Thực trạng pháp luật về dự phòng rủi ro tín dụng trong hoạt động cấp tín dụng của ngân hàng thương mại Việt Nam

Một phần của tài liệu Pháp luật về đảm bảo an toàn trong hoạt động cấp tín dụng của các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 33 - 36)

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA PHÁP LUẬT VỀ ĐẢM BẢO AN TOÀN TRONG HOẠT ĐỘNG CẤP TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM

2.1. Thực trạng các quy định pháp luật về đảm bảo an toàn trong hoạt động cấp tín dụng của ngân hàng thương mại Việt Nam

2.1.2. Thực trạng pháp luật về dự phòng rủi ro tín dụng trong hoạt động cấp tín dụng của ngân hàng thương mại Việt Nam

Dự phòng rủi ro là một trong những quy định quan trọng nhằm đảm bảo an toàn nguồn vốn cho ngân hàng bởi tuy đã thẩm định khách hàng rất kĩ song sẽ vẫn xuất hiện những rủi ro mà ngân hàng không lường trước được, bởi vậy, pháp luật có quy định về dự phòng rủi ro: các quy định về đảm bảo tiền vay với mong muốn tạo ra kênh thu nợ thứ hai cho ngân hàng; các quy định về phân loại nợ và trích dự phòng rủi ro với mục tiêu đảm bảo sự hoạt động bình thường của ngân hàng, đảm bảo phân loại đúng khách hàng để dự phòng trước rủi ro có thể xảy ra hoặc là cơ sở để phòng ngừa rủi ro từ khách hàng trong tương lai.

Thứ nhất, các quy định về đảm bảo tiền vay. Nội dung pháp luật về một số biện pháp bảo đảm tiền vay được quy định tại điều 292 Bộ luật Dân sự 2015:

“Điều 292. Biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ hạn chế rủi ro Các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ bao gồm:

1.Cầm cố tài sản.

2.Thế chấp tài sản.

3.Đặt cọc.

4.Ký cược.

5.Ký quỹ.

6.Bảo lưu quyền sở hữu.

7.Bảo lãnh.

8.Tín chấp.

9.Cầm giữ tài sản.” ( Quốc Hội, 2015)

Biện pháp bảo đảm tín dụng được coi là “biện pháp dự phòng, dự phạt” khi khách hàng gây ra những rủi ro và hậu quả rủi ro cho ngân hàng, đây là những biện pháp mà các TCTD áp dụng nhằm ngăn ngừa và hạn chế tới mức thấp nhất những rủi ro có thể xảy ra trong hoạt động cho vay của mình, cụ thể là bảo đảm cho việc thu hồi cả vốn và lãi suất vay. Trong các biện pháp đảm bảo tiền vay thì đảm bảo bằng tài sản bảo đảm phổ biến hơn cả, chính vì vậy pháp luật đã có những quy định chi tiết hơn về tài sản bảo đảm:

Điều 295: Tài sản bảo đảm

1.Tài sản bảo đảm phải thuộc quyền sở hữu của bên bảo đảm, trừ trường hợp cầm giữ tài sản, bảo lưu quyền sở hữu.

2. Tài sản bảo đảm có thể được mô tả chung, nhưng phải xác định được.

3. Tài sản bảo đảm có thể là tài sản hiện có hoặc tài sản hình thành trong tương lai.

4.Giá trị của tài sản bảo đảm có thể lớn hơn, bằng hoặc nhỏ hơn giá trị nghĩa vụ được bảo đảm.” (Quốc Hội, 2015)

Từ những quy định tại điều này có thể nhận thấy tài sản dùng để bảo đảm phải có những đặc điểm sau:

Thứ nhất, TSBĐ phải thuộc quyền sở hữu của bên bảo đảm hay bên bảo đảm phải có quyền chiếm hữu, sử dụng và định đoạt đối với tài sản.

Thứ hai, TSBĐ có thể được mô tả chung, nhưng phải xác định được. Tức là phải được xác định một cách rõ ràng, bên bảo đảm và bên nhận bảo đảm phải biết cụ thể về TSBĐ.

Thứ ba, TSBĐ có thể là tài sản hiện có hoặc tài sản hình thành trong tương lai. Tài sản hình thành trong tương lai là tài sản thuộc sở hữu của bên bảo đảm sau thời điểm nghĩa vụ được xác lập hoặc giao dịch bảo đảm được giao kết. Tài sản hình thành trong tương lai bao gồm cả tài sản đã được hình thành tại thời điểm giao kết giao dịch đảm bảo, nhưng sau thời điểm giao kết giao dịch đảm bảo mới thuộc quyền sở hữu của bên đảm bảo.

