Nội dung của pháp luật điều chỉnh về hoạt động cho vay của ngân hàng thương

Một phần của tài liệu Pháp luật về hoạt động cho vay của ngân hàng thương mại và thực tiễn tại ngân hàng thương mại cổ phần quốc tế việt nam phòng giao dịch thanh xuân – chi nhánh hà nội (Trang 32 - 36)

CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG CHO VAY VÀ PHÁP LUẬT ĐIỀU CHỈNH HOẠT ĐỘNG CHO VAY CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

1.2. KHÁI QUÁT VỀ PHÁP LUẬT ĐIỀU CHỈNH HOẠT ĐỘNG CHO VAY CỦA

1.2.3. Nội dung của pháp luật điều chỉnh về hoạt động cho vay của ngân hàng thương

mại

Hiện nay pháp luật về lĩnh vực hoạt động cho vay của NHTM đang điều chỉnh cụ thể những nội dung sau đây:

Một là, quy định về chủ thể vay vốn

Chủ thể tham gia quan hệ cho vay là các bên tham gia vào quan hệ cho vay với những quyền và nghĩa vụ pháp lý xác định. Những quyền và nghĩa vụ này xuất hiện trên cơ sở sự thoả thuận của các bên dưới sự điều chỉnh của các quy phạm pháp luật có liên quan. Trong quan hệ cho vay của các ngân hàng thương mại luôn có một bên là các ngân hàng thương mại với tư cách là bên cho vay, còn bên vay là các tổ chức, cá nhân có đủ điều kiện để vay vốn.

Thứ nhất là bên cho vay: Các ngân hàng thương mại được thành lập và tồn tại theo các hình thức pháp lý do pháp luật quy định với những đặc trưng riêng và thực hiện các hoạt động kinh doanh theo phạm vi được xác định.

Thứ hai là bên đi vay là các tổ chức, cá nhân vay vốn từ các ngân hàng thương mại. Để trở thành chủ thể đi vay, tham gia vào quan hệ vay vốn của NHTM các tổ chức, cá nhân phải đáp ứng được các điều kiện do pháp luật quy định như điều kiện về năng lực pháp luật và năng lực hành vi dân sự, về phương án kinh doanh hoặc mục đích sử dụng vốn vay… Những điều kiện này được áp dụng chung cho mọi khách hàng vay, không phân biệt là tổ chức hay cá nhân, vay với mục đích tiêu dùng hay kinh doanh. Ngoài ra các tổ chức, cá nhân đi vay còn phải đáp ứng những điều kiện nhất định do ngân hàng đó quy định.

Hai là, quy định về điều kiện vay vốn

Điều kiện vay vốn là điều kiện tối quan trọng đầu tiên của bất kỳ ngân hàng đối với đối tượng cần vay vốn. Sở dĩ đây được coi là điều kiện tiên quyết vì ngân hàng khi

cho vay còn phải tỉnh đến khả năng thu hồi vốn, nếu quy định có điều kiện vay thì việc khả năng thu hồi vốn là bất khả thi vì: Nếu đối tượng vay không có năng lực hành vi dân sự, không có tài tài sản đảm bảo (đối với các khoản vay đòi hỏi phải có tài sản đảm bảo) hay tình hình tài chính lành mạnh hay không có bảo lãnh của người thứ ba thì rủi ro là điều khó tránh khỏi đối với hoạt động thu hồi vốn và theo đó ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Khi thỏa thuận điều khoản này, các bên cần ghi rõ trong hợp đồng tín dụng. Thông thường, các điều kiện vay vốn về cơ bản bao gồm:

- Năng lực hành vi dân sự: Đây là quy định quan trọng vì chỉ có người có đủ năng lực hành vi dân sự mới thực hiện và hiểu được việc mình cần thực hiện và chịu trách nhiệm với việc mình cần thực ra sao.

- Khả năng tài chính lành mạnh đảm bảo trả nợ trong thời hạn cam kết trong hợp đồng tín dụng.

- Có tài sản đảm bảo hợp pháp với khoản vay có yêu cầu phải có TSBĐ - Có phương án vay vốn hiệu quả, khả thi

- Sử dụng vốn vay đúng mục đích cam kết Ba là, quy định về nguyên tắc cho vay

Ở phương diện lý thuyết, nguyên tắc cho vay được quy định cụ thể ở Điều 4 Thông tư 39/2016/TT-NHNN quy định về hoạt động cho vay của TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đối với khách hàng7 do NHNN Việt Nam ban hành. Theo đó, nguyên tắc cho vay thể hiện ở 3 nội dung: nguyên tắc tự do ý chí, tự nguyện và bình đẳng giữa các bên tham gia hợp đồng tín dụng; nguyên tắc sử dụng vốn vay đúng mục đích; nguyên tắc hoàn trả đầy đủ cả gốc và lãi đúng thời hạn đã cam kết trong HĐTD.

