Hạn chế của pháp luật và những bấp cập trong quá trình áp dụng pháp luật về đảm bảo an toàn trong hoạt động cấp tín dụng của ngân hàng thương mại Việt

Một phần của tài liệu Pháp luật về đảm bảo an toàn trong hoạt động cấp tín dụng của các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 50 - 58)

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA PHÁP LUẬT VỀ ĐẢM BẢO AN TOÀN TRONG HOẠT ĐỘNG CẤP TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM

2.3. Đánh giá thực trạng quy định pháp luật và thực tiễn áp dụng pháp luật về đảm bảo an toàn trong hoạt động cấp tín dụng của ngân hàng thương mại Việt Nam

2.3.2. Hạn chế của pháp luật và những bấp cập trong quá trình áp dụng pháp luật về đảm bảo an toàn trong hoạt động cấp tín dụng của ngân hàng thương mại Việt

2.3.2.1. Hạn chế của quy định pháp luật về đảm bảo an toàn trong hoạt động cấp tín dụng của ngân hàng thương mại Việt Nam

Pháp luật về đảm bảo an toàn trong HĐCTD nhưng chung là tương đối chặt chẽ, tiến bộ và phù hợp với thực tế, song về chi tiết, nhóm nội dung pháp luật này vẫn tồn tại những hạn chế cơ bản:

Thứ nhất, pháp luật còn tồn tại những quy định chưa rõ ràng, tạo cơ hội cho các đối tượng “lách luật”. Trong quy định tại khoản 1, điều 126 luật CTCTD 2010 quy định về các trường hợp không được cấp tín dụng có nội dung như sau: “không cấp tín dụng với Thành viên Hội đồng quản trị, thành viên Hội đồng thành viên, thành viên Ban kiểm soát, Tổng giám đốc (Giám đốc), Phó Tổng giám đốc (Phó giám đốc) và các chức danh tương đương của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, pháp nhân là cổ đông có người đại diện phần vốn góp là thành viên Hội đồng quản trị, thành viên Ban kiểm soát của tổ chức tín dụng là công ty cổ phần, pháp nhân là thành viên góp vốn, chủ sở hữu của tổ chức tín dụng là công ty trách nhiệm hữu hạn;” (Quốc Hội, 2010) có thể thấy trong nội dung trên có nhắc đến cụm từ “chức danh tương đương” song lại không có định nghĩa chức danh tương đương là gì? Chức vụ nào được xem là chức danh tương đương. Chính vì quy định không rõ ràng đó, trong vụ án của bầu Kiên, với mục đích tư lợi, ông đã thành lập Hội đồng sáng lập Ngân hàng ACB, do Kiên làm Phó chủ tịch từ đó thực hiện hàng loạt các hành vi phạm tội gây hậu quả nghiêm trọng cho ngân hàng ACB nói riêng và ngành ngân hàng nói chung.

Thứ hai, pháp luật về thẩm định mục đích sử dụng vốn vay, giám sát quá trình sử dụng tiền vay của ngân hàng còn tồn tại nhiều hạn chế. Trong quy định tại khoản 4 điều 94 LCTCTD 2010 quy định về xét quyệt cấp tín dụng, kiểm tra sử dụng tiền vay quy định “tổ chức tín dụng có quyền yêu cầu khách hàng vay báo

cáo việc sử dụng vốn vay và chứng minh vốn vay được sử dụng đúng mục đích vay vốn” (Quốc Hội, 2010) có thể thấy pháp luật đang quy định việc kiểm tra vốn vay của khách hàng là “quyền” của ngân hàng, có nghĩa ngân hàng có thể thực hiện hoặc không, đây là một quy định có phần chưa thực sự hợp lí bởi kiểm tra mục đích sử dụng vốn không chỉ là “quyền” mà còn là “nghĩa vụ” bắt buộc của ngân hàng quá trình sử dụng vốn vay của khách hàng rất dễ phát sinh rủi ro, nếu không có sự giám sát sát sao của ngân hàng để phát hiện rủi ro sớm nhất, ngân hàng rất có thể sẽ mất nguồn vốn đã cho vay.

