CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ THUẾ XUẤT KHẨU,
1.3 Những vấn đề lý luận về pháp luật quản lý thuế
1.3.2 Cấu trúc pháp luật quản lý thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu
Dựa vào quy phạm pháp luật thì cấu trúc pháp luật quản lý thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu được chia thành các yếu tố sau:
Quy phạm pháp luật quản lý thuế xuất khẩu, nhập khẩu được quy định trong luật quản lý thuế năm 2019, luật thuế xuất khẩu nhập khẩu năm 2016, văn bản hợp nhất luật hải quan số 17/2018,..Đây là các văn bản luật chung, được áp dụng ưu tiên đối với từng lĩnh vực cụ thể trong việc quản lý thuế, các khoản thu ngân sách,...
Đối với văn bản phát luật cụ thể dưới luật, các nghị định, thông tư hướng dẫn như nghị định 134/2016 quy định về một số điều và biện pháp thi hành luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu,... Đây là các quy định có phạm vi điều chỉnh đối với luật chuyên ngành do vậy mà các quy định này được ưu tiên áp dụng để quản lý thuế xuất- nhập khẩu.
Các loại văn bản pháp luật khác có quy định đối với lĩnh vực quản lý thuế xuất khẩu, nhập khẩu như việc giải quyết các vi phạm pháp luật liên quan đến lĩnh vực thuế xuất nhập khẩu của cơ quan hải quan khi thẩm quyền này được quy định trong văn bản hợp nhất số 31/VBHN luật xử lý vi phạm hành chính; các quy phạm giải quyết khiếu nại, tố cáo trong luật khiếu nại 2011, VBHN số 10 luật tố cáo 2020,...
Căn cứ vào chủ thể quản lý cấu trúc pháp luật quản lý thuế xuất nhập khẩu được chia thành các bộ phận như:
Bộ phận chủ thể mang tính quyền lực, với các cơ quan quản lý thuế như cơ quan hải quan. Chính các cơ quan này đại diện cho việc thực thi pháp luật với những biện pháp quản lý được áp dụng mang tính chất bắt buộc người nộp thuế phải thực hiện.
Chủ thể thực hiện chức năng quản lý mang tính chất phục vụ đối tượng nộp thuế. Với vai trò này thì cơ quan có thẩm quyền sẽ hỗ trợ đối tượng nộp thuế liên quan đến các nội dung như giải đáp, hướng dẫn người nộp thuế kê khai thuế, quản lý và giải quyết các thủ tục hành chính,...
Dựa vào chủ thể áp dụng, sử dụng pháp luật quản lý thuế xuất khẩu- nhập khẩu. Cấu trúc pháp luật được chia thành.
Bộ phận quy định đối tượng nộp thuế. Đối tượng nộp thuế xuất nhập khẩu ở đây theo quy định tại điều 3 luật thuế xuất nhập khẩu năm 2016 gồm cá nhân như chủ hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu; người nhập cảnh, xuất cảnh có hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu gửi hoặ nhận hàng hoá qua cửa khẩu, biên giới Việt Nam,... Đối với tổ chức gồm tổ chức gồm tổ chức nhận uỷ thác xuất khẩu, nhập khẩu; doanh nghiệp cung cấp dịch vụ bưu chính, dịch vụ vận chuyển phát nhanh quốc tế trong trường hợp nộp thuế thay cho người nộp thuế,....
Quy định về cơ quan quản lý thuế xuất- nhập khẩu. Gồm các cơ quan thuế và cơ quan hải quan. Đối với cơ quan hải quan được thực hiện theo mô hình từ tổng cục về các chi cục hải quan (từ trung ương đến địa phương). Cơ quan hải quan với nhiệm vụ được quy định tại điều 12 VBHN 17 luật hải quan năm 2018 trong đó có nhiệm vụ quản lý các khoản thu thuế, kiểm tra, giám sát việc quản lý thuế xuất nhập khẩu thại cửa khẩu hải quan và cùng nhiều nhiệm vụ khác được quy định tại luật này.
Cấu trúc pháp luật thuế xuất- nhập khẩu còn dựa vào chức năng, nhiệm vụ quản lý thuế như:
Các quy định pháp luật về thủ tục để người nộp thuế có thể đảm bảo thực hiện như: quy định tại khoản 1,2 điều 4 luật quản lý thuế 2019 về đăng ký thuế, khai thuế, nộp thuế, ấn định thuế, hoàn thuế, miễn thuế, giảm thuế, không thu thuế...
Các quy định tại khoản 4,5,6,7,8,9 điều 4 luật quản lý thuế 2019 quy định các nhiệm vụ giám sát, đảm bảo thực hiện theo pháp luật của cơ quan quản lý thuế xuất nhập khẩu với đối tượng nộp thuế gồm các nội dung như:
quản lý thông tin người nộp thuế; kiểm tra, thanh tra thuế và thực hiện biện pháp phòng chống ngăn chặn hành vi vi phạm pháp luật về thuế; cưỡng chế thi hành các quyết định hành chính về thuế; giải quyết các khiếu nại, tố cáo liên quan đến việc quản lý thuế; xử lý vi phạm hành chính về thuế,...