CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ QUẢN LÝ THUẾ
2.3 Đánh giá thực tiễn thi hành pháp luật quản lý thuế XNK
2.3.2 Hạn chế của việc quản lý thuế xuất nhập khẩu
Với những quy định ở trên, theo tác giả đánh giá còn nhiều những quy định chưa phù hợp, thiếu xót so với tình hình hội nhập kinh tế như hiện nay.
Nhất là đây là một trong những vướng mắc từ quá trình thi hành tại Cục Hải quan thành phố Hà Nội. Một số quy định mà tác giả đánh giá cần còn nhiều hạn chế như:
* Hạn chế của quy định pháp luật về quản lý thuế xuất nhập khẩu - Quy định về đối tượng chịu thuế xuất nhập khẩu:
Theo quy định hiện nay trong luật thuế xuất nhập khẩu năm 2016 có quy định về đối tượng chịu thuế là hàng hoá. Tuy nhiên, theo đánh giá của tác giả ngoài hàng hoá ra còn có một đối tượng khác có thể bổ sung vào như loại hình dịch vụ. Bởi vì hiện nay có nhiều tổ chức cá nhân sử dụng dịch vụ do các đối tác nước ngoài cung cấp hoặc ngược lại các cá nhân, tổ chức tại Việt Nam cung cấp các dịch vụ ra nước ngoài. Vấn đề này chưa được đề cập, nhưng giá trị của nó lại rất lớn. Có thể kể đến các loại hình dịch vụ như thiết kế, cung cấp phần mềm,...các loại dịch vụ này được cung cấp thường xuyên cho tổ chức, cá nhân nước ngoài nhưng lại không được xếp vào đối tượng chịu thuế.
Do đó việc quản lý với đối tượng này chưa được chú trọng.
- Quy định về việc khai thuế.
Hiện nay chưa có quy định về việc giới hạn tờ khai thuế đối với tổ chức, cá nhân hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu. Do đó mà việc nhiều đối tượng xấu lợi dụng việc đó chia nhỏ hàng hoá để giảm giá trị dưới mức tối thiểu phải nộp thuế, dẫn tới việc thất thu cho nguồn thu ngân sách nhà nước.
- Thay đổi biểu thuế xuất nhập khẩu ưu đãi.
Hiện nay để thực hiện các cam kết quốc tế về thực hiện Danh mục Biểu thuế hài hòa ASEAN 2022 (AHTN 2022), tiếp tục hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh thì cần phải thay đổi biểu thuế cũ để phù hợp hơn
với xu thế hội nhập của nhà nước ta, tạo điều kiện cho doanh nghiệp phát triển hơn.
- Quy định về chế tài xử phạt với hành vi vi phạm.
Với mức xử phạt như hiện nay tại các văn bản như bộ luật hình sự, các văn bản dưới luật như nghị định 128/2020/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan...Tại VBHN bộ luật hình sự 2017 có quy định tại điều 200 về tội trốn thuế mức phạt thấp nhất chỉ quy định là phạt tù từ 3 tháng đến 1 năm, phạt tiền từ 100 triệu đến 500 triệu. Với những quy định đó thì các chế tài chưa đủ răn đe để các đối tượng nộp thuế thực hiện nghiêm chỉnh. Dẫn đến nhiều đối tượng vẫn thực hiện các hành vi vi phạm như: khai thuế không chính xác, chậm trễ trong việc nộp thuế, đánh đồng tên hàng hoá nhưng chất lượng lại cao hơn
- Quy định về công tác tuyên truyền phổ biến pháp luật chưa cao
Việc tuyên truyền pháp luật cho doanh nghiệp, cá nhân thực hiện hoạt động xuất nhập khẩu chưa được quan tâm, chưa có nhiều văn bản quy định về nghĩa vụ của các cá nhân, đơn vị quản lý trong công tác tuyên truyền phổ biến pháp luật. Do đó nhiều đối tượng nộp thuế có thể thiếu hiểu biết pháp luật mà dẫn đến những hành vi vi phạm hoặc khó khăn trong việc thực hiện theo quy định của pháp luật. Vì vậy mà cần phải có quy định cụ thể hơn để nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của họ.
* Một số hạn chế thực tiễn tại đơn vị.
- Truy thu, nợ thuế
Tại Cục Hải quan Hà Nội vẫn còn một số những mặt hạn chế như việc để việc truy thu thuế vẫn còn nhiều. Trong năm 2019, cục hải quan Hà Nội đã truy thu hơn 400 tỷ đồng, đối với việc thu hồi và xử lý nợ quá hạn cục “hải quan Hà Nội đã thu hồi được 32,22/47,6 tỷ đồng, bằng 67,6% chỉ tiêu; truy thu 403,47/130 tỷ đồng bằng 310,4% chỉ tiêu (bằng 214% cùng kỳ năm 2018)”
(D.Ngân, 2019). Còn trong 6 tháng đầu năm 2021 báo cáo về công tác thu nợ thuế 39,25% chỉ tiêu; thu từ kiểm tra sau thông quan truy thu đạt 103% chỉ
tiêu. Có thể do sự quản lý và giám sát của cơ quan Hải quan chưa triệt để, có nhiều khó khăn trong công tác kiểm tra. Do vậy mà tình trạng nợ thuế diễn ra vẫn còn nhiều, làm cho công tác truy thu thuế phải thực hiện sau đó khó khăn hơn.
