Kinh nghiệm của một số nước trong việc quản lý thuế XNK

Một phần của tài liệu Pháp luật về quản lý thuế xuất khẩu, nhập khẩu thực tiễn tại cục hải quan thành phố hà nội (Trang 31 - 35)

CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ THUẾ XUẤT KHẨU,

1.3 Những vấn đề lý luận về pháp luật quản lý thuế

1.3.4 Kinh nghiệm của một số nước trong việc quản lý thuế XNK

Hiện nay, một số nước trên thế giới đã đạt được nhiều thành công trong việc quản lý thuế XNK như: kiểm soát tốt các đối tượng nộp thuế, có các biện pháp chống thất thu thuế, quản lý rủi ro, kiểm tra sau thông quan,... Đặc biệt là một số nước như Hàn Quốc, Malaysia, Trung Quốc, Pháp từ những kinh nghiệm của các quốc gia này mà Việt Nam có thể học hỏi áp dụng vào việc quản lý trong nước. Sau đây kinh nghiệm chống thất thu thuế của một số nước:

Tại Hàn Quốc, “tất cả các loại hàng hóa nhập khẩu phải chịu thuế nhập khẩu, đối tượng nộp thuế phải nộp xong thuế trước khi thông quan hàng

hóa hoặc phải có ký quỹ, bảo lãnh nộp thuế. Việc ký quỹ, bảo lãnh nộp thuế đối với hàng hóa nhập khẩu phải có sự chấp thuận của cơ quan hải quan. Quy trình nộp thuế xuất khẩu, nhập khẩu ở Hàn Quốc thực hiện theo 4 bước sau:

Bước 1: Sau 15 ngày kể từ ngày đến ân hạn của số thuế phải nộp, cơ quan hải quan sẽ có thông báo yêu cầu nộp thuế và chuyển tới đối tượng nộp thuế để thông báo cho đối tuợng nộp thuế. Sau khi thông báo được ban hành, nếu đối tượng nộp thuế không chấp hành thì cơ quan hải quan sẽ kiểm tra thu nhập và tài sản của đối tượng nợ thuế thông qua hệ thống quản lý thuế.

Bước 2: Lệnh thu thuế là việc tịch biên tài sản hợp pháp của đối tuợng nộp thuế, để thanh toán trả cho khoản nợ thuế. Nếu thuế không được nộp đầy đủ sau khi thông báo, thì cơ quan hải quan có thể tịch biên và bán bất kỳ tài sản cá nhân hoặc bất động sản mà đối tượng nộp thuế sở hữu hoặc quan tâm tới.

Bước 3: Quá thời hạn nộp thuế mà doanh nghiệp (DN) vẫn chưa nộp, thì cơ quan hải quan chuyển sang bước bán tài sản tịch thu thông qua việc đăng thông báo về tài sản chờ bán trong một thời gian nhất định trên báo chí địa phương, hoặc tờ rơi trước khi bán. Tuy nhiên, để đảm bảo hiệu quả, việc bán tài sản tịch biên này do một công ty công cộng chuyên hoạt động bán các tài sản tịch biên thực hiện. Tại Hàn Quốc, Công ty Quản lý tài sản Hàn Qu ốc đã ký kết với cơ quan Hải quan Hàn Quốc để thực hiện công việc này.

Bước 4: Sau khi bán tài sản, cơ quan hải quan sẽ sử dụng số tiền thu được trả cho các chi phí liên quan đến việc tịch biên và bán tài sản. Số tiền còn lại sẽ nộp thuế vào ngân sách nhà nước. Nếu số tiền thu được từ việc bán tài sản thấp hơn tổng số thuế, chi phí của việc tịch biên, bán tài sản thì đối tượng nộp thuế sẽ tiếp tục phải nộp số thuế còn thiếu. Ngược lại, cơ quan hải quan sẽ thông báo cho đối tuợng nộp thuế số tiền còn thừa và hướng dẫn để nộp thuế và làm thủ tục xin hoàn thuế.

Ngoài 4 bước trên, để phòng chống gian lận thương mại và thất thu thuế, Hải quan Hàn Quốc còn xây dựng đội ngũ thanh tra thuế và kiểm tra sau thông quan. Ðây là những đơn vị có vai trò quan trọng trong việc hướng dẫn,

kiểm tra việc tuân thủ các chính sách thuế của DN. Việc phối hợp của Hải quan Hàn Quốc với các cơ quan kiểm soát nội địa góp phần không nhỏ vào công tác chống gian lận thương mại và thất thu thuế” (ThS. Nguyễn Thị Tấm, 2019).

