CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ QUẢN LÝ THUẾ
2.2 Thực tiễn thi hành pháp luật quản lý thuế XNK
a, Lịch sử hình thành.
- Ngày 02/4/1955, Bộ trưởng Bộ Công thương Phan Anh ký Nghị định số 34/BCT/KB/NĐ thành lập Sở Hải quan Hà Nội (Nay là Cục Hải quan Thành phố Hà Nội), trực thuộc Sở Hải quan Trung ương để thực hiện quyền kiểm tra, giám sát, kiểm soát Hải quan trên địa bàn Thủ đô và nhiều vùng lân cận.
- Lúc mới thành lập Sở Hải quan Hà Nội chỉ tồn tại 70 ngày chủ yếu làm công tác tiếp quản, bàn giao. Sau đó sát nhập vào sở hải quan Trung ương.
- Ngày 17/02/1962 Cục Hải quan Trung ương triển khai tổ chức Phòng Hải quan Hà Nội.
- Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan Nguyễn Tài đã ký Quyết định số 101/TCHQ/TCCB ngày 03/8/1985 thành lập Hải quan thành phố Hà Nội trực thuộc Tổng cục Hải quan để thống nhất quản lý toàn bộ các đơn vị Hải quan trên địa bàn Hà Nội.
b, Sơ đồ bộ máy.
Hình 2.3 sơ đồ bộ máy Cục Hải quan thành phố Hà Nội
Với mô hình trên ta có thể thấy cơ cấu tổ chức của Cục hải quan TP.
Hà Nội gồm các cơ quan hỗ trợ hoạt động như phòng phòng chống ma tuý, phòng thanh tra, phòng công nghệ thông tin,... Và các chi cục hải quan ở địa phương như chi cục hải quan Vĩnh phúc, chi cục hải quan Hoà Bình. Các chi cục này chịu sự quản lý và giám sát của cục hải quan Tp.Hà Nội. Các chi cục hải quan sẽ thực hiện nhiệm vụ với chức năng quyền hạn của mình giúp cho cục hải quan được hoạt dộng ổn định và phát triển.
Kể từ khi được thành lập cục hải quan thành phố Hà Nội đã đưa ra rất nhiều văn bản thể hiện sự quản lý sát sao của mình hỗ trợ các chi cục, phòng ban thực hiện tốt nhiệm vụ. Phải kể đến các văn bản quản lý như quyết định số 2058/QĐ-HQHN quyết định về việc quy định cụ thể của chi cục hải quan quản lý hàng đầu tư - gia công và nhiệm vụ của các đội công tác thuộc chi cục; quyết định 165/QĐ-HQHN quyết định về việc quy định nhiệm vụ cụ thể của chi cục hải quan Hòa Bình; quyết định 354/QĐ-HQHN về việc quy định chức năng, nhiêm vụ của các đội thuộc chi cục hải quan ga đường sắt quốc tế Yên Viên, chi cục hải quan hòa lạc, chi cục hải quan Vĩnh Phúc,....
c, Hoạt động của Hải quan Hà Nội.
Trải qua quá trình hoạt động không ngừng hiện đại hóa, áp dụng công nghệ để mang đến dịch vụ công nhanh, gọn hiệu quả. Cục hải quan thành phố Hà Nội tiếp tục thí điểm hệ thống quản lý miễn, giảm, hoàn thuế điện tử tại cục.
Theo đó trước kia để quản lý các khoản thông tin miễn giảm, hoàn thuế thực hiện theo hình thức thủ công còn chậm chưa đạt hiệu quả cao, cơ quan hải quan còn gặp nhiều khó khăn trong việc tổng hợp báo cáo liên quan đến công việc thực hiện các thủ tục miễn giảm, hoàn thuế cho người nộp thuế như tờ khai, ngày tháng, dự án, danh mục miễn thuế được cấp, hàng hóa, số thuế được miễn,.... đối với khâu hoàn thuế cơ quan hải quan gặp rất nhiều khó khăn trong việc đối chiếu hồ sơ với dữ liệu trên hệ thống trong đó có hệ thống e- customs V5 và nhiều hệ thống liên quan khác gây mất thời gian và rủi ro.
Ngoài ra khi mà có quá nhiều hồ sơ cùng kiểm tra thì nguồn nhân lực của cơ quan hải quan không đủ để thực hiện.
Một yếu tố nữa cũng ảnh hưởng nhiều đến hoạt động của cơ quan hải quan là khi nộp đề nghị hoàn thuế các “doanh nghiệp không phải nộp tờ khai hải quan nhưng khi xử lý hồ sơ hoàn thuế thì việc tra cứu và tái sử dụng các thông tin hồ sơ từ khai hải quan điện tử lại không thực hiện được trên hệ hống VNACCS, tạo nên phát sinh yêu cầu doanh nghiệp cung cấp bổ sung thêm hồ sơ giấy để căn cứ xử lý hồ sơ, làm chậm quá trình và kéo dài thời gian xử lý”
(Ngọc Quỳnh, 2020).
