Thực trạng pháp luật quản lý thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu

Một phần của tài liệu Pháp luật về quản lý thuế xuất khẩu, nhập khẩu thực tiễn tại cục hải quan thành phố hà nội (Trang 40 - 56)

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ QUẢN LÝ THUẾ

2.1 Thực trạng pháp luật quy định về quản lý thuế xuất khẩu

2.1.2 Thực trạng pháp luật quản lý thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu

a, Quy định pháp luật

Với sự ra đời của luật quản lý thuế 2006 đã dần quy định một cách đầy đủ hơn về pháp luật quản lý thuế. Trong đó trước kia các văn bản liên quan đến thủ tục hành chính về quản lý thuế được quy định trong các văn bản pháp luật khác nhau như xử phạt về vi phạm hành chính trong l ĩnh vực thuế quy định tại pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính 1995, nghị định 22/CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thuế năm 1996; quy định về khiếu nại, tố cáo trong luật khiếu nại, tố cáo năm 1998,...

Hầu như những văn bản này quy định khá cơ bản, có những đặc điểm là tiền đề cho những quy định sau này khi nó được đưa vào luật quản lý thuế.

Đặc biệt là các quy định liên quan đến thuế xuất- nhập khẩu. Mặc dù là thế nhưng các quy định này cũng không tránh khỏi những bất cập, hạn chế tồn tại.

Có thể kể đến các yếu tố như:

- Hiệu lực của các văn bản này chưa cao, chủ yếu được quy định tại các n ghị định, thông tư. Do đó mà thực tế gặp nhiều khó khăn, có những văn bản lại không phù hợp với luật, các quy định chồng chéo nhau.

- Những quy định liên quan đến thuế, đặc biệt là việc quản lý thuế xuất nhập khẩu với những thủ tục hành chính còn nhiều hạn chế, chưa có sự thống nhất giữa các văn bản với nhau. Tạn nên một loạt các văn bản quy định tản mạn, khó liên kết, tìm kiếm.

- Đối với những yếu tố quy định liên quan đến việc quản lý thuế nói chung thuế xuất nhập khẩu nói riêng thì chưa có sự rõ ràng, thiếu tính minh bạch, tính khả thi sử dụng chưa cao.

Từ khi luật quản lý thuế 2006 ra đời đã dần hoàn thiện và thực hiện tốt chức năng của mình hơn. Và đặc biệt là trong luật quản lý thuế 2019 càng thể hiện rõ được xu hướng, cùng với quy định pháp luật gắn liền với t hực tiễn hơn. Trong luật quản lý thuế nói chung và quản lý thuế xuất nhập khẩu nói riêng có rất nhiều yếu tố giống nhau. Và trong luật mới này lại có những quy định chung mà cho đến hiện tại nó phù hợp với hoạt động kinh doanh của các cá nhân tổ chức trong hoạt động xuất nhập khẩu. Có thể kể đến một vài yếu tố mới mà luật quản lý thuế 2019 khác so với 2006 như:

- Việc sử dụng hoá đơn điện tử trước ngày 01/7/2022. Trong luật quản lý thuế 2019 tại khoản 2 điều 151 có quy định:

“Quy định về hoá đơn, chứng từ điện tử của Luật này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 7 năm 2022; khuyến khích các cơ quan, tổ chức, cá nhân áp dụng quy định về hoá đơn, chứng từ điện tử của Luật này trước ngày 01/7/2022” (QH14, Luật quản lý thuế, 2019).

- Các trường hợp được xoá nợ thuế, tiền phạt, chậm nộp:

Được quy định tại mục 3 từ điều 85 đến điều 88 luật quản lý thuế 2019.