Bốn là, quy định về hợp đồng tín dụng

Hợp đồng tín dụng ngân hàng là việc thỏa thuận bằng văn bản giữa tổ chức tín dụng (bên cho vay) với tổ chức, cá nhân vay vốn (bên vay), theo đó, tổ chức tín dụng cam kết cho bên vay vay khoản tiền với điều kiện hoàn trả gốc và lãi trong thời hạn nhất định. Hợp đồng tín dụng là một dạng của hợp đồng vay tài sản, thuộc loại hợp đồng song vụ và có đền bù.

Năm là, quy định về trình tự, thủ tục vay vốn ngân hàng

7 Điều 4 Thông tư 39/2016/TT-NHNN quy định về hoạt động cho vay của TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đối với khách hàng

Quy trình cho vay vốn là tổng hợp các bước cụ thể từ khi tiếp nhận nhu cầu vay vốn của khách hàng cho đến khi ngân hàng thương mại quyết định cho vay, giải ngân và thanh lý hợp đồng tín dụng. Dựa trên những điều kiện của mình thì các ngân hàng thương mại sẽ tự thiết kế những quy trình, thủ tục cho vay cụ thể theo luật định, bao gồm nhiều giai đoạn khác nhau là: giao kết hợp đồng tín dụng và thực hiện hợp đồng tín dụng. Đây là giai đoạn quan trọng để xác lập các quyền và nghĩa vụ pháp lý của các bên khi tham gia vào hoạt động cho vay của ngân hàng thương mại.

Sáu là, quy định về điều khoản giải quyết tranh chấp phát sinh trong hợp đồng tín dụng

Về quy định giải quyết các tranh chấp phát sinh trong quá trình cho vay của ngân hàng thương mại thì điều khoản về giải quyết tranh chấp trong hợp đồng tín dụng là nội dung hết sức quan trọng. Đây là điều khoản mang tính chất thường lệ, theo đó các bên có quyền thỏa thuận về biện pháp giải quyết tranh chấp bằng con đường thương lượng, hòa giải, hoặc lựa chọn cơ quan tài phán sẽ giải quyết tranh chấp cho mình.

Nếu trong hợp đồng tín dụng không ghi điều khoản này, có nghĩa là các bên không thoả thuận thì việc xác định thẩm quyền, thủ tục giải quyết tranh chấp phát sinh từ hợp đồng tín dụng đó sẽ được thực hiện theo quy định của pháp luật.

Bảy là, quy định về TSBĐ

Hoạt động của ngân hàng luôn tiềm ẩn những rủi ro nghề nghiệp, đặc biệt là nghiệp vụ cho vay. Với những mục đích vay vốn khác nhau như cho vay mua xe, vay mua nhà, vay sản xuất kinh doanh... Cho vay khi có tài sản bảo đảm kèm theo luôn là một trong những phương thức an toàn cho hoạt động ngân hàng và cho chính những những cán bộ tín dụng, người quản lý tại ngân hàng.

Tám là, quy định về xử lý TSBĐ để thu hồi nợ

Xử lý tài sản bảo đảm là một trong những nội dung rất quan trọng trong quan hệ tín dụng giữa tổ chức, cá nhân với ngân hàng (hay còn gọi là các tổ chức tín dụng). Việc xử lý tài sản bảo đảm trong quan hệ tín dụng thường phát sinh khi bên vay là tổ chức, cá nhân vi phạm nghĩa vụ của mình trong việc trả tiền gốc hoặc lãi hay nói cách khác là đến hạn thực hiện nghĩa vụ mà bên có nghĩa vụ lại không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ. Xử lý TSBĐ là biện pháp cuối cùng mà ngân hàng áp dụng để thu hồi nợ đối với khoản vay mà khách hàng không thực hiện được với ngân hàng.

Kết luận chương 1

Hoạt động CV là một trong những hoạt động chủ yếu mang lại lợi nhuận lớn nhất cho ngân hàng. Trong chương 1 tác giả đã trình bày có chọn lọc để có những khái quát chung nhất về NHTM, hoạt động cho vay của NHTM. Bên cạnh đó chương 1 cũng chỉ ra sự cần thiết điều chỉnh pháp luật về hoạt động CV của NHTM. Từ đây làm nền tảng nghiên cứu các vấn đề trong quy định của pháp luật về hoạt động CV của NHTM và thực tiễn áp dụng các quy định này ở NHTMCP Quốc tế Việt Nam PGD Thanh Xuân – chi nhánh Hà Nội ở chương 2 và chương 3.

Một phần của tài liệu Pháp luật về hoạt động cho vay của ngân hàng thương mại và thực tiễn tại ngân hàng thương mại cổ phần quốc tế việt nam phòng giao dịch thanh xuân – chi nhánh hà nội (Trang 32 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)