Nội dung của hợp đồng tín dụng

Một phần của tài liệu Pháp luật về hoạt động cho vay của ngân hàng thương mại và thực tiễn tại ngân hàng thương mại cổ phần quốc tế việt nam phòng giao dịch thanh xuân – chi nhánh hà nội (Trang 47 - 53)

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT HIỆN HÀNH VỀ HOẠT ĐỘNG

2.1. THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT HIỆN HÀNH VỀ HOẠT ĐỘNG CHO VAY CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

2.1.4. Quy định hợp đồng tín dụng – hình thức pháp lý của quan hệ cho vay giữa Ngân hàng thương mại với khách hàng

2.1.4.2. Nội dung của hợp đồng tín dụng

Nội dung của HĐTD là tổng thể những điều khoản do các bên có tư cách chủ thể cam kết với nhau một cách tự nguyện, bình đẳng và phù hợp với pháp luật. Trên cơ sở lý thuyết, nội dung của HĐTD phải do các bên tự định đoạt trên nguyên tắc tự do ý chí, phù hợp với đạo đức xã hội và tuân thủ đúng pháp luật. Theo quy định của pháp luật, cụ thể tại điều 7 thông tư 39/2016/TT-NHNN quy định về hoạt động cho vay của TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đối với khách hàng14: “ TCTD có quyền tự chủ trong hoạt động cho vay và tự chịu trách nhiệm về quyết định CV của mình.

Không tổ chức, cá nhân nào được can thiệp trái pháp luật vào hoạt động CV của ngân hàng ”. Như vậy với quy định này, ngân hàng có quyền từ chối yêu cầu cấp TD, góp

14 điều 7 thông tư 39/2016/TT-NHNN quy định về hoạt động cho vay của TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đối với khách hàng

vốn, cung ứng các dịch vụ ngân hàng, nếu thấy không đủ điều kiện, không hiệu quả, không phù hợp với pháp luật.

Ngoài ra, theo khoản 1 điều 22 thông tư 39/2016/TT-NHNN quy định về hoạt động cho vay của TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đối với khách hàng15, quy định rằng: “ Căn cứ quy định tại Luật Các tổ chức tín dụng, Thông tư này và các quy định của pháp luật có liên quan, tổ chức tín dụng ban hành quy định nội bộ về cho vay, quản lý tiền vay phù hợp với đặc điểm hoạt động kinh doanh của tổ chức tín dụng”.

Nghĩa là dựa vào các nội dung của các quy định tại Luật các TCTD năm 2010, sửa đổi bổ sung năm 2017, thông tư 39/2016/TT-NHNN và quy định của pháp luật có liên quan thì NHTM xây dựng quy định nội bộ về cho vay, quản lý tiền vay phù hợp với đặc điểm kinh doanh của mình.

Quy định nội bộ về cho vay của TCTD được thực hiện trong toàn hệ thống và phải có tối thiểu các nội dung cụ thể quy định tại khoản 2 điều 22 thông tư 39/2016/TT- NHNN quy định về hoạt động cho vay của TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đối với khách hàng16:

“a) Điều kiện cho vay; các nhu cầu vốn không được cho vay; phương thức cho vay; lãi suất cho vay và phương pháp tính lãi tiền vay; hồ sơ cho vay và các tài liệu của khách hàng gửi tổ chức tín dụng phù hợp với đặc điểm của khoản vay, loại cho vay và đối tượng khách hàng; thu nợ; điều kiện, quy trình và thủ tục cơ cấu lại thời hạn trả nợ; chuyển nợ quá hạn.

b) Quy trình thẩm định, phê duyệt và quyết định cho vay, trong đó quy định cụ thể thời hạn tối đa thẩm định, quyết định cho vay; phân cấp, ủy quyền và trách nhiệm của từng cá nhân, bộ phận trong việc thẩm định, phê duyệt, quyết định cho vay và các công việc khác thuộc quy trình hoạt động cho vay;

c) Quy trình kiểm tra, giám sát quá trình vay vốn, sử dụng vốn vay và trả nợ của khách hàng; phân cấp, ủy quyền và trách nhiệm của từng cá nhân, bộ phận trong việc kiểm tra, giám sát quá trình vay vốn, sử dụng vốn vay và trả nợ của khách hàng;