Một số trường hợp cụ thuể như: “doanh nghiệp, hợp tác xã đã bị tuyên bố phá sản đã thực hiện các khoản thanh toán theo quy định của pháp luật về phá sản để nộp thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt; cá nhân đã chết hoặc bị toà án tuyên bố đã chết, mất năng lực hành vi dân sự mà không có tài sản, bao gồm cả tài sản được thừa kế để nộp thuế tiền chậm nộp, tiền phạt còn nợ; các khoản nợ tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt của người nộp thuế không thuộc trường hợ p quy định tại 2 trường hợp nêu trên, mà cơ quan quản lý thuế đã áp dụng biện pháp

cưỡng chế quy định tại điểm g khoản 1 điều 125 của luật này và các khoản nợ tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt quá 10 năm kể từ ngày hết thời hạn nộp thuế nhưng không có khả năng thu hồi,...; tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt đối với các trường hợp bị ảnh hưởng do thiên tai, thảm hoạ, dịch bệnh có phạm vi rộng đã được xem xét tiền chậm nộp theo quy định tại điểm a khoản 1 điều 62 của luật này mà vẫn còn thiệt hại, không có khả năng phục hồi sản xuất kinh doanh và không có khả năng nộp tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt,..” (QH14, Luật quản lý thuế, 2019).

Thực trạng pháp luật quản lý thuế xuất nhập khẩu được thực hiện thông qua một số các đặc điểm như thủ tục đăng ký thuế, khai thuế, tính thuế, ấn định thuế, nộp thuế, thủ tục miễn giảm thuế, thủ tục hoàn thuế, xoá nợ tiền thuế, tiền phạt.

- Về thủ tục đăng ký thuế.

Cơ quan quản lý thuế xuất nhập khẩu thực hiện việc quản lý của mình thông qua một số nội dung như đối tượng đăng ký, hồ sơ đăng ký, thời hạn đăng lý, thời gian địa điểm nộp hồ sơ,.. Trong luật quản lý thuế 2019 có rất nhiều điểm khác nhau so với VBHN 03 năm 2016 hợp nhất luật quản lý thuế.

Tại điều 30 của luật quản lý thuế 2019 đã ghép đăng ký thuế và cấp mã số thuế cùng một điều. Việc này sẽ tiện hơn so với luật định năm 2016, khi mà doanh nghiệp đăng kí kinh doanh, đăng kí doanh nghiệp sẽ cùng với đó là đăng ký thuế không còn phải chờ thời gian sau khi được cấp giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh, giấy phép thành lập như luật 2016.

Cũng trong quy định này tại luật quản lý thuế năm 2019 đã lần đầu quy định về cấu trúc mã số thuế. Tại khoản 2 điều 30 luật quản lý thuế (2019): “ mã số thuế 10 chữ số được sử dụng cho doanh nghiệp, tổ chức có tư cách pháp nhân, hộ kinh doanh và các cá nhân khác; mã số thuế 13 chữ số và ký tự khác được sử dụng cho đơn vị phụ thuộc và các đối tượng khác”. Việc phân biệt này cũng sẽ giúp cơ quan quản lý có thể dễ dàng phân biệt và có chính sách quản lý nhanh gọn và phù hợp hơn.

Ngoài ra hiện nay các doanh nhiệp nói chung, doanh nghiệp sản xuất kinh doanh liên quan đến hoạt động xuất nhập khẩu nói riêng còn có thể thực hiện đăng ký thuế trên cổng dịch vụ công quốc gia bằng hình thức online.

Ngoài việc đăng ký thuế ở luật quản lý thuế 2019 còn có nhiều thủ tục mới liên quan đến đăng ký thuế như hồ sơ đăng ký thuế, hướng dẫn địa điểm nộp hồ sơ lần đầu, các trường hợp đăng ký thuế khi tổ chức lại doanh nghiệp, quy định mới về thay đổi thông tin đăng ký thuế,...

Như vậy luật quản lý thuế năm 2019 đã quy định khá đầy đủ và chi tiết các thủ tục cũng như quy định liên quan đến đăng ký thuế. Việc quản lý thuế xuất nhập khẩu cũng được cơ quan hải quan thực hiện theo quy định trên nhằm đảm bảo tính thống nhất và thuận tiện.

- Thủ tục kê khai và tính thuế.