Thứ tư, giá trị của TSBĐ có thể lớn hơn, bằng hoặc nhỏ hơn giá trị nghĩa vụ được bảo đảm. Xuất pháp từ mục đích của bảo đảm tín dụng là giúp ngân hàng có nguồn thu nợ thứ hai, hạn chế rủi ro tín dụng đồng thời gắn trách nhiệm vật chất của khách hàng vay vốn trong quá trình sử dụng vốn, khi cho vay các TCTD luôn yêu cầu về việc bảo đảm tín dụng, tuy nhiên để nguồn vốn có thể tiếp cận với nhiều khách hàng hơn, BLDS 2015 cũng có quy định về việc giá trị của TSBĐ có thể bằng hoặc nhỏ hơn giá trị nghĩa vụ được bảo đảm. Ngoài ra, pháp luật cũng có quy định một TSBD có thể bảo đảm cho nhiều nghĩa vụ, quy định cụ thể tại điều 269 BLDS 2015:

“1. Một tài sản có thể được dùng để bảo đảm thực hiện nhiều nghĩa vụ, nếu có giá trị tại thời điểm xác lập giao dịch bảo đảm lớn hơn tổng giá trị các nghĩa vụ được bảo đảm, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác.

2. Trường hợp một tài sản được bảo đảm thực hiện nhiều nghĩa vụ thì bên bảo đảm phải thông báo cho bên nhận bảo đảm sau biết về việc TSBĐ đang được dùng để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ khác. Mỗi lần bảo đảm phải được lập thành văn bản

(Quốc Hội, 2015)

Việc quy định một tài sản có thể dùng để bảo đảm thực hiện cho nhiều nghĩa vụ trả nợ tại nhiều TCTD đã đem đến rất nhiều lợi ích cho bên đi vay vì có thể dùng một TSBĐ để đảm bảo cho nhiều khoản vay song nó lại đặt ra vấn đề về thu hồi đầy đủ cả gốc lẫn lãi với các NHTM.

Thứ hai, để đảm bảo cho hoạt động bình thường của TCTD, Pháp luật còn quy định về phân loại nợ, trích lập dự phòng rủi ro.

Đầu tiên, về vấn đề phân loại nợ, được quy định tại thông tư 11/2021/NHNN quy định về phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài” theo đó sẽ có 2 hình thức phân loại nợ:

Điều 10: Phân loại nợ và cam kết ngoại bảng theo phương pháp định lượng Điều 11: Phân loại nợ và cam kết ngoại bảng theo phương pháp định tính

Cho dù sử dụng phương pháp nào, nợ cũng được phân làm 5 nhóm chính: nợ nhóm 1( nợ đủ tiêu chuẩn), nợ nhóm 2( nợ cần chú ý), nợ nhóm 3( nợ dưới tiêu

chuẩn), nợ nhóm 4( nợ nghi ngờ), nợ nhóm 5( nợ có khả năng mất vốn) (Ngân hàng nhà nước, 2021). Việc phân loại nợ vào các nhóm là một trong những cơ sở quan trọng để ngân hàng đưa ra quyết định cho vay đối với các chủ thể. Thông thường, tại các NHTM, các chủ thể được xếp vào nhóm nợ 2 trở lên khả năng được đáp ứng nhu cầu vốn là rất khó.

Tiếp theo là về trích dự phòng rủi ro được quy định theo 2 mức, mức chung ( điều 13), mức cụ thể ( điều 12) (Ngân hàng nhà nước, 2021) tại thông tư trên.

Trước hết cần khẳng định, và trích lập dự phòng rủi ro nhằm bảo đảm an toàn trong HĐNH nói chung, trong đó có bảo đảm an toàn trong HĐCTD của các NHTM. Trích lập dự phòng rủi ro được thực hiện sau khi đã giải ngân cho khách hàng. Căn cứ cho việc quy định về trích lập dự phòng rủi ro ở chỗ: thời gian từ khi giải ngân đến khi thu hồi đầy đủ nợ gốc và lãi có thể rất dài. Trong thời gian đó, khách hàng có nhiều sự thay đổi có thể ảnh hưởng đến mức độ rủi ro mà trong khi thẩm định tín dụng không thể lường hết được. Chính vì vậy, phân loại nợ hướng đến mục tiêu nhìn nhận và đánh giá thực chất rủi ro của khách hàng, từ đó có biện pháp dự phòng tương xứng. Về nguyên tắc chung, rủi ro càng cao thì dự phòng rủi ro càng cao và ngược lại. Trong trường hợp xảy ra rủi ro và hậu quả, các NHTM dùng khoản dự phòng này để xử lý rủi ro.

Một phần của tài liệu Pháp luật về đảm bảo an toàn trong hoạt động cấp tín dụng của các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 33 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(73 trang)