CHƯƠNG 3: ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NHẰM ĐẢM BẢO AN TOÀN TRONG HOẠT ĐỘNG CẤP TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM
3.4. Giải pháp nhằm đảm bảo an toàn trong hoạt động cấp tín dụng của các ngân hàng thương mại Việt Nam
3.4.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật về đảm bảo an toàn trong hoạt động cấp tín dụng của ngân hàng thương mại Việt Nam
Bên cạnh những giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật về đảm bảo an toàn trong hoạt động cấp tín dụng của ngân hàng thương mại Việt Nam, tác giả cũng chỉ ra những giải pháp nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả thực thi nhóm quy định pháp luật này:
Thứ nhất, NHNN cần thanh tra, giám sát thường xuyên hoạt động của NHTM.
Pháp luật cho phép các NHTM có các quy định nội bộ về thẩm định khách hàng, mục đích sử dụng tiền vay, lãi suất,…. Để phù hợp với khẩu vị rủi ro của từng ngân hàng, điều này giúp các NHTM tạo lợi thế cạnh tranh tuy nhiên cũng chính vì vậy mà thực tế các NHTM đã lợi dụng điều này để nới lỏng điều kiện cho vay, thẩm định khách hàng,
… gây ra hậu quả nặng nề đối với ngân hàng. Vì vậy, bên cạnh các quy chế nội bộ, để đảm bảo tính thực thi hiệu quả các quy định pháp luật, NHNN cần phải thanh tra, giám sát thường xuyên HĐCTD của các NHTM, nhất là những khoản vay lớn có khả năng tác động đến hoạt động bình thường của ngân hàng, mặt khác, NHNN phải yêu cầu các NHTM thường xuyên báo cáo lại các quy định, điều kiện cho vay, quy trình thẩm định khách hàng của các NHTM để đảm bảo các NHTM được tự do lựa chọn khẩu vị rủi ro nhưng trong khả năng cho phép, không gây ảnh hưởng đến tính an toàn và ổn định của toàn hệ thống.
Thứ hai, tại mỗi NHTM cần có phòng ban chuyên kiểm soát tiền vay của khách hàng để đảm bảo nguồn vốn cho vay được sử dụng đúng mục đích, không có rủi ro cho ngân hàng, phòng ban này có thể nằm trong khối quản trị rủi ro của các ngân hàng song chỉ chuyên môn vào lĩnh vực kiểm soát tiền vay để đảm bảo tính chuyên môn hoá cho lĩnh vực này.
Thứ ba, tiến hành các buổi hội thảo, khoá học trong nội bộ ngân hàng nhằm nâng cao kĩ năng nghiệp vụ và hiểu biết pháp luật của các cán bộ tín dụng, ngoài ra cần có thêm những lớp học dành riêng cho các chủ thể có chức vụ và quyền hạn trong
các tổ chức tín dụng nhằm nâng cao nhận thức về hậu qủa của việc mất an toàn trong quan hệ cấp tín dụng.
Thứ tư, phòng chống, ngăn chặn “nhóm lợi ích” xuất hiện trong lĩnh vực ngân hàng. Nhóm lợi ích này không chỉ là những người thuộc ban lãnh đạo ngân hàng, chi nhánh ngân hàng mà còn kết hợp với ban lãnh đạo của các tổ chức vay vốn, gây ra hậu quả nghiêm trọng làm thất thoát hàng nghìn tỷ đồng của ngân hàng, điển hình là hàng loạt các vụ đại án diễn ra trong thời gian gần đây. Đứng trước tình hình đó, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã ký Quyết định số 370/QĐ-NHNN ban hành Quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo phòng, chống tham nhũng, tiêu cực và tội phạm ngành ngân hàng. Trong đó có phòng chống tiêu cực ngành ngân hàng, ngăn chặn lợi ích nhóm trong ngành ngân hàng.
Thứ năm, có những biện pháp răn đe mạnh tay hơn đối với những khách hàng cố tình làm giả hồ sơ để vay vốn ngân hàng, không chỉ xử lí về hành chính, hình sự mà còn có các quy định trong nội bộ hệ thống NHTM có thể xem xét đến việc không được phép CTD cho nhóm khách hàng này trong thời gian dài.
Thứ sáu, nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật về chuyển đổi toàn bộ HĐCTD.
Hiện tại, ngành ngân hàng đã bắt đầu có những bước đi đầu tiên trong việc chuyển đổi số HĐCTD, bắt đầu thí điểm thực hiện cho phép khách hàng vay online ( tiêu biểu là Ngân hàng Tiên Phong đã thí điểm một vài hoạt động tín dụng online đối với khách hàng), quá trình chuyển đổi số là quá trình đầy khó khăn và phức tạp song lại mang lại rất nhiều lợi ích, để quá trình này diễn ra thuận lợi cần có sự phối kết hợp nhuần nhuyễn giữa các cơ quan ban ngành mà cụ thể ở đây là Bộ Tư pháp, NHNN, Bộ Khoa học – công nghệ,…trong suốt quá trình chuyển đổi số.
Trên đây là những biện pháp nhằm nâng cao tính thực thi các quy định pháp luật về đảm bảo an toàn trong HĐCTD của NHTM VN, cùng với những biện pháp về hoàn thiện quy định pháp luật trong lĩnh vực trên, tác giả mong muốn HĐCTD của các NHTM trong thời gian tới sẽ ngày một an toàn, đổi mới phù hợp với sự chuyển đổi số đang diễn ra mạnh mẽ trong lĩnh vực ngân hàng.