Thứ ba, quy định về tài sản đảm bảo. cần phân biệt rõ ràng giữa các hình thức bảo đảm tiền vay, Theo quy định tại điều 292 BLDS 2015 có rất nhiều biện pháp bảo đảm tiền vay như: cầm cố, thế chấp, đặt cọc,… theo đó “Cầm cố tài sản là việc một bên giao tài sản thuộc quyền sở hữu của mình cho bên kia để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ.”(Quốc Hội, 2015) còn “Thế chấp tài sản là việc một bên dùng tài sản thuộc sở hữu của mình để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ và không giao tài sản cho bên kia.” (Quốc Hội, 2015). Điểm khác biệt giữa cầm cố và thế chấp là việc chuyển giao tài sản song lại không quy định rõ tài sản nào được cầm cố, tài sản nào được thế chấp trong khi đó tại điều 269 BLDS 2015.Ngoài ra, tại khoản 4, 295 BLDS 2015 quy định “giá trị của TSBĐ có thể lớn hơn, bằng hoặc nhỏ hơn giá trị nghĩa vụ được bảo đảm.” (Quốc Hội, 2015) vậy nếu trong trường hợp tài sản bảo đảm có giá trị nhỏ hơn giá trị nghĩa vụ được bảo đảm thì liệu có đảm bảo được khả năng thu hồi đầy đủ cả gốc lẫn lãi của ngân hàng không? Có đảm bảo được dự phòng rủi ro tín dụng cho ngân hàng không? Đây vẫn là những câu hỏi lớn.

Thứ tư, quy định về các tội phạm trong lĩnh vực ngân hàng tại BLHS còn ít, chưa đủ sức răn đe. Các tội phạm về lĩnh vực ngân hàng luôn để lại hậu quả cực kì nghiêm trọng, thực tế đã chứng minh các vụ án trong lĩnh vực ngân hàng gây ra hậu quả làm thất thoát hàng nghìn tỷ và kéo theo rất nhiều hệ luỵ khác cho hệ thống ngân hàng. Tuy nhiên trong BLHS chỉ có một quy định trực tiếp liên quan đến lĩnh vực ngân hàng là điều 206, hơn nữa quy định tại điều 206 còn nhẹ, chưa đủ sức răn đe các đối tượng nên các tội phạm về lĩnh vực ngân hàng liên tục gia tăng mạnh mẽ trong thời gian gần đây.

Bên cạnh những hạn chế về quy định pháp luật, trong quá trình thực thi pháp luật về đảm bảo an toàn trong HĐCTD cùng tồn tại nhiều vướng mắc lại cho quá trình này diễn ra kém hiệu quả.

2.3.2.2. Hạn chế trong quá trình thực thi pháp luật về đảm bảo an toàn trong hoạt động cấp tín dụng của ngân hàng thương mại Việt Nam

Thứ nhất, từ phía chính sách của ngân hàng thương mại . Pháp luật cho phép ngân hàng có những quy định nội bộ về điều kiện vay, lãi suất song lợi dụng điều này, các ngân hàng cố tình nới lỏng điều kiện cho vay, giảm lãi suất để thu hút người đi vay, điều này đã làm chất lượng tín dụng giảm, rủi ro tín dụng tăng, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến an toàn nguồn vốn của ngân hàng

Thứ hai, vấn đề đến từ phía bộ máy tổ chức của ngân hàng thương mại. Hiện nay, ở hầu khắp các ngân hàng đều có các bộ phận thẩm định, tái thẩm định hồ sơ vay song lại chưa thật sự có một phòng ban chuyên kiểm soát quá trình sử dụng vốn vay đối với những khoản vay lớn mà chủ yếu việc kiểm soát quá trình cho vay đến từ các các bộ tín dụng, cần phải nói thêm để cấp tín dụng, cán bộ tín dụng sẽ là người trực tiếp thẩm định khách hàng, làm hồ sơ xét duyệt tín dụng, kiểm tra quá trình sử dụng vốn vay suốt thời gian vay, thu hồi vốn vay,… một quy trình khép kín với nhiều công đoạn song chỉ có một vài cán bộ đảm nhận, còn chưa kể các cán bộ tín dụng mới vào nghề chưa thật sự có kinh nghiệm cũng trở thành người phải thẩm định khách hàng, kiểm soát khoản vay,… sẽ hợp lí hơn nếu các ngân hàng có một bộ phận chuyên trách để kiểm tra quá trình sử dụng vốn vay của khách hàng.

