Những hạn chế bất cập còn tồn tại trong quy định của pháp luật về hoạt động cho vay của NHTM

Một phần của tài liệu Pháp luật về hoạt động cho vay của ngân hàng thương mại và thực tiễn tại ngân hàng thương mại cổ phần quốc tế việt nam phòng giao dịch thanh xuân – chi nhánh hà nội (Trang 73 - 77)

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT HIỆN HÀNH VỀ HOẠT ĐỘNG

2.2. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT ĐIỀU CHỈNH HOẠT ĐỘNG

2.2.1. Những hạn chế bất cập còn tồn tại trong quy định của pháp luật về hoạt động cho vay của NHTM

10,29 11,73 16,98

Dư nợ cho vay của ngân hàng

1.893,09 2.212,55 2.758,84

Tỷ lệ nợ xấu (%) 0,54 0,53 0,62

( Nguồn nội bộ VIB)

Nhìn vào bảng số liệu trên , ta thấy tình hình trong giai đoạn từ năm 2019 – 2020 PGD Thanh Xuân cũng đã kiểm soát tốt tỷ lệ nợ xấu. Tỷ lệ nợ xấu luôn ở mức thấp, đây là điều rất đáng mừng đối với PGD. Tuy nhiên, tỷ lệ nợ xấu lại gia tăng theo từng năm. Nguyên nhân xuất phát từ những khoản vay khó đòi, có nguy cơ mất cả vốn lẫn lãi do khách hàng không có khả năng trả tiền cho ngân hàng làm cho tỷ lệ nợ xấu gia tăng. Ngoài ra, do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid – 19 mà thu nhập của khách hàng không ổn định nên không thể trả nợ đúng hạn theo quy định của khách hàng. Với doanh nghiệp, do ảnh hưởng của dịch bệnh mà phải tạm ngừng sản xuất, hàng hóa không thể xuất đi được, trong khi đó doanh nghiệp vẫn phải trả lương nhân công, chi phí mặt bằng và các khoản chi phí khác. Tất cả những điều đó dẫn đến doanh nghiệp hoạt động sản xuất bị ngưng trệ, doanh nghiệp không có thu nhập, không có lãi nên các khoản vay của ngân hàng đến hạn doanh nghiệp vẫn không đủ tiền để trả.

2.2. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT ĐIỀU CHỈNH HOẠT ĐỘNG CHO VAY CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI Ở VIỆT NAM

2.2.1. Những hạn chế bất cập còn tồn tại trong quy định của pháp luật về hoạt động cho vay của NHTM

Trong những năm qua, pháp luật về ngân hàng nói chung và pháp luật về hoạt động CV của NHTM nói riêng đã được Nhà nước ta quan tâm và không ngừng điều chỉnh, hoàn thiện. Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về HĐTD trong lĩnh vực hoạt động CV của ngân hàng đã tạo ra khung pháp lý quan trọng, tạo đà cho hoạt động CV

của các NHTM phát triển. Hệ thống pháp luật của Việt Nam đã có những bước tiến mới theo hướng đảm bảo tính tương thích, phù hợp giữa các văn bản pháp luật trong hệ thống pháp luật quốc gia. Thực tiễn cho thấy hoạt động CV ngân hàng không ngừng vận động và thay đổi mạnh mẽ, các hình thái giao dịch, phương thức giao dịch mới thường xuyên phát sinh dẫn đến khuôn khổ pháp lý trong hoạt động CV cần phải điều chỉnh phù hợp, để đảm bảo tạo điều kiện cho các hoạt động CV của ngân hàng được phát triển an toàn, phòng ngừa rủi ro pháp lý cho các NHTM, đồng thời giúp cơ quan có thẩm quyền thực hiện chức năng quản lý nhà nước, thanh tra và giám sát hiệu quả.

Bên cạnh những thành tựu đạt được thì pháp luật về hoạt động CV vẫn còn bộc lộ nhiều hạn chế. Cụ thể:

Thứ nhất về đối tượng vay vốn.

Hiện nay, các hộ kinh doanh, DNTN nếu có nhu cầu vay vốn thì phải vay vốn dưới hình thức là cá nhân đứng ra vay, đề nghị vay vốn chuyển từ hộ kinh doanh thành tên cá nhân đứng ra vay. Đây thực sự là một hạn chế của Thông tư số 39/2016/TT- NHNN quy định về hoạt động CV của TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đối với khách hàng. Bởi lẽ, tính đến nay hiện cả nước có hơn 5,5 triệu hộ kinh doanh cá thể, thường xuyên giải quyết việc làm cho khoảng 10 triệu lao động và hàng năm đóng góp không nhỏ vào vào sự phát triển của kinh tế – xã hội đất nước. Tuy nhiên, mô hình hoạt động kinh doanh của hộ kinh doanh, DNTN trên thực tế thì họ đã rất ít vốn, nếu muốn mở rộng kinh doanh thì họ buộc phải vay vốn ngân hàng. Mặt khác, muốn vay vốn ngân hàng bắt buộc phải vay dưới danh nghĩa cá nhân. Khi vay vốn dưới hình thức cá nhân thì họ sẽ không còn được hưởng những lợi ích từ ngân hàng như: lãi suất, mức cho vay, thời hạn vay,…Bởi mỗi ngân hàng tùy từng đối tượng vay mà sẽ thiết kế những khoản vay khác nhau để phù hợp với nhu cầu vốn của đối tượng vay. Chính vì lẽ đó, dù hộ kinh doanh, DNTN muốn được vay nhiều vốn đề mở rộng hoạt động sản xuất thì cũng chỉ được cấp hạn mức như đối với cá nhân vay vốn thông thường.

