Chủ thể thực hiện quản lý thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu

Một phần của tài liệu Pháp luật về quản lý thuế xuất khẩu, nhập khẩu thực tiễn tại cục hải quan thành phố hà nội (Trang 35 - 40)

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ QUẢN LÝ THUẾ

2.1 Thực trạng pháp luật quy định về quản lý thuế xuất khẩu

2.1.1 Chủ thể thực hiện quản lý thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu

Quy định về chủ thể

Theo quy định tại điều 12 VBHN số 17 hợp nhất Luật Hải quan năm 2018 có quy định về nhiệm vụ của Hải quan: “ Hải quan Việt Nam có nhiệm vụ thực hiện kiểm tra, giám sát hàng hoá, phương tiện vận tải; phòng, chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hoá qua biên giới; tổ chức thực hiện pháp luật về thuế đối với hàng hoá xuất nhập khẩu; kiến nghị chủ trương, biện pháp quản lý nhà nước về hải quan đối với hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, xuất cảnh, quá cảnh và chính sách thuế đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu ” (VBHN-VPQH Luật Hải quan, 2018). Như vậy với quy định trên thì cơ quan có trách nhiệm quản lý thuế xuất nhập khẩu là cơ quan hải quan Việt Nam.

Trước năm 2002 thì cơ quan hải quan vẫn trực thuộc Chính phủ điều này được quy định về hệ thống tổ chức hải quan trong luật Hải quan 2001. Sau khi quyết định số 113/2002/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ được phê duyệt thì cơ quan Hải quan được sáp nhập vào Bộ Tài chính và là đơn vị trực thuộc Bộ Tài chính. Đặc biệt trong nghị định số 96/2002/NĐ-CP của Chính phủ đã quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Tổng cục Hải quan. Theo đó Tổng cục Hải quan có là cơ quan trực thuộc Bộ Tài chính, giúp Bộ trưởng Bộ Tài chính thực hiện chức năng quản lý nhà nước chuyên ngành về hải quan; thực thi pháp luật hải quan trong phạm vi cả nước.

Quy định về tổ chức, nhiệm vụ của cơ quan Hải quan

Về nhiệm vụ: theo quy định tại điều 2 quyết định số 65/2015/QĐ-TTg đã quy định về nhiệm vụ của Tổng cục Hải quan có liên quan đến việc quản lý thuế xuất- nhập khẩu gồm các nội dung.

- “Trình Bộ trưởng Bộ Tài chính để trình Chính phủ, Thủ tướng chính phủ hoặc cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định: các dự án luật, dự án pháp lệnh, dự thảo nghị quyết của Quốc hội; dự thảo nghị quyết của UBTVQH;

dự thảo nghị quyết, nghị định của Chính phủ; dự thảo quyết định, chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về hải quan; chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chương trình mục tiêu quốc gia, chương trình hành động, đề án, dự án quan trọng về hải quan; dự toán thu thuế xuất nhập khẩu hàng năm theo quy định của luật ngân sách nhà nước.

- Trình Bộ trưởng Bộ Tài chính xem xét, quyết định: Dự thảo thông tư, quyết định, chỉ thị và các văn bản khác về hải quan; Kế hoạch hoạt động hàng năm của ngành hải quan; Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam theo quy định của Luật Hải quan.

- Ban hành theo thẩm quyền các văn bản hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ; văn bản cá biệt theo quy định của pháp luật thuộc phạm vi quản lý của Tổng cục Hải quan.

- Tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chương trình dự án, đề án về hải quan sau khi được cấp có thẩm quyền ban hành hoặc phê duyệt.

- Tổ chức tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về hải quan.

- Tổ chức thực hiện các nhiệm vụ: Kiểm tra, giám sát hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh; phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh; Phòng, chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới trong phạm vi địa bàn hoạt động hải quan; thực hiện các biện pháp phòng, chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới ngoài phạm vi địa bàn hoạt động hải quan theo quy định của pháp luật; Tổ chức thực hiện các biện pháp kỹ thuật nghiệp vụ quản lý rủi ro trong hoạt động nghiệp vụ hải quan; Tổ chức thực hiện pháp luật về thuế và các khoản thu khác theo quy định của pháp luật đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập

khẩu; Kiểm tra sau thông quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu; Tổ chức thực hiện công tác phân tích, kiểm tra về tiêu chuẩn, chất lượng, kiểm dịch, tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo đề nghị của các Bộ hoặc phân công của Thủ tướng Chính phủ; thực hiện công tác phân loại hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo quy định của pháp luật; Tổ chức thực hiện chế độ ưu tiên đối với doanh nghiệp theo quy định của pháp luật về hải quan; Kiến nghị với các cơ quan nhà nước có thẩm quyền về các chủ trương, biện pháp quản lý nhà nước về hải quan đối với hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh và chính sách thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.

- Thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo; xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cấp có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật đối với hành vi vi phạm pháp luật hải quan; phòng, chống tham nhũng, tiêu cực và thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong việc sử dụng tài sản, kinh phí được giao theo quy định của pháp luật.

- Tổ chức nghiên cứu, ứng dụng khoa học, công nghệ và phương pháp quản lý hải quan hiện đại trong ngành hải quan.

- Hướng dẫn việc thực hiện pháp luật về hải quan; hỗ trợ đối tượng nộp thuế hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo quy định của pháp luật” (Quyết định số 65/2015/QĐ-TTg, 2015).

Về hệ thống tổ chức:

Hình 2.1 sơ đồ bộ máy của cơ quan Hải quan Việt Nam

Hệ thống tổ chức của Hải quan Việt Nam theo quyết định số 65/2015/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ quy định về cơ cấu tổ chức của Tổng cục Hải quan 2015 gồm các nội dung như:

- Cơ quan ở trung ương:

Ở trung ương cơ quan hải quan cao nhất là “Tổng cục Hải quan: trực thuộc Bộ Tài chính, đứng đầu là Tổng cục trưởng, và sau là các phó như Phó Tổng cục trưởng, các Vụ, Cục và cơ quan khác như viện nghiên cứu, báo hải quan, trường Hải quan” (Quyết định số 65/2015/QĐ-TTg, 2015).

- Ở địa phương:

“Các cơ quan hải quan tỉnh, liên tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có tất cả 38 Cục. Các cơ quan này trực thuộc tổng cục, đứng đầu mỗi cơ quan là Cục trưởng. Tại đây để giúp việc cho các Cục thì có các phòng phụ trách chuyên môn như: phòng giám sát quản lý về hải quan; phòng thuế xuất nhập khẩu; phòng chống buôn lậu và xử lý vi phạm; phòng quản lý rủi ro; phòng thanh tr; phòng tổ chức cán bộ;... tuy nhiên không phải cục nào cũng có đầy đủ các phòng ban như trên mà tuỳ từng địa phương, tuỳ từng đơn vị mà lại có sự đầy đủ phòng ban nhất định.

Ở dưới Cục là các chi cục Hải quan, đội kiểm soát hải quan và đơn vị tương đương” (Quyết định số 65/2015/QĐ-TTg, 2015).

Như vậy dựa vào mô hình tổ chức trên cho thấy cơ quan Hải quan đã triển khai xây dựng bộ máy quản lý khá phù hợp để có thể mang lại hiệu quả tốt nhất. Điều này được thể hiện ở các đặc điểm như:

- Bộ máy quản lý được tổ chức từ trung ương đến địa phương- từ tổng cục về các chi cục.

Việc quản lý thuế xuất khẩu, nhập khẩu được đảm bảo giám sát chặt chẽ, có mối quan hệ mật thiết hỗ trợ lẫn nhau. Với từng nhiệm vụ riêng các cơ quan đơn vị giúp cho tham mưu, tuyên truyền, giám sát cũng được dễ dàng như bộ phận vụ pháp chế se thực hiện chức năng tuyên truyền pháp luật, việc thu thập thông tin của đôi tượng nộp thuế cùng với chức năng cưỡng chế khi

không thực hiện sẽ giao cho bộ phận điều tra chống buôn lậu, bộ phận kiểm tra sau thông quan sẽ thực hiện nhiệm vụ kiểm tra sau thông quan đối với đối tượng đã được duyệt thông quan trước đó.

- Hình thành lên bộ phận thu thập xử lý thông tin.

Việc tổ chức quản lý thuế xuất nhập khẩu hiện nay đã hình thành lên các bộ phận thu thập xử lý dữ liệu thông tin về đối tượng khai hải quan ở tất cả các cấp. Cơ quan hải quan áp dụng quản lý rủi ro trong khai thuế, hoàn thuế, không thu thuế,.. và trong các nghiệp vụ khác. Với cơ chế quản lý rủi ro trong quản lý thuế gồm nghiệp vụ thu thập,xử lý thông tin, dữ liệu liên quan đến người nộp thuế; xây dựng chỉ tiêu quản lý thuế; đánh giá việc tuân thủ pháp luật của người nộp thuế.

Một phần của tài liệu Pháp luật về quản lý thuế xuất khẩu, nhập khẩu thực tiễn tại cục hải quan thành phố hà nội (Trang 35 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)