Với những khuyết điểm đó cục hải quan Tp.Hà Nội đã triển khai thực hiện hệ thống quản lý thông tin miễn giảm, hoàn thuế, không thu thuế và xử lý tiền nộp thừa theo phương thức điện tử. Khi triển khai thực hiện sẽ giảm được thời gian xử lý nghiệp vụ hải quan, tự động xác định tờ khai có hàng hóa tạm nhập tái xuất, hỗ trợ cơ quan quản lý hồ sơ thông tin tờ khai gốc với khai điều chỉnh hoặc bổ sung, hệ thống cảnh báo tờ khai sắp hết hạn....
Đối với hoạt động đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, xây dựng môi trường hải quan điện tử. Cơ quan hải quan Hà Nội ngày càng đáp ứng được yêu cầu áp dụng công nghệ thông tin hiệu quả trong việc quản lý hoạt động hải quan và thu nộp thuế xuất nhập khẩu.
Trong nhiệm kì 2015-2020 cục hải quan Hà Nội đã tập trung cải cách hiện đại hóa hải quan, ứng dụng nhiều công nghệ góp phần tạo nên môi trường kinh doanh hiệu quả cho doanh nghiệp, việc quản lý đối tượng nộp thuế được thuận tiện dễ dàng. Đặc biệt trong nhiệm kì cục hải quan Hà Nội đã triển khai hệ thống một cửa quốc gia và hệ thống quản lý, giám sát hải quan tự động gặt hái được nhiều thành công như tại cảng hàng không sán bay quốc tế Nội Bài.
Theo báo cáo năm 2020, “cục hải quan thành phố Hà Nội đã cung cấp 173/181 dịch vụ công trực tuyến mức độ 3 và 4 chiếm tới 95,6% thủ tục hành chính, trong đó có tới 164 thủ tục hành chính được cung cấp dịch vụ công trực tuyến đạt tỷ lệ 90,6%” (Bảo Vy- Thanh Thủy, 2020).
Bên cạnh việc hoạt động công khai, minh bạch theo quy định, cục hải quan Hà Nội luôn quan tâm chỉ đạo để tạo điều kiện thuận lợi nhất có thể cho doanh nghiệp và người dân từ những khâu đơn giản nhất như khai báo, cập nhật thông tin cho đến kết nối dữ liệu với cơ quan quản lý từ thông tin khách hàng , nâng cao hiệu quả công việc quản lý của nhà nước.
Việc quản lý các đối tượng nộp thuế cũng được thực hiện dễ dàng hơn khi Cục hải quan thành phố Hà Nội thực hiện các biện pháp như ban hành các văn bản, quy định của pháp luật, quy trình nghiệp vụ hải quan, các văn bản hướng dẫn kèm theo và được đăng tải trên các trang thông tin điện tử, tại các trụ sở cơ quan của phòng, chi cục, điểm làm thủ tục hải quan. Cục hải quan Tp. Hà Nội đã đẩy mạnh việc khai báo hải quan đến người nộp thuế thông qua các đại lý hải quan. Khi thực hiện qua các đại lý này thì việc thực hiện quản lý được đơn giản hơn, thể hiện tính chuyên nghiệp hơn. Theo số lượng thống kê của cục được đăng tải trên trang thông tin thành ủy hà nội đã có số liệu thống kê là số lượng đại lý hải quan trên địa bàn đạt 273 đại lý.
Việc đẩy mạnh quản lý nguồn thu ngân sách nhà nước thông qua việc thu thuế xuất nhập khẩu cũng được quan tâm. Cục hải quan Tp. Hà Nội đã đẩy mạnh công tác chống thất thu thuế thông qua việc kiểm tra quyết liệt, đồng bộ, thanh tra chuyên ngành, đổi mới và nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra sau thông quan. “Kết quả báo cáo đạt được trong nghiệm kì 2015-2020 đạt được 106.282 tỷ đồng, trong khi đó vượt chỉ tiêu được giao là 99.700 tỷ đồng”
(Bảo Vy- Thanh Thủy, 2020).
Đối với hoạt động mở rộng quản lý hải quan tự động theo hệ thống VASSCM tại cục hải quan Tp. Hà Nội sau thời gian triển khai đạt được hiệu quả rất tốt. Kể từ khi thí điểm hệ thống quản lý giám sát hải quan tự động tại cảng hàng không quốc tế Nội Bài theo văn bản Quyết định số 2061/QĐ-BTC ngày 13/10/2017 của Bộ trưởng Bộ Tài chính đã cho thấy hiệu quả và lợi ích to lớn với cơ quan hải quan và các hãng hàng không, doanh nghiệp, người dân.
Theo đó, “mỗi ngày có khoảng 5300 lô hàng được giám sát quan hệ thống VASSCM tại Nội Bài. Hệ thống đã thực hiện tiếp nhận trước chuyến
bay toàn bộ thông tin hành khách, hành lý, hàng hóa để thực hiện thủ tục điện tử và quản lý rủi ro đối với các chuyến bay xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh.
Tỷ lệ tiếp nhận, xử lý tự động thành công thông tin manifest đạt 95-98%. Bên cạnh đó, Cục Hải quan Hà Nội cho biết, 100% các hãng hàng không đã gửi thông tin tới cổng thông tin một cửa quốc gia theo quy định” (N.Linh, 2019).
Cũng chính nhờ kết quả đó mà vào ngày 04/8/2020, tổng cục Hải quan có văn bản số 5135/TCHQ-GSQL về việc triển khai chính thức hệ thống quản lý giám sát hải quan tự động tại Cảng hàng không quốc tế Nội Bài.