Tại Trung Quốc, có “phương thức quản lý thuế khá tương đồng với Hàn Quốc. Theo đó, quy trình thu thuế xuất nhập khẩu của DN của Trung Quốc được thực hiện bởi Hải quan Trung Quốc theo trình tự 4 bước: Cơ quan Hải quan ra thông báo và yêu cầu nộp thuế; Thực hiện lệnh thu thuế; Bán tài sản bị tịch biên; Trả nợ thuế bằng số tiền thu được từ việc bán tài sản. Cụ thể:

- Người có nghĩa vụ nộp thuế đối với hàng hóa nhập khẩu phải nộp đủ khoản thuế trong vòng 15 ngày, kể từ ngày cơ quan hải quan ra th ông báo thuế, nếu kéo dài trong thời hạn nộp thuế thì cơ quan hải quan phạt chậm nộp thuế.

- Có giấy thông báo cho ngân hàng hoặc cơ quan tín dụng giữ số tiền còn lại trên tài khoản của chủ hàng để nộp thuế.

- Bán hóa giá những hàng hóa chưa nộp thuế theo quy định, hàng hóa hoặc tài sản khác có giá trị tương đương số tiền thuế phải nộp, bước này cho phép cơ quan hải quan được bán hợp pháp các tài sản tịch biên để trả nợ nộp thuế. Ðồng thời, tạo áp lực cho đối tượng nợ thuế phải nộp thuế, tránh việc tài sản tịch biên bị bán với giá tương đối thấp.

- Khi cơ quan hải quan thực hiện các biện pháp cưỡng chế đối với những người có nghĩa vụ nộp thuế hoặc người bảo lãnh, thì người có nghĩa vụ nộp thuế phải nộp xong các khoản nợ thuế, nợ tiền phạt trước khi hàng hóa được thông quan. Tuy nhiên, để đảm bảo hiệu quả, việc bán tài sản tịch biên này thường do một công ty công cộng chuyên hoạt động bán các tài sản tịch biên thực hiện” (ThS. Nguyễn Thị Tấm, 2019).

Tại Pháp, “hệ thống thuế hiện nay ở nước này thực hiện theo hình thức tự khai, tự nộp thuế... 90% số thuế nộp vào ngân sách nhà nước do người nộp thuế tự nộp cho Kho bạc Nhà nuớc, nếu nộp quá hạn thì phải nộp thêm lãi

tính theo mức lãi suất hiện hành của ngân hàng thương mại. Do vậy, thanh tra thuế ở Pháp đảm nhận vai trò, đảm bảo cân đối hài hòa quyền lợi, nghĩa vụ của các công dân Pháp và người nước ngoài có thu nhập trên nước Pháp.

Ðối tượng thanh tra, trước hết là các pháp nhân và thể nhân phải chịu thuế, các DN có doanh thu dưới 2 triệu France được miễn thuế giá trị gia tăng.

Trên mức này phải được kiểm tra. Thanh tra thuế phải đảm bảo tính công khai:

Trước khi kiểm tra phải thông báo trước ít nhất 8 ngày. Chỉ kiểm tra bất ngờ đối với các DN có tin báo là chắc chắn gian lận thuế. Sau khi kiểm tra cần có biện pháp khuyến nghị các DN vi phạm sửa chữa sai phạm trong vòng 30 ngày.

Pháp cũng áp dụng chính sách ân xá thuế với tác dụng đòn bẩy, trên cơ sở vẫn đảm bảo quyền lợi của Nhà nước” (ThS. Nguyễn Thị Tấm, 2019).

KẾT LUẬN

Như vậy tại chương I này đã mang cái nhìn tồng quát liên quan đến kiến thức cơ bản về thuế xuất nhập khẩu. Tại đây tác giả cố gắng làm rõ được các khái niệm cơ bản phần nào giúp cho người đọc hiểu được khái niệm về thuế xuất- nhập khẩu, đặc điểm của thuế xuất nhập khẩu cùng với đó là pháp luật về quản lý thuế xuất nhập khẩu. Và đặc biệt làm rõ hơnđược vai trò mà việc quản lý thuế xuất- nhập khẩu mang tới. Hơn nữa các căn cứ pháp lý trong việc trình bày trên làm sáng tỏ hơn về bản chất, về nguồn gốc giúp cho việc nghiên cứu thực tiễn hơn. Từ đây cũng hướng tới lý luận cơ bản nghiên cứu về thực tế của hoạt động quản lý thuế xuất nhập khẩu của các cơ quan quản lý và thực tế hoạt động tại đơn vị quản lý địa phương. Tại phần cuối chương tác giả có trích dẫn một số kinh nghiệm chống thất thu thuế của Hàn Quốc, Malaysia, Pháp, với mong muốn giới thiệu các biện pháp này tới người đọc và có thể sử dụng kinh nghiệm đó để tham khảo áp dụng tại Việt Nam.

Một phần của tài liệu Pháp luật về quản lý thuế xuất khẩu, nhập khẩu thực tiễn tại cục hải quan thành phố hà nội (Trang 31 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)