15khoản 1 điều 22 thông tư 39/2016/TT-NHNN quy định về hoạt động cho vay của TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đối với khách hàng

16 khoản 2 điều 22 thông tư 39/2016/TT-NHNN quy định về hoạt động cho vay của TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đối với khách hàng

d) Việc áp dụng biện pháp bảo đảm tiền vay, thẩm định tài sản bảo đảm tiền vay, việc quản lý, giám sát, theo dõi tài sản bảo đảm tiền vay phù hợp với biện pháp bảo đảm tiền vay, đặc điểm của tài sản bảo đảm tiền vay và khách hàng;

đ) Chấm dứt cho vay, xử lý nợ; miễn, giảm lãi tiền vay, phí;

e) Nhận dạng các loại rủi ro có thể phát sinh trong quá trình cho vay; quy trình theo dõi, đánh giá và kiểm soát rủi ro; phương án xử lý rủi ro;

g) Kiểm soát việc cho vay để trả nợ khoản vay tại tổ chức tín dụng, trả nợ khoản vay nước ngoài nhằm phòng ngừa và ngăn chặn việc phản ánh sai lệch chất lượng tín dụng. Kiểm soát việc cho vay theo phương thức cho vay tuần hoàn và phương thức cho vay quay vòng nhằm quản lý dòng tiền của khách hàng để đảm bảo khả năng thu hồi đầy đủ nợ gốc và lãi tiền vay đúng hạn theo thỏa thuận, phản ánh đúng chất lượng tín dụng.”

Những quy định này đặt ra để đảm bảo tính chặt chẽ của HĐTD, an toàn cho các bên trong quan hệ hợp đồng. Tuy nhiên, sự quy định “phải có” các nội dung trên phần nào làm hạn chế quyền tự định đoạt của các bên.

Như vậy, với quy định trên của pháp luật nhà nước trao cho các TCTD có quyền tự chủ trong hoạt động CV và tự mình chịu trách nhiệm nếu không may xảy ra vi phạm. Dựa trên quy định trên, mỗi ngân hàng thương mại xây dựng cho mình những điều khoản trong nội dung của HĐTD. Thông thường, nội dung của HĐTD có các điều khoản sau:

- Điều khoản về điều kiện vay vốn

Khi thỏa thuận điều khoản này, các bên cần ghi rõ trong điều khoản những tiêu chuẩn cụ thể mà bên vay phải thỏa mãn thì hợp đồng mới có hiệu lực. Tại điều 7 thông tư 39/2016/TT-NHNN quy định về hoạt động cho vay của TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đối với khách hàng quy định rất chi tiết về điều kiện vay vốn là cá nhân và pháp nhân. Riêng phần này, em đã phân tích ở điều kiện với chủ thể là bên vay ở phần trên.

Như vậy, quy định về điều kiện vay vốn được xem là điều kiện cơ bản để TCTD xem xét khách hàng có đủ tiêu chuẩn cho vay hay không. Nếu khách hàng có đủ điều kiện vay vốn, ngân hàng sẽ xem xét để tiến hành các bước tiếp theo.

- Điều khoản về đối tượng hợp đồng

Với điều khoản này, các bên thỏa thuận về số tiền vay, lãi suất vay, số tiền gốc và lãi hàng kỳ, tổng số tiền phải trả khi HĐTD đáo hạn.

Về mức cho vay, quy định tại điều 12 thông tư 39/2016/TT-NHNN quy định về hoạt động cho vay của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đối với khách hàng: “Tổ chức tín dụng căn cứ vào phương án sử dụng vốn, khả năng tài chính của khách hàng, các giới hạn cấp tín dụng đối với khách hàng và khả năng nguồn vốn của tổ chức tín dụng để thỏa thuận với khách hàng về mức cho vay.”