TÓM TẮT CHƯƠNG 3
Trên những nội dung chương 2, đặc biệt là nội dung về đánh giá những hạn chế trong quy định pháp luật và những khó khăn trong quá trình thực thi pháp luật, ở chương 3 tác giả tập trung nghiên cứu 4 nội dung:
Thứ nhất, trên thế giới, tác giả tìm hiểu những quy định, xu hướng pháp luật mà tiêu biểu ở đây là hiệp ước Basel III và những quy định của pháp luật ngân hàng tại Mỹ từ đó chỉ ra được xu hướng của pháp luật trên thế giới về lĩnh vực ngân hàng luôn trọng tâm vào vấn đề cải thiện năng lực của ngành ngân hàng, cải thiện quản lý rủi ro nhất là trước các cú sốc lớn của nền kinh tế. Trên cơ sở đó, định hướng sửa đổi cho pháp luật Việt Nam.
Thứ hai, trong nước, tác giả tìm hiểu chủ trương, quan điểm chỉ đạo của Đảng, các cơ quan có thẩm quyền về lĩnh vực ngân hàng trong thời kì chuyển đổi số, trên cơ sở đó xác định vấn đề pháp luật về đảm bảo an toàn trong hoạt động cấp tín dụng phải đáp ứng đủ các điều kiện sau đây: nhiệm vụ trọng tâm là phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội sau dịch Covid 19 và hướng tới chuyển đổi số trong lĩnh vực ngân hàng.
Thứ ba, trên cơ sở nắm bắt được tình hình trong nước và thế giới, trên cơ sở thực tế pháp luật Việt Nam về đảm bảo an toàn trong HĐCTD, tác giả đã đưa ra những định hướng giải pháp hoàn thiện pháp luật, nâng cao tính thực thi pháp luật về đảm bảo an toàn trong HĐCTD.
Định hướng thứ nhất, hướng tới việc nâng cao năng lực ngân hàng thông qua các quy định pháp luật.
Định hướng thứ hai, tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc, hỗ trợ những cá nhân, tổ chức vay vốn trong giai đoạn nền kinh tế khó khăn do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid 19
Định hướng thứ ba, tăng cường công tác thanh tra, giám sát ngân hàng đảm bảo hoạt động minh bạch, có hiệu quả các hoạt động kinh doanh của ngân hàng nói chung và HĐCTD nói riêng
Định hướng thứ tư, pháp luật cần có những sửa đổi nhằm hoàn thiện pháp luật về giao dịch điện tử trong lĩnh vực ngân hàng.
Thứ tư, trên cơ sở định hướng vừa đề ra và những hạn chế về quy định pháp luật, những khó khăn trong quá trình thực thi pháp luật về đảm bảo an toàn trong HĐCTD, tác giả đã đề ra những giải pháp nhằm đảm bảo an toàn trong HĐCTD bao gồm:
Về giải pháp để hoàn thiện quy định pháp luật về đảm bảo an toàn trong HĐCTD:
Thứ nhất, hoàn thiện hơn nữa nội dung pháp luật về lĩnh vực này, tiến hành sửa đổi những quy định chưa rõ ràng, gây hiểu nhầm, gây ra “lỗ hổng pháp lý” .
Thứ hai, hoàn thiện quy định về kiểm tra sử dụng tiền vay tại điều 94 LCTCTD 2010.
Thứ ba, pháp luật cần sửa đổi các quy định về tài sản bảo đảm.
Thứ tư, pháp luật hình sự cần tăng thêm các điều khoản quy định về các tội danh liên quan đến những sai phạm trong lĩnh vực ngân hàng, đồng thời tăng khung hình phạt cho những tội phạm tại điều 206 BLHS với mục đích răn đe, giáo dục các chủ thể.
Thứ năm, pháp luật về giao dịch điện tử cần phải đi trước đón đầu, tiến hành lấy ý kiến của các cá nhân, tổ chức mà trọng tâm mà các NHTM nhằm sửa đổi Luật giao dịch điện tử 2005 theo hướng phù hợp với tình hình thực tế hiện nay.
Về giải pháp nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật về đảm bảo an toàn trong hoạt động cấp tín dụng của ngân hàng thương mại Việt Nam:
Thứ nhất, NHNN cần thanh tra, giám sát thường xuyên hoạt động của NHTM.
Thứ hai, tại mỗi NHTM cần có phòng ban chuyên kiểm soát tiền vay của khách hàng.
Thứ ba, tiến hành các buổi hội thảo, khoá học trong nội bộ ngân hàng nhằm nâng cao kĩ năng nghiệp vụ và hiểu biết pháp luật của các cán bộ tín dụng, ngoài ra cần có thêm những lớp học dành riêng cho các chủ thể có chức vụ và quyền hạn trong các tổ chức tín dụng nhằm nâng cao nhận thức về hậu qủa của việc mất an toàn trong quan hệ cấp tín dụng.
Thứ tư, phòng chống, ngăn chặn “nhóm lợi ích” xuất hiện trong lĩnh vực ngân hàng.
Thứ năm, có những biện pháp răn đe mạnh tay hơn đối với những khách hàng cố tình làm giả hồ sơ để vay vốn ngân hàng.
Thứ sáu, nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật về chuyển đổi toàn bộ HĐCTD.
Trên đây là những biện pháp khác phục những hạn chế của quy định pháp luật và nâng cao tính thực thi các quy định pháp luật về đảm bảo an toàn trong HĐCTD của NHTM VN, cùng với những biện pháp về hoàn thiện quy định pháp luật trong lĩnh vực trên, tác giả mong muốn HĐCTD của các NHTM trong thời gian tới sẽ ngày một an toàn, đổi mới phù hợp với sự chuyển đổi số đang diễn ra mạnh mẽ trong lĩnh vực ngân hàng.