Thứ hai, bất cập trong khởi kiện thu hồi nợ.

Thực tế xét xử các vụ việc thu hồi nợ ngân hàng đang gặp rất nhiều khó khăn trong thủ tục tố tụng tại Tòa án. Việc xác định thẩm quyền xem xét, giải quyết vụ án của các tòa án hiện nay được hiểu theo những cách khác nhau, có tòa tôn trọng việc thỏa thuận của các bên được thỏa thuận trong HĐTD, hợp đồng thế chấp, tạo điều kiện

cho TCTD tập trung xử lý các vụ việc một cách thuận lợi và chấp nhận nội dung thỏa thuận chọn TA nơi có trụ sở hoạt động của TCTD, chi nhánh, PGD của TCTD để giải quyết vụ việc. Trên thực tế, có rất nhiều tòa án đã đồng ý thụ lý và xử lý theo nội dung thỏa thuận này, nhưng có nhiều TA không chấp nhận mà cho rằng theo quy định của BLTTDS (bộ luật tố tụng dân sự năm 2015) thẩm quyền giải quyết phải là tòa án nơi có tài sản tranh chấp hoặc nơi thường trú của bị đơn. Do vậy, để các vụ kiện được thuận lợi, cũng như thống nhất quan điểm chọn tòa án giải quyết thì các cơ quan tiến hành tố tụng nên thống nhất quan điểm chọn lựa nơi giải quyết tranh chấp để cho TCTD, bên thế chấp là khách hàng chủ động chọn tòa án tiến hành xử lý vụ việc.

Thứ ba, bất cập trong việc thu giữ TSBĐ.

Theo Nghị quyết 42/2017/QH1422, cụ thể tại điều 7 quy định:

Điều 7. Quyền thu giữ tài sản bảo đảm

1. Bên bảo đảm, bên giữ tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu có nghĩa vụ giao tài sản bảo đảm kèm theo đầy đủ giấy tờ, hồ sơ pháp lý của tài sản bảo đảm cho tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, tổ chức mua bán, xử lý nợ xấu để xử lý theo thỏa thuận trong hợp đồng bảo đảm hoặc trong văn bản khác (sau đây gọi là hợp đồng bảo đảm) và quy định của pháp luật về giao dịch bảo đảm.

Trường hợp bên bảo đảm, bên giữ tài sản không giao tài sản bảo đảm cho tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, tổ chức mua bán, xử lý nợ xấu để xử lý thì tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, tổ chức mua bán, xử lý nợ xấu được thu giữ tài sản bảo đảm theo quy định tại Điều này”.

Với quy định này, quyền thu giữ TSBĐ đi kèm với điều kiện hồ sơ thế chấp phải có thỏa thuận về điều khoản thu giữ TSBĐ, trong khi đó tính đến thời điểm Nghị quyết 42 có hiệu lực, nhiều hợp đồng thế chấp chưa có điều khoản này, chính vì thế mà các TCTD cần đàm phán với bên vay để điều chỉnh hợp đồng. Ngoài ra, với cả ngay những khoản vay đáp ứng được điều kiện này thì việc thực hiện quyền thu giữ TSBĐ của các TCTD vẫn cần đến sự hỗ trợ của cơ quan công quyền, cụ thể là cơ quan công an. Tuy nhiên, đến nay Bộ Công an vẫn chưa có văn bản hướng dẫn về cơ chế, cách thức thực hiện cưỡng chế đối với trường hợp là bên bảo đảm chống đối, không hợp tác

22 Nghị quyết 42/2017/QH14 về thí điểm xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng

trong quá trình thu giữ TSBĐ. Do đó, việc thu giữ TSBĐ thành công hay không hiện nay phụ thuộc khá nhiều vào thiện chí của bên vay (bên bảo đảm).

Thứ tư, về việc thứ tự ưu tiên thanh toán khi xử lý TSBĐ và thực hiện nộp thuế khi chuyển nhượng TSBĐ quy định tại (Điều 1223, 1524 Nghị quyết số 42/2017/QH14).

Như vậy, theo quy định tại điều 12 và điều 15, TCTD và bên nhận chuyển nhượng sẽ phải thỏa thuận bên nào sẽ chịu và thực hiện việc nộp thay nghĩa vụ tài chính cho chủ TSBĐ bị TCTD xử lý TSBĐ để thu hồi nợ và trên thực tế dù có thỏa thuận được là bên nào nộp thì số tiền này cũng bị trừ vào số tiền mà TCTD thu được từ việc xử lý TSBĐ. Rõ ràng, việc phải nộp các khoản thuế trước khi thực hiện nghĩa vụ ưu tiên thanh toán cho bên nhận bảo đảm là TCTD đã làm giảm số tiền thu hồi nợ của TCTD, nhiều trường hợp số tiền bán TSBĐ không đủ thu hồi nợ cho TCTD nhưng vẫn phải nộp thuế, đã làm cho các TCTD nói trên bị giảm bớt số tiền thu nợ từ việc xử lý TSBĐ.

Thứ năm, bất cập trong việc các văn bản luật quy định về việc cấp giấy phép thành lập và hoạt động của NHTM.

Theo quy định của pháp luật cụ thể tại văn bản hợp nhất số 48/VBHNN-NHNN năm 2019 hợp nhất thông tư quy định về việc cấp giấy phép và tổ chức, hoạt động của NHTM, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, văn phòng đại diện của TCTD nước ngoài, tổ chức nước ngoài khác có hoạt động ngân hàng tại Việt Nam, em nhận thấy khoản 