Với lãi suất tín dụng thì được tính bằng tỷ lệ phần trăm trên tổng số tiền vay mà người đi vay phải trả cho người vay trong thời hạn một tháng, một năm. Quy định tại khoản 1, 2 điều 13 thông tư 39/2016/TT-NHNN quy định về hoạt động cho vay của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đối với khách hàng chỉ rõ:

Điều 13. Lãi suất cho vay

1. Tổ chức tín dụng và khách hàng thỏa thuận về lãi suất cho vay theo cung cầu vốn thị trường, nhu cầu vay vốn và mức độ tín nhiệm của khách hàng, trừ trường hợp Ngân hàng Nhà nước Việt Nam có quy định về lãi suất cho vay tối đa tại khoản 2 Điều này.

2. Tổ chức tín dụng và khách hàng thỏa thuận về lãi suất cho vay ngắn hạn bằng đồng Việt Nam nhưng không vượt quá mức lãi suất cho vay tối đa do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quyết định trong từng thời kỳ nhằm đáp ứng một số nhu cầu vốn:

a) Phục vụ lĩnh vực phát triển nông nghiệp, nông thôn theo quy định của Chính phủ về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn;

b) Thực hiện phương án kinh doanh hàng xuất khẩu theo quy định tại Luật thương mại và các văn bản hướng dẫn Luật thương mại;

c) Phục vụ kinh doanh của doanh nghiệp nhỏ và vừa theo quy định của Chính phủ về trợ giúp phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa;

d) Phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ theo quy định của Chính phủ về phát triển công nghiệp hỗ trợ;

đ) Phục vụ kinh doanh của doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao theo quy định tại Luật công nghệ cao và các văn bản hướng dẫn Luật công nghệ cao”.

Ngoài ra, theo điểm b, c khoản 4 điều 13 thông tư này cũng chỉ rõ trường hợp khách hàng không trả đúng hạn tiền lãi, khoản vay bị chuyển nợ quá hạn:

“ 4. Khi đến hạn thanh toán mà khách hàng không trả hoặc trả không đầy đủ nợ gốc và/hoặc lãi tiền vay theo thỏa thuận, thì khách hàng phải trả lãi tiền vay như sau:

a) Lãi trên nợ gốc theo lãi suất cho vay đã thỏa thuận tương ứng với thời hạn vay mà đến hạn chưa trả;

b) Trường hợp khách hàng không trả đúng hạn tiền lãi theo quy định tại điểm a khoản này, thì phải trả lãi chậm trả theo mức lãi suất do tổ chức tín dụng và khách hàng thỏa thuận nhưng không vượt quá 10%/năm tính trên số dư lãi chậm trả tương ứng với thời gian chậm trả;

c) Trường hợp khoản nợ vay bị chuyển nợ quá hạn, thì khách hàng phải trả lãi trên dư nợ gốc bị quá hạn tương ứng với thời gian chậm trả, lãi suất áp dụng không vượt quá 150% lãi suất cho vay trong hạn tại thời điểm chuyển nợ quá hạn.”

Quy định về số tiền vay phải đảm bảo theo các quy định về giới hạn cấp TD, trong đó, tại khoản 1, khoản 2 điều 128 Văn bản hợp nhất số 07/VBHN-VPQH năm 2017 về hợp nhất luật các TCTD quy định:

“ 1.Tổng mức dư nợ cấp tín dụng đối với một khách hàng không được vượt quá 15%

vốn tự có của ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, quỹ tín dụng nhân dân, tổ chức tài chính vi mô; tổng mức dư nợ cấp tín dụng đối với một khách hàng và người có liên quan không được vượt quá 25% vốn tự có của ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, quỹ tín dụng nhân dân, tổ chức tài chính vi mô.

2. Tổng mức dư nợ cấp tín dụng đối với một khách hàng không được vượt quá 25%

vốn tự có của tổ chức tín dụng phi ngân hàng; tổng mức dư nợ cấp tín dụng đối với một khách hàng và người có liên quan không được vượt quá 50% vốn tự có của tổ chức tín dụng phi ngân hàng.”