Việc quản lý thuế nói chung cũng như quản lý thuế xuất nhập khẩu nói riêng được thực hiện khá đầy đủ. Đặc biệt trong việc quy định của pháp luật đối với thủ tục kê khai và tính thuế. Trong luật quản lý thuế năm 2019 đã có nhiều điểm khác biệt và nổi bật so với luật quản lý thuế 2016 như việc quy định các hoạt động kinh doanh thương mại điện tử, kinh doanh dựa trên nền tảng số và các dịch vụ khác được thực hiện bởi nhà cung cấp ở nước ngoài không có cơ sở thường trú tại Việt Nam thì nhà cung cấp ở nước ngoài có nghĩa vụ trực tiếp hoặc uỷ quyền thực hiện đăng ký thuế, khai thuế, nộp thuế tại Việt Nam theo quy định của Bộ trưởng Bộ Tài chính; đối với nguyên tắc kê khai, xác định giá tính thuế đối với giao dịch liên kết cũng lần đầu được quy định trong luật quản lý thuế. Các trường hợp kê khai, xác định giá tính thuế như theo nguyên tắc phân tích, so sánh với các giao dịch độc lập và nguyên tắc bản chất hoạt động, giao dịch quyết định nghĩa vụ thuế để xác địn nghĩa vụ thuế phải nộp như trong điều kiện giao dịch giữa các bên độc lập;

giá giao dịch liên kết được điều chỉnh theo giao dịch độc lập để kê khai, xác định số tiền thuế phải nộp theo nguyên tắc không làm giảm thu nhập chịu thuế;

người nộp thuế quy mô nhỏ, rủi ro về thuế thấp được miễn thực hiện theo quy định tại hai điểm trên.

Ngoài ra việc kê khai thuế còn có điểm mới tại luật quản lý thuế 2019 là dựa vào cơ chế thoả thuận trước về phương pháp xác định giá tính thuế được quy định trong khoản 6 điều 42 luật quản lý thuế 2019.

Tại đây việc khai thuế cũng được quy định khá rõ ràng trong luật quản lý thuế 2019 gồm các hồ sơ khai thuế (điều 43), quy định về thời hạn nộp hồ sơ khai thuế (điều 44), địa điểm nộp hồ sơ khai thuế (điều 45), quy định về gia hạn nộp hồ sơ khai thuế (điều 46), khai bổ sung hồ sơ khai thuế (điều 47).

Đối với việc tính thuế xuất nhập khẩu thì lại được quy định rõ ràng ở luật thuế xuất nhập khẩu năm 2016. Tại đây từ điều 5 đến điều 11 là quy định đầy đủ căn cứ tính thuế, thời điểm tính thuế và biểu thuế. Căn cứ tính thuế xuất khẩu, nhập khẩu đối với hàng hoá được tính dựa trên việc áp dụng phương pháp tính thuế theo tỷ lệ phần trăm. Số tiền thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu được xác định căn cứ vào giá trị tính thuế và thuế suất theo tỷ lệ % của từng mặt hàng tại thời điểm tính thuế. Thuế suất đối với hàng hoá xuất khẩu được quy định cụ thể cho từng mặt hàng tại biểu thuế xuất khẩu. Trong trường hợp hàng háo xuất khẩu sang nước, nhóm nước hoặc vùng lãnh thổ có thoả thuận ưu đãi về thuế xuất khẩu trong quan hệ thương mại với Việt Nam thì thực hiện theo các thoả thuận này. Thuế suất ưu đãi dối với hàng hoá nhập khẩu gồm thuế suất ưu đãi, thuế suất ưu đãi đặc biệt, thuế suất thông thường và được áp dụng theo quy định tịa khoản 3 điều 5 luật thuế xuất khẩu nhập khẩu 2016.

Tại điều 6 của luật thuế xuất khẩu, nhập khẩu năm 2016 còn có căn cứ áp dụng tính thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu đối với hàng hoá áp dụng phương pháp tính thuế tuyệt đối, phương pháp tính thuế hỗn hợp.

Ngoài ra việc khai thuế hiện nay còn được thực hiện qua hình thức online trên trang web của Hải quan Việt Nam. Các cá nhân, tổ chức hoạt động kinh doanh, dịch vụ liên quan đến việc xuất nhập khẩu hàng hoá thì đăng ký tài khoản tại cổng thông tin điện tử hải quan. Sau đó kê khai vào nộp bảng kê nộp thuế trên cổng thanh toán điện tử hải quan. Với việc làm như vậy sẽ giúp doanh nghiệp, cá nhân và người quản lý có thể rút ngắn thời gian làm các thủ tục, quy trình nhanh gọn và hiện đại. Bắt kịp xu thế hội nhập.

