả các rủi ro đều được nhận dạng và phòng trừ ngay từ đầu thì rủi ro trong quá trình cấp tín dụng sẽ rất khó xảy ra, và cũng vì thế quá trình xử lí rủi ro cũng sẽ không được tiến hành. Để phòng ngừa rủi ro xảy ra, pháp luật không những có những quy định về điều kiện của các NHTM trước khi CTD mà còn có hành lang pháp lý cho người có nhu cầu vay vốn trước khi thực hiện hoạt động vay vốn tại ngân hàng

Thứ nhất, về phía NHTM, NHTM luôn được đảm bảo thanh tra, giám sát bởi NHNN để đảm bảo NHTM đủ điều kiện để cấp tín dụng, điều này được quy định cụ thể tại điều 55; 58 Luật Ngân hàng nhà nước Việt Nam 2010:

Điều 55: Nội dung thanh tra ngân hàng:

1.Thanh tra việc chấp hành pháp luật về tiền tệ và ngân hàng, việc thực hiện các quy định trong giấy phép do Ngân hàng Nhà nước cấp.

2.Xem xét, đánh giá mức độ rủi ro, năng lực quản trị rủi ro và tình hình tài chính của đối tượng thanh tra ngân hàng.

3.Kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung, huỷ bỏ hoặc ban hành văn bản quy phạm pháp luật đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước về tiền tệ và ngân hàng.

4.Kiến nghị, yêu cầu đối tượng thanh tra ngân hàng có biện pháp hạn chế, giảm thiểu và xử lý rủi ro để bảo đảm an toàn hoạt động ngân hàng và phòng ngừa, ngăn chặn hành động dẫn đến vi phạm pháp luật.

5.Phát hiện, ngăn chặn và xử lý theo thẩm quyền; kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý vi phạm pháp luật về tiền tệ và ngân hàng.”

6.Để kịp thời phát hiện sai phạm, xử lí sai phạm, hạn chế rủi ro, NHNN được pháp luật trao quyền để tiến hành thanh tra đối với hoạt động của các TCTD, hoạt động này không chỉ nhằm giảm thiểu rủi ro đối với ngân hàng mà còn góp phần ngăn chặn các hành vi dẫn đến vi phạm pháp luật, gây ảnh hưởng đến uy tín của NHTM.

“Điều 58: Nội dung giám sát ngân hàng

1.Thu thập, tổng hợp và xử lý tài liệu, thông tin, dữ liệu theo yêu cầu giám sát ngân hàng.

2. Xem xét, theo dõi tình hình chấp hành các quy định về an toàn hoạt động ngân hàng và các quy định khác của pháp luật về tiền tệ và ngân hàng; việc thực hiện kết luận, kiến nghị, quyết định xử lý về thanh tra và khuyến nghị, cảnh báo về giám sát ngân hàng.

3. Phân tích, đánh giá tình hình tài chính, hoạt động, quản trị, điều hành và mức độ rủi ro của tổ chức tín dụng; xếp hạng các tổ chức tín dụng hằng năm.

4. Phát hiện, cảnh báo rủi ro gây mất an toàn hoạt động ngân hàng và nguy cơ dẫn đến vi phạm pháp luật về tiền tệ và ngân hàng.

5. Kiến nghị, đề xuất biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn và xử lý rủi ro, vi phạm pháp luật.” ( Quốc Hội, 2010)

Có thể thấy, nội dung chủ yếu của thanh tra, giám sát ngân hàng luôn hướng tới vấn đề phát hiện rủi ro, yêu cầu xử lí rủi ro trong HDNH, đảm bảo sự an toàn trong HĐCTD. Ngoài ra, với việc xem xét, đánh giá năng lực tài chính và mức độ

rủi ro của ngân hàng, hoạt động thanh tra, giám sát của NHNN còn góp phần đảm bảo các NHTM đủ điều kiện thực hiện HĐCTD. Ngoài những quy định về thanh tra, giám sát để phòng ngừa rủi ro tín dụng, các NHTM buộc phải thực hiện tỷ lệ đảm bảo an toán theo điều 130 Luật CTCTD 2010:

Điều 130. Tỷ lệ bảo đảm an toàn

1,Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải duy trì các tỷ lệ bảo đảm an toàn sau đây:

a.Tỷ lệ khả năng chi trả;

b.Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu 8% hoặc tỷ lệ cao hơn theo quy định của Ngân hàng Nhà nước trong từng thời kỳ;

c.Tỷ lệ tối đa của nguồn vốn ngắn hạn được sử dụng để cho vay trung hạn và dài hạn;

d.Trạng thái ngoại tệ, vàng tối đa so với vốn tự có;

đ. Tỷ lệ dư nợ cho vay so với tổng tiền gửi;

e.Tỷ lệ mua, đầu tư trái phiếu Chính phủ, trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh.

2. Ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài tham gia hệ thống thanh toán liên ngân hàng quốc gia phải nắm giữ số lượng tối thiểu giấy tờ có giá được phép cầm cố theo quy định của Ngân hàng Nhà nước trong từng thời kỳ.

3. Ngân hàng Nhà nước quy định cụ thể các tỷ lệ bảo đảm an toàn quy định tại khoản 1 Điều này đối với từng loại hình tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.

4. Tổng số vốn của một tổ chức tín dụng đầu tư vào tổ chức tín dụng khác, công ty con của tổ chức tín dụng dưới hình thức góp vốn, mua cổ phần và các khoản đầu tư dưới hình thức góp vốn, mua cổ phần nhằm nắm quyền kiểm soát các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực ngân hàng, bảo hiểm, chứng khoán phải trừ khỏi vốn tự có khi tính các tỷ lệ an toàn.” ( Quốc Hội, 2010)

Theo quy định tại điều 130, TCTD trong đó có các NHTM phải đảm bảo hàng loạt yêu cầu về tỷ lệ an toàn, trong đó cần phải nói đến các quy định về đảm bảo an toàn trong HĐCTD như: tỷ lệ khả năng chi trả, tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu, tỷ lệ tối đa vốn cho vay, tỷ lệ dư nợ,… tất cả những quy định này đều nhằm mục tiêu

duy trì mức vốn của ngân hàng ở mức đảm bảo khả năng cho vay, đảm bảo tính thanh khoản của ngân hàng trong suốt quá trình hoạt động.

Thứ hai, các khách hàng cũng cần phải đảm bảo một số quy định của pháp luật để đảm bảo sự an toàn nguồn vốn cho ngân hàng khi những chủ thể này tham gia quan hệ tín dụng.

Cần phải nói đến đầu tiên là các quy định về các trường hợp không được cấp tín dụng, hạn chế cấp tín dụng, giới hạn cấp tín dụng. Theo quy định của Luật CTCTD 2010 sửa đổi bổ sung 2017:

Điều 126. Những trường hợp không được cấp tín dụng

1.Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài không được cấp tín dụng đối với những tổ chức, cá nhân sau đây:

a.Thành viên Hội đồng quản trị, thành viên Hội đồng thành viên, thành viên Ban kiểm soát, Tổng giám đốc (Giám đốc), Phó Tổng giám đốc (Phó giám đốc) và các chức danh tương đương của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, pháp nhân là cổ đông có người đại diện phần vốn góp là thành viên Hội đồng quản trị, thành viên Ban kiểm soát của tổ chức tín dụng là công ty cổ phần, pháp nhân là thành viên góp vốn, chủ sở hữu của tổ chức tín dụng là công ty trách nhiệm hữu hạn;

b.Cha, mẹ, vợ, chồng, con của thành viên Hội đồng quản trị, thành viên Hội đồng thành viên, thành viên Ban kiểm soát, Tổng giám đốc (Giám đốc), Phó Tổng giám đốc (Phó giám đốc) và các chức danh tương đương.

2.Quy định tại khoản 1 Điều này không áp dụng đối với quỹ tín dụng nhân dân và trường hợp cấp tín dụng dưới hình thức phát hành thẻ tín dụng cho cá nhân.

Hạn mức thẻ tín dụng đối với cá nhân quy định tại khoản 1 Điều này được thực hiện theo quy định của Ngân hàng Nhà nước.

3.Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài không được cấp tín dụng cho khách hàng trên cơ sở bảo đảm của đối tượng quy định tại khoản 1 Điều này. Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài không được bảo đảm dưới bất kỳ hình thức nào để tổ chức tín dụng khác cấp tín dụng cho đối tượng quy định tại khoản 1 Điều này.

4.Tổ chức tín dụng không được cấp tín dụng cho doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh chứng khoán mà tổ chức tín dụng nắm quyền kiểm soát.

5.Tổ chức tín dụng không được cấp tín dụng trên cơ sở nhận bảo đảm bằng cổ phiếu của chính tổ chức tín dụng hoặc công ty con của tổ chức tín dụng.

6.Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài không được cấp tín dụng để góp vốn, mua cổ phần của tổ chức tín dụng.