- Trốn thuế, gian lận thương mại
Trong quá trình làm việc Cục Hải quan Hà Nội phát hiện nhiều hành vi trốn thuế, gian lận thương mại. Khi bị phát hiện các doanh nghiệp, tổ chức cá nhân này từ chối nhận hàng, hủy tờ khai hải quan. Dẫn đến cơ quan gặp khó khăn trong việc xử lý vi phạm trong việc trốn thuế, gian lận thương mại.
Các hành vi thường xuyên xảy ra như khi bị cơ quan hải quan phát hiện thì chủ hàng từ chối nhận hàng, xin hủy tờ khai hoặc khai bổ sung hàng hóa, đổ lỗi cho phía đối tác gửi nhầm hàng hóa và xin tái xuất. Còn trên vận đơn hàng hóa thì nhiều mánh khóe được thực hiện như việc không thể hiện tên hàng hóa rõ ràng, khai sai số lượng hàng hóa hoặc cố tình đặt tên sai với quy định....
Với hành vi đó các chủ hàng hóa có thể trốn tránh việc kiểm tra hồ sơ ban đầu của cơ quan hải quan.
Tình trạng phân nhỏ hàng hóa để được miễn, giảm thuế. Lợi dụng quy định về hàng hóa được miễn thuế theo luật thuế xuất nhập khẩu năm 2016, các chủ hàng hóa thường là những đối tượng không có mã số thuế, thông tin khai báo ít đã đứng tên nhập khẩu và khai báo hải quan. Họ thường phân nhỏ lô hàng của mình làm cho hàng hóa có giá trị thấp dưới mức tối thiểu nhằm tránh nộp thuế.
Hàng hóa được núp bóng dưới hàng quá biếu tặng. Đây mà hàng hóa được miễn thuế theo quy định, dẫn đến lợi dụng sơ hở đó mà các cá nhân tổ chức đã khai báo dưới hình thức quà tặng nhằm qua mặt cơ quan hải quan. Có thể tránh thuế hoặc phải nộp với giá trị thấp cho phần vượt quá đó.
Theo đó, trong báo cáo tại “hội nghị giao ban báo chí do Ban Tuyên giáo Thành uỷ Hà Nội tổ chức, Cục Hải quan thành phố Hà Nội đã thông tin về kết quả công tác 7 tháng đầu năm 2020 theo đó hải quan Hà Nội xử lý 838
vu vi phạm pháp luật hải quan, còn trong cùng kì năm 2019 hải quan Hà Nội cũng xử phạt 542 vụ vi phạm” (Ngân, 2020).
- Chất lượng nguồn nhân sự
Trong công tác quản lý về thuế xuất nhập khẩu, hay làm thủ tục hải quan thì cán bộ nhân viên hải quan cũng góp phần quan trọng. Nếu nguồn cán bộ chất lượng, tận tâm thì có thể các doanh nghiệp sẽ được hướng dẫn cụ thể tránh vi phạm, còn ngược lại chất lượng cán bộ không tốt sẽ ảnh hưởng tới công tác quản lý đối tượng nộp thuế xuất nhập khẩu.
Tại cục hải quan Hà Nội đã có rất nhiều cán bộ bị vi phạm dẫn tới kỷ luật, nổi bật là trong năm 2020 đã phản ánh về tình trạng “bôi trơn” kẹp tiền vào hồ sơ hải quan. Các cán bộ đó đã bị phát hiện và “theo quyết định số 1393/QĐ-HQHN ngày 18/11/2020 của Cục Hải quan TP Hà Nội về việc thi hành kỉ luật công chức, đơn vị này đã quyết định thi hành kỷ luật bà Trần Thị Hải, công chức Chi cục Hải quan cửa khẩu Sân bay quốc tế Nội Bài bằng hình thức khiển trách, 1 công chức ở đội giám sát bị khiển trách, 2 công chức đội giám sát bị xếp loại C” (Minh Thư, 2020).
KẾT LUẬN
Như vậy với chương này tác giả đã hướng tới cho người đọc phần nào hiểu được nội dung chính với những quy định của pháp luật liên quan đến vấn đề quản lý thuế xuất nhập khẩu. Về cơ bản những quy định đó là những quy định gần gũi, giúp cho cá nhân doanh nghiệp phần nào hiểu biết cơ bản để áp dụng cho quá trình hoạt động kinh doanh hàng hóa xuất nhập khẩu của mình.
Tiếp đó là việc thực hiện trong công tác quản lý tại đơn vị, điển hình ở đây là Cục Hải quan TP. Hà Nội, qua những quy định được ban hành và việc áp dụng thực tế cho thấy hiệu quả hoạt động và những khó khăn vướng mắc mà cơ quan Hải quan cần tháo gỡ. Những con số cho thấy hiệu quả trong quá trình hoạt động quản lý và đặc biệt là những đóng góp của cơ quan hải quan Hà Nội
khi tích cực đổi mới về công nghệ thông tin, kỹ thuật để doanh nghiệp và cơ quan quản lý hoạt động hiệu quả, giảm chi phí