Thứ ba, vấn đề đến từ phía cán bộ ngân hàng ngân hàng thương mại. Cán bộ ngân hàng có vai trò quan trọng trong suốt quá trình cấp tín dụng nên ngoài việc nắm vững nghiệp vụ chuyên môn thì cũng cần có những hiểu biết nhất định về quy định pháp luật, tuy nhiên trong thực tế nhiều cán bộ không có kiến thức về pháp luật đã dẫn đến vi phạm quy định về cấp tín dụng. Ngoài ra, còn hình thành “lợi ích nhóm” không chỉ trong ngân hàng mà nhóm lợi ích này còn bao gồm cả những chủ thể vay vốn, chính vì lợi ích nhóm giữa hai nhóm đối tượng trên đã gây ra hậu quả vô cùng nghiêm trọng làm thất thoát hàng nghìn tỷ đồng của ngân hàng, bằng chứng là hàng loạt các vụ đại án đã diễn ra trong thời gian gần đây không chỉ là liên quan đến một vài cá nhân mà liên quan đến rất nhiều người từ ban lãnh đạo

ngân hàng, giám đốc các chi nhánh, nhân viên tín dụng, ban lãnh đạo của các công ty vay vốn,…, vì vậy, vấn đề cán bộ ngân hàng là vấn đề hàng đầu dẫn đến quá trình thực thi pháp luật kém hiệu quả.

Thứ tư, về phía khách hàng. Là đối tượng yếu thế hơn trong quan hệ tín dụng, khách hàng luôn được pháp luật bảo vệ song lợi dụng điều đó, nhiều khách hàng đã cố tình làm giả hồ sơ chứng từ, mục đích sử dụng vốn vay làm các ngân hàng thiệt hại, ngoài ra một số khách hàng khi không trả được nợ còn cố tình chống đối với xử lí tài sản bảo đảm, khiến ngân hàng gặp nhiều khó khăn trong quá trình thu hồi vốn.

Thứ năm, một số quy định của pháp luật khi áp dụng vào thực tế còn khá cồng kềnh, tốn nhiều thời gian công sức của ngân hàng, ví dụ như quy định về xử lí rủi ro sau khi khách hàng không trả được nợ, ngân hàng có quyền khởi kiện khách hàng, yêu cầu xử lí tài sản bảo đảm để thu hồi nợ, nhưng quá trình khởi kiện đến tố tụng khá dài, gây mất thời gian cho ngân hàng,…

Những ưu điểm của pháp luật về đảm bảo an toàn trong HĐCTD là không thể bàn cãi, song với những khuyết điểm về cả quy định pháp luật và thực thi pháp luật đã tạo ra “lỗ hổng” pháp luật, cần phải sửa chữa, khắc phục trong thời gian sớm nhất.

TÓM TẮT CHƯƠNG 2

Trên cơ sở những nội dung lí luận đã nghiên cứu tại chương 1, chương 2 chủ yếu làm rõ 3 nội dung sau:

Thứ nhất, Các quy định pháp luật về đảm bảo an toàn trong HĐCTD, bao gồm 3 nhóm nội dung:

(i) Pháp luật về phòng ngừa rủi ro trong HĐCTD bao gồm các nội dung pháp luật về : thanh tra ngân hàng ( điều 55 Luật NHNN 2010), giám sát ngân hàng ( điều 55 Luật NHNN 2010); Tỷ lệ đảm bảo an toàn ( điều 130 LCTCTD 2010);

quy định về các trường hợp cấm cấp tín dụng ( điều 126 LCTCTD 2010), hạn chế cấp tín dụng (điều 127 LCTCTD 2010), giới hạn cấp tín dụng (điều 128 LCTCTD 2010) và xét duyệt cấp tín dụng kiểm tra sử dụng tiền vay ( điều 94 LCTCTD 2010)

(ii) Pháp luật về dự phòng rủi ro trong HĐCTD, bao gồm 2 nội dung: nội dung thứ nhất là các quy định pháp luật về các biện pháp bảo đảm tiền vay ( điều 292 BLDS 2015), cụ thể là TSBD ( điều 295 BLDS 2015);nội dung thứ hai về phân loại nợ, trích dự phòng rủi ro quy định tại thông tư 11/2021/TT-NHNN quy định về phân loại nợ, trích dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lí rủi ro trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.