- Quy định về ấn định thuế xuất khẩu, nhập khẩu.

Việc ấn định thuế được quy định tại chương V của luật quản lý thuế năm 2019. Dựa trên nguyên tắc quản lý thuế, căn cứ tính thuế, phương pháp tính thuế theo quy định của pháp luật về thuế, pháp luật về hải quan; cơ quan quản lý thuế ấn định số tièn thuế phải nộp hoặc ấn định từng yếu tố, căn cứ tính thuế để xác định số tiền thuế phải nộp.

Cũng tại điều 52 của luật này đã quy định về việc ấn định thuế đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu. Cụ thể “cơ quan hải quan ấn định thuế đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu trong các trường hợp: người khai thuế dựa vào các tài liệu không phù hợp để khai thuế, tính thuế không khai thuế hoặc kê khai không chính xác, đầy đủ nội dung liên quan đến xác định nghĩa vụ thuế;

Quá thời hạn quy định mà người khai thuế không cung cấp, từ chối hoặc trì hoãn, kéo dài việc cung cấp hồ sơ, sổ kế toán, tài liệu, chứng từ, dữ liệu, số liệu liên quan đến việc xác định chính xác số tiền thuế phải nộp theo quy định;

Người khai thuế không chứng minh, giải trình hoặc quá thời hạn quy định mà không giải trình được các nội dung liên quan đến việc xác định nghĩa vụ thuế theo quy định của pháp luật; không chấp hành quyết định kiểm tra, thanh tra của cơ quan hải quan; Người khai thuế không phản ánh hoặc phản ánh không đầy đủ, trung thực, chính xác số liệu trên sổ kế toán để xác định nghĩa vụ thuế;

Cơ quan hải quan có đủ bằng chứng, căn cứ xác định về việc khai báo trị gi á không đúng với trị giá giao dịch thực tế; Giao dịch được thực hiện không đúng với bản chất kinh tế, không đúng thực tế phát sinh, ảnh hưởng đến số tiền thuế phải nộp; Người khai thuế không tự tính được số tiền thuế phải nộp; Trường hợp khác do cơ quan hải quan hoặc cơ quan khác phát hiện việc kê khai, tính thuế không đúng với quy định của pháp luật” (QH14, Luật quản lý thuế, 2019).

Tại khoản 2 có quy định “cơ quan hải quan căn cứ hàng hóa thực tế xuất khẩu, nhập khẩu; căn cứ tính thuế, phương pháp tính thuế; cơ sở dữ liệu của cơ quan quản lý thuế và cơ sở dữ liệu thương mại; hồ sơ khai báo hải quan; tài liệu và các thông tin khác có liên quan đến hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu để ấn định số tiền thuế phải nộp” (QH14, Luật quản lý thuế, 2019).

Việc ấn định thuế này “cơ quan hải quan phải có trách nhiệm thông báo bằng văn bản cho người nộp thuế về lý do ấn định thuế, căn cứ ấn định thuế, số tiền ấn định, thời hạn nộp tiền thuế. Đối với trường hợp cơ qua n quản lý thuế thực hiện ấn định thuế qua kiểm tra thuế, thanh tra thuế thì lý do ấn định thuế, căn cứ ấn định thuế, số tiền ấn định thuế, thời hạn nộp tiền thuế phải được ghi trong biên bản kiểm tra thuế, thanh tra thuế, quyết định xử lý thuế của cơ quan quản lý thuế; với trường hợp số tiền thuế ấn định của cơ quan quản lý thuế lớn hơn số tiền thuế phải nộp theo quyết định giải quyết khiếu nại của cơ quan có thẩm quyền hoặc bản án, quyết định của Tòa án thì cơ quan quản lý thuế phải hoàn trả số tiền thuế nộp thừa. Trường hợp số tiền thuế ấn định của cơ quan quản lý thuế nhỏ hơn số tiền thuế phải nộp theo quyết định giải quyết khiếu nại của cơ quan có thẩm quyền hoặc bản án, quyết định của Tòa án thì người nộp thuế có trách nhiệm nộp bổ sung. Cơ quan quản lý thuế chịu trách nhiệm về việc ấn định thuế” (QH14, Luật quản lý thuế, 2019).