Trong trường hợp đặc biệt hạn mức cấp TD có thể vượt quá quy định tại khoản 2, khoản 3 điều này nếu đó là các khoản vay từ nguồn vốn ủy thác của Chính phủ, của tổ chức, cá nhân hoặc trường hợp khách hàng vay là TCTD khác ( quy định tại khoản 3 điều 128 VBHN này)

Ngoài ra, số tiền vay cũng phải dựa trên quy định về hạn chế cấp TD tại điều 127 Văn bản hợp nhất số 07/VBHN-VPQH năm 2017 về hợp nhất luật các TCTD quy

định, tùy thuộc vào đối tượng được cấp tín dụng mà tổng mức dư nợ cấp TD đối với các đối tượng là khác nhau: không quá 5%, 10%, 20% vốn tự có của mình.

- Điều khoản về thời hạn sử dụng vốn

Các bên ghi rõ trong hợp đồng tín dụng về ngày, tháng, năm trả tiền hay phải trả tiền trong thời hạn bao lâu kể từ ngày ký hợp đồng. Thời hạn cho vay trong hợp đồng tín dụng căn cứ vào chu kỳ HĐKD (hoạt động kinh doanh), thời hạn thu hồi vốn, khả năng trả nợ của khách hàng, nguồn vốn cho vay và thời hạn hoạt động còn lại của tổ chức tín dụng để thỏa thuận về thời hạn CV. Cũng có thể xem xét thêm điều khoản về gia hạn hợp đồng, còn thời gian gia hạn sẽ tiến hành thỏa thuận trong quá trình thực hiện hợp đồng. Trường hợp khách hàng không trả nợ lãi đúng kỳ hạn đã thỏa thuận trong HĐTD và có văn bản đề nghị điều chỉnh kỳ hạn trả nợ lãi, thì ngân hàng xem xét quyết định điều chỉnh kỳ hạn trả nợ lãi. Trường hợp khách hàng không trả hết nợ lãi trong thời hạn cho vay đã thỏa thuận trong HĐTD và có văn bản đề nghị gia hạn nợ lãi, thì ngân hàng xem xét quyết định thời hạn gia hạn nợ lãi. Thời hạn gia hạn nợ lãi áp dụng theo thời hạn gia hạn nợ gốc.

- Điều khoản về phương thức thanh toán tiền vay

Đây là điều khoản quan trọng vì liên quan trực tiếp đến việc thu hồi vốn và lãi của ngân hàng. Các bên thỏa thuận rõ số tiền vay sẽ được hoàn trả từng lần theo tháng hay trả một lần khi hợp đồng tín dụng đáo hạn. Cũng có thể xem xét điều kiện thanh toán theo kỳ hạn để điều chỉnh số tiền trả phù hợp với khả năng tài chính của khách hàng khi trả nợ.

- Điều khoản về mục đích sử dụng tiền vay

Ở điều khoản này, các bên cần ghi rõ vốn vay sẽ được sử dụng vào mục đích gì.

Mục đích của bên vay có thể là vay mua nhà, mua xe, vay sản xuất kinh doanh, mua sắm trang thiết bị… Miễn là mục đích sử dụng vốn là rõ ràng, cần thiết, chính đáng.

Việc thỏa thuận điều khoản này được xem là giải pháp đảm bảo sự an toàn về vốn cho người đầu tư là ngân hàng, tránh trường hợp bên vay sử dụng số tiền vay không đúng như cam kết. Ngoài đảm bảo lợi ích cho người đầu tư, điều khoản về mục đích sử dụng tiền vay cũng đảm bảo cho đồng vốn đầu tư được sử dụng hiệu quả, tránh sử dụng một cách tùy tiện.

- Điều khoản về giải quyết tranh chấp HĐTD

Là điều khoản mang tính chất thường lệ, theo đó các bên có quyền thỏa thuận về biện pháp giải quyết tranh chấp bằng phương thức: thương lượng, hòa giải, trọng tài hay tòa án theo quy định của pháp luật. Nếu trong hợp đồng không ghi điều khoản này, có nghĩa các bên không thỏa thuận thì việc giải quyết tranh chấp phát sinh từ HĐTD sẽ được thực hiện theo quy định của pháp luật hiện hành.

Một phần của tài liệu Pháp luật về hoạt động cho vay của ngân hàng thương mại và thực tiễn tại ngân hàng thương mại cổ phần quốc tế việt nam phòng giao dịch thanh xuân – chi nhánh hà nội (Trang 47 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)