7.Việc cấp tín dụng quy định tại các khoản 1, 3, 4, 5 và 6 Điều này bao gồm cả hoạt động mua, đầu tư vào trái phiếu doanh nghiệp.” (Quốc Hội, 2010)

Theo nội dung của điểm a khoản 1 điều 126:

Không được cấp tín dụng với thành viên Hội đồng quản trị, thành viên Hội đồng thành viên, thành viên Ban kiểm soát, Tổng giám đốc (Giám đốc), Phó Tổng giám đốc (Phó giám đốc) và các chức danh tương đương của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, pháp nhân là cổ đông có người đại diện phần vốn góp là thành viên Hội đồng quản trị, thành viên Ban kiểm soát của tổ chức tín dụng là công ty cổ phần, pháp nhân là thành viên góp vốn, chủ sở hữu của tổ chức tín dụng là công ty trách nhiệm hữu hạn;” (Quốc Hội, 2010)

Đây là những vị trí có chức vụ, quyền hạn trong TCTD, hoàn toàn có khả năng tác động đến quyết định cấp tín dụng, ngoài ra khi thẩm định hồ sơ của các cá nhân, tổ chức này, cán bộ tín dụng sẽ không hoàn toàn vô tư, khách quan, vì vậy, để tránh rủi ro đối với TCTD, pháp luật quy định cấm cấp tín dụng đối với những chủ thể trên là hoàn toàn hợp lý (Nguyễn Thái Hà & cộng sự, 2021). Ngoài ra theo quy định của điểm b khoản này:

không cấp tín dụng với Cha, mẹ, vợ, chồng, con của thành viên Hội đồng quản trị, thành viên Hội đồng thành viên, thành viên Ban kiểm soát, Tổng giám đốc (Giám đốc), Phó Tổng giám đốc (Phó giám đốc) và các chức danh tương đương”

(Quốc Hội, 2010) Những cá nhân này tuy không phải người có chức vụ, quyền hạn trong tổ chức tín dụng song lại có khả năng tác động đến quyết định cấp tín dụng do có mối quan hệ mật thiết với các cá nhân có thẩm quyền xét duyệt tín dụng, vì vậy để tránh rủi ro, pháp luật cấm các TCTD cấp tín dụng đối với các cá nhân này.

(Nguyễn Thái Hà & cộng sự, 2021)

Ngoài ra theo khoản 3 điều này quy định:

“3. Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài không được cấp tín dụng cho khách hàng trên cơ sở bảo đảm của đối tượng quy định tại khoản 1 Điều này. Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài không được bảo đảm dưới bất kỳ hình thức nào để tổ chức tín dụng khác cấp tín dụng cho đối tượng quy định tại khoản 1 Điều này” (Quốc Hội, 2010)

Không giống nhóm đối tượng ở khoản 1, nhóm đối tượng ở khoản 3 hoàn toàn là những cá nhân, tổ chức bình thường, không có khả năng tác động đến quyết định cấp tín dụng, càng không có khả năng tác động đến nhân viên tín dụng trong qúa trình các các bộ này thẩm định hồ sơ vì vậy họ hoàn toàn vô tư, khách quan đủ điều kiện để đề nghị cấp tín dụng song nếu họ được chủ thể ở khoản 1 đứng ra bảo đảm bằng bất kì hình thức nào thì tính vô tư, khách quan đó sẽ không còn vậy nên, nếu được các chủ thể ở khoản 1 đứng ra bảo đảm dưới bất kì hình thức nào, các cá nhân, tổ chức đều bị cấm cấp tín dụng. (Nguyễn Thái Hà & cộng sự, 2021)

Tiếp đó là các quy định nhằm đảm bảo an toàn cho nguồn vốn của ngân hàng, cụ thể quy định tại khoản 4,5,6 điều này:

“4. Tổ chức tín dụng không được cấp tín dụng cho doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh chứng khoán mà tổ chức tín dụng nắm quyền kiểm soát.”

5.Tổ chức tín dụng không được cấp tín dụng trên cơ sở nhận bảo đảm bằng cổ phiếu của chính tổ chức tín dụng hoặc công ty con của tổ chức tín dụng.

6.Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài không được cấp tín dụng để góp vốn, mua cổ phần của tổ chức tín dụng” (Quốc Hội, 2010)

Những trường hợp quy định tại khoản 4,5,6 điều này xét về bản chất là nhằm mục đích đảm bảo an toàn nguồn vốn cho TCTD bởi nếu cấp vốn cho doanh nghiệp hoạt động trên lĩnh vực chứng khoán mà TCTD nắm quyền kiểm soát hay cấp tín dụng trên cơ sở đảm bảo bằng cổ phiếu của chính tổ chức tín dụng – đây là một phần tài sản cuả TCTD, khi cấp tín dụng cho những trường hợp này, về bản chất nguồn vốn của TCTD sẽ không tăng lên song TCTD đó lại phải chi ra một nguồn vốn đáng để đáp ứng nhu cầu vốn của các chủ thể này, gây rủi ro cho nguồn vốn của ngân hàng, vì vậy, pháp luật Việt Nam cấm cấp tín dụng cho nhóm đối

tượng trên. Tương tự, không được cấp tín dụng để góp vốn, mua cổ phần của TCTD cũng một phần xuất phát từ nguyên nhân trên và đồng thời còn xuất phát từ quy định pháp luật đó là vốn góp cho một TCTD phải là vốn có thực của cổ đông, không phải vốn vay, vốn huy động, vốn uỷ thác.