- Quản lý nộp thuế xuất- nhập khẩu.

Nhà nước ta đã quy định rất rõ về thời hạn nộp thuế xuất nhập khẩu.

Cụ thể được quy định tại luật quản lý thuế 2019:

“ Trường hợp người nộp thuế tính thuế, thời hạn nộp thuế chậm nhất là ngày cuối cùng của thời hạn nộp hồ sơ khai thuế. Trường hợp khai bổ sung hồ sơ khai thuế, thời hạn nộp thuế là thời hạn nộp hồ sơ khai thuế của kỳ tính thuế có sai, sót.

Đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thuộc đối tượng chịu thuế theo quy định của pháp luật về thuế, thời hạn nộp thuế thực hiện theo quy định của Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu; trường hợp phát sinh số tiền thuế phải nộp sau khi thông quan hoặc giải phóng hàng hóa thì thời hạn nộp thuế phát sinh được thực hiện là thời hạn nộp thuế khai bổ sung, nộp số tiền thuế ấn định được áp dụng theo thời hạn nộp thuế của tờ khai hải quan ban đầu; Thời hạn nộp thuế đối với hàng hóa phải phân tích, giám định để xác định chính xác số tiền thuế phải nộp; hàng hóa chưa có giá chính thức tại thời điểm đăng

ký tờ khai hải quan; hàng hóa có khoản thực thanh toán, hàng hóa có các khoản điều chỉnh cộng vào trị giá hải quan chưa xác định được tại thời điểm đăng ký tờ khai hải quan được thực hiện theo quy định của Bộ trưởng Bộ Tài chính”

(QH14, Luật quản lý thuế, 2019).

Còn tại quy định ở điều 9 luật thuế xuất khẩu, nhập khẩu 2016 cũng quy định cụ thể về thời hạn nộp thuế: “ Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thuộc đối tượng chịu thuế phải nộp thuế trước khi thông quan hoặc giải phóng hàng hóa theo quy định của Luật hải quan, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.

1. Trường hợp được tổ chức tín dụng bảo lãnh số thuế phải nộp thì được thông quan hoặc giải phóng hàng hóa nhưng phải nộp tiền chậm nộp theo quy định của Luật quản lý thuế kể từ ngày được thông quan hoặc giải phóng hàng hóa đến ngày nộp thuế. Thời hạn bảo lãnh tối đa là 30 ngày, kể từ ngày đăng ký tờ khai hải quan.

2. Trường hợp đã được tổ chức tín dụng bảo lãnh nhưng hết thời hạn bảo lãnh mà người nộp thuế chưa nộp thuế và tiền chậm nộp thì tổ chức bảo lãnh có trách nhiệm nộp đủ thuế và tiền chậm nộp thay cho người nộp thuế;

Người nộp thuế được áp dụng chế độ ưu tiên theo quy định của Luật hải quan được thực hiện nộp thuế cho các tờ khai hải quan đã thông quan hoặc giải phóng hàng hóa trong tháng chậm nhất vào ngày thứ mười của tháng kế tiếp.

Quá thời hạn này mà người nộp thuế chưa nộp thuế thì phải nộp đủ số tiền nợ thuế và tiền chậm nộp theo quy định của Luật quản lý thuế” (QH13, Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu, 2016).

Như vậy pháp luật quản lý thuế xuất nhập khẩu cũng quy định rõ ràng và tạo điều kiện thuận lợi cho người nộp thuế có thể chuẩn bị và chủ động nộ p thuế trong điều kiện tốt nhất. Việc nộp thuế này sẽ được thực hiện cùng với thời hạn kê khai. Tuy nhiên cũng có rất nhiều doanh nghiệp, cá nhân có hoạt động buôn bán xuất nhập khẩu không tuân thủ đúng quy định mà vẫn thường xuyên chậm nộp thuế theo quy định, tạo nhiều tiền lệ xấu. Việc chậm nộp tiền thuế có thể sử dụng vào mục đích khác như chiếm dụng vốn.

Một phần của tài liệu Pháp luật về quản lý thuế xuất khẩu, nhập khẩu thực tiễn tại cục hải quan thành phố hà nội (Trang 40 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)