(iii) Pháp luật về xử lí rủi ro trong HĐCTD, bao gồm các biện pháp xử lí rủi ro và các biện pháp xử lí hình sự nhằm tăng tính răn đe. Về nhóm biện pháp xử lí rủi ro, đối với các trường hợp ngân hàng đánh giá vẫn còn khả năng thu hồi vốn và lãi có thể sử dụng các biện pháp như cơ cấu kì hạn nợ ( Điều 19, thông tư 39/2016/TT-NHNN quy định về hoạt động cho vay của TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đối với khách hàng), miễn giảm lãi suất (Điều 95 LCTCTD, NQ 43/2022/QH15 chính sách tài khoá tiền tệ phục hồi phát triển kinh tế - xã hội); đối với trường hợp rủi ro cao hơn, Ngân hàng có thể áp dụng các biện pháp như: chấm dứt CTD ( điều 95 LCTCTD 2010), Xử lí TSBD ( điều 299 BLDS 2015); mua bán nợ (khoản 1 điều 3 thông tư 09/2015/ TT-NHNN quy định về hoạt động mua bán

nợ của tổ chức tín dụng chi nhánh ngân hàng nước ngoài). Ngoài ra, còn có các biện pháp hình sự theo quy định tại điều 206 BLHS 2015

Thứ hai, thực trạng áp dụng các quy định pháp luật về đảm bảo an toàn trong HĐCTD, do dung lượng bài viết có hạn, đối với mỗi nhóm nội dung pháp luật, tác giả chỉ lấy một vài thực trạng tiêu biểu để mô tả.

(i)Đối với nhóm nội dung thực tiễn áp dụng pháp luật về phòng ngừa rủi ro, tiêu biểu là vụ án tại ngân hàng ACB của ông Nguyễn Đức Kiên, “bầu Kiên” đã lợi dụng sơ hở của quy định pháp luật tại điều 126 LCTCTD 2010 về “chức danh tương đương” để tiến hành các hoạt động phạm pháp; ngoài ra, tác giả thực tiễn thi hành pháp luật về phòng ngừa rủi ro còn có hạn chế về các biện pháp kiểm soát tiền vay tiêu biểu như bản án hình sự số 30/2015/HSST ngày 03/8/2015 của Tòa án nhân dân tỉnh Sóc Trăng, do hàng loạt các sai phạm mà trong đó có sai phạm về việc ngân hàng giải ngân vào tài khoản khách hàng, không kiểm tra quá trình sử dụng tiền vay gây thất thoát hàng tỷ đồng của ngân hàng

(ii)Đối với nhóm nội dung thực tiễn áp dụng pháp luật về dự phòng rủi ro, tác giả đã lựa chọn đại án Phạm Công Danh liên quan đến ngân hàng thương mại cổ phần xây dựng Việt Nam để chứng minh việc cấp các khoản vay không có tài sản bảo đảm/ nâng giá trị tài sản bảo đảm có thể gây ra rủi ro rất lớn cho ngân hàng, từ kinh nghiệm của vụ đại án trên, tác giả đã chỉ ra xu hướng hiện nay của các ngân hàng là ngày càng trọng tâm vào “nguồn thu nợ thứ hai” là tài sản bảo đảm với tỷ lệ tổng giá trị tài sản bảo đảm/tổng dư nợ là 208%, đây là một dấu hiệu đáng mừng cho ngành ngân hàng.