Bên cạnh những quy định về các trường hợp không được cấp tín dụng tại điều 126 Luật các TCTD, còn có các quy định về hạn chế cấp tín dụng quy định tại điều 127 luật này:

“Điều 127. Hạn chế cấp tín dụng

1.Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài không được cấp tín dụng không có bảo đảm, cấp tín dụng với điều kiện ưu đãi cho những đối tượng sau đây:

a.Tổ chức kiểm toán, kiểm toán viên đang kiểm toán tại tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài; thanh tra viên đang thanh tra tại tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài;

b.Kế toán trưởng của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, Chủ tịch và thành viên khác của Hội đồng quản trị, Trưởng ban và thành viên khác của Ban kiểm soát, Giám đốc, Phó giám đốc và các chức danh tương đương của quỹ tín dụng nhân dân;

c.Cổ đông lớn, cổ đông sáng lập;

d.Doanh nghiệp có một trong những đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 126 của Luật này sở hữu trên 10% vốn điều lệ của doanh nghiệp đó;

đ.Người thẩm định, xét duyệt cấp tín dụng;

e. Các công ty con, công ty liên kết của tổ chức tín dụng hoặc doanh nghiệp mà tổ chức tín dụng nắm quyền kiểm soát.

2.Tổng mức dư nợ cấp tín dụng đối với các đối tượng quy định tại các điểm a, b, c, d và đ khoản 1 Điều này không được vượt quá 5% vốn tự có của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.

3. Việc cấp tín dụng đối với những đối tượng quy định tại khoản 1 Điều này phải được Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên của tổ chức tín dụng thông qua và công khai trong tổ chức tín dụng.

4.Tổng mức dư nợ cấp tín dụng đối với một đối tượng quy định tại điểm e khoản 1 Điều này không được vượt quá 10% vốn tự có của tổ chức tín dụng; đối với tất cả các đối tượng quy định tại điểm e khoản 1 Điều này không được vượt quá 20% vốn tự có của tổ chức tín dụng.

5.Tổng mức dư nợ cấp tín dụng quy định tại khoản 2 Điều này bao gồm cả tổng mức mua, đầu tư vào trái phiếu do các đối tượng quy định tại các điểm a, c và d khoản 1 Điều này phát hành; tổng mức dư nợ cấp tín dụng quy định tại khoản 4 Điều này bao gồm cả tổng mức mua, đầu tư vào trái phiếu do các đối tượng quy định tại điểm e khoản 1 Điều này phát hành.” (Quốc Hội, 2010)

Theo điều 127, cấp tín dụng sẽ bị giới hạn nếu thuộc một trong ba nhóm (Nguyễn Thái Hà & cộng sự, 2021):

Nhóm 1: nhóm đối tượng bị hạn chế cấp tín dụng không có đảm bảo, cấp tín dụng với điều kiện ưu đãi quy định tại khoản 1 điều này. Những nhóm đối tượng này tuy không có tác động nhiều đến quyết định cấp tín dụng nhưng là nhóm chủ thể có chức vụ, quyền hạn nhất định trong TCTD nên để đảm bảo tối đa sự an toàn nguồn vốn tín dụng, nhóm đối tượng này chỉ được cấp tín dụng nếu có tài sản bảo đảm và không được hưởng bất kì ưu đãi đặc biệt nào.

Nhóm 2: hạn chế về giới hạn cấp tín dụng quy định tại khoản 2, khoản 4 và khoản 5 điều này. Nhóm đối tượng quy định tại khoản 1 điều này đồng thời không được cấp tín dụng không có tài sản bảo đảm, không được hưởng chính sách ưu đãi mà còn bị giới hạn về mức tín dụng tối đa được cấp, quy định này không chỉ xuất phát từ việc các nhà làm luật đánh giá nhóm khách hàng này có rủi ro cao hơn những khách hàng thông thường mà còn xuất phát từ nguyên tắc “không để hết trứng vào một giỏ”

Nhóm 3: hạn chế về điều kiện thông qua đề nghị cấp tín dụng và công khai thông tin. Theo quy định tại khoản 3 điều này, “nếu cấp tín dụng cho các đối tượng nêu trên, Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên của tổ chức tín dụng thông qua và công khai trong tổ chức tín dụng.” Theo quy định của các TCTD, đối với việc cấp tín dụng chỉ đưa ra hội đồng quản trị, hội đồng thành viên xét duyệt nếu hạn mức cấp tín dụng lớn; nhưng với việc cấp tín dụng cho các chủ thể nói trên, dù mức cấp tín dụng là bao nhiêu đều phải được Hội đồng quản trị, hội đồng thành viên

Một phần của tài liệu Pháp luật về đảm bảo an toàn trong hoạt động cấp tín dụng của các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 23 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(73 trang)