(iii)Đối với nhóm nội dung thực tiễn áp dụng pháp luật về xử lí rủi ro, tác giả đã nếu ra hai dẫn chứng tiêu biểu cho 2 nhóm biện pháp xử lí rủi ro đó là nhóm biện pháp khắc phục hậu quả rủi ro trong HĐCTD; nhóm biện pháp mang tính răn đe hành vi vi phạm pháp luật trong HĐCTD. Thứ nhất, nhóm biện pháp khắc phục hậu quả rủi ro tín dụng, pháp luật về xử lí rủi ro tín dụng không chỉ có vai trò khắc phục hậu quả rủi ro tín dụng mà còn được áp dụng rất linh hoạt, có thể là công cụ để ổn định tình hình kinh tế - xã hội mà cụ thể ở đây là việc miễn giảm lãi suất, cơ cấu kỳ hạn nợ cho những doanh nghiệp chịu ảnh hưởng của đại dịch Covid – 19 theo tinh thần của nghỉ quyết 43/2022/QH 15 quy định về chính sách tài khoá, tiền

tệ hỗ trợ chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội do Quốc Hội ban hành. Thứ hai, nhóm biện pháp mang tính răn đe hành vi vi phạm pháp luật có thể kể đến vụ đại án của ngân hàng BIDV của Trần Bắc Hà và đồng bọn, vụ án này đã làm thất thoát hàng nghỉn tỷ của ngân hàng BIDV và các bị cáo đã phải chịu mức phạt tù cao nhất là 8 năm tù, riêng chủ mưu Trần Bắc Hà do chết trong quá trình điều tra nên đã đình chỉ bị can.

Thứ ba, đánh giá pháp luật về đảm bảo an toàn trong HĐCTD bao gồm những ưu điểm và hạn chế về quy định pháp luật và những cản trở trong quá trình thực thi pháp luật.

Về ưu điểm,

Ưu điểm thứ nhất, pháp luật về đảm bảo an toàn trong HĐCTD là tương đối toàn diện và chặt chẽ, quy định cụ thể về phòng ngừa, dự phòng và xử lí rủi ro trong suốt quá trình CTD.

Ưu điểm thứ hai, pháp luật có những quy định đi vào chiều sâu của vấn đề.

Ưu điểm thứ ba, quy định pháp luật về đảm bảo an toàn trong HĐCTD cũng là một công cụ đắc lực để ổn định tình hình kinh tế - xã hội.

Trên đây là những ưu điểm cơ bản của pháp luật về đảm bảo an toàn trong HĐCTD của ngân hàng. Song song với những ưu điểm trên là những hạn chế của nhóm nội dung pháp luật này, đó không chỉ là hạn chế về quy định pháp luật mà còn là hạn chế trong quá trình thực thi pháp luật về đảm bảo an toàn trong HĐCTD, những hạn chế này chính là một trong những nguyên do cơ bản làm phát sinh các vụ án trong lĩnh vực ngân hàng.

Về hạn chế,

Hạn chế của quy định pháp luật về đảm bảo an toàn trong hoạt động cấp tín dụng của ngân hàng thương mại Việt Nam:

Thứ nhất, pháp luật còn tồn tại những quy định chưa rõ ràng, tạo cơ hội cho các đối tượng “lách luật”.

Thứ hai, pháp luật về thẩm định mục đích sử dụng vốn vay, giám sát quá trình sử dụng tiền vay của ngân hàng còn tồn tại nhiều hạn chế.

Thứ ba, quy định về tài sản đảm bảo.

Thứ tư, quy định về các tội phạm trong lĩnh vực ngân hàng tại BLHS còn ít, chưa đủ sức răn đe.

Hạn chế trong quá trình thực thi pháp luật về đảm bảo an toàn trong hoạt động cấp tín dụng của ngân hàng thương mại Việt Nam:

Thứ nhất, từ phía chính sách của ngân hàng thương mại .

Thứ hai, vấn đề đến từ phía bộ máy tổ chức của ngân hàng thương mại.

Thứ ba, vấn đề đến từ phía cán bộ ngân hàng ngân hàng thương mại.

Thứ tư, về phía khách hàng.

Thứ năm, một số quy định của pháp luật khi áp dụng vào thực tế còn khá cồng kềnh, tốn nhiều thời gian công sức của ngân hàng

Nội dung chương 2, đặc biệt là nội dung về đánh giá những hạn chế trong quy định pháp luật và những khó khăn trong quá trình thực thi pháp luật là cơ sở quan trọng để hình thành những giải pháp hoàn thiện pháp luật, nâng cao tính thực thi pháp luật sẽ được trình bày tại chương 3.

Một phần của tài liệu Pháp luật về đảm bảo an toàn trong hoạt động cấp tín dụng của các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 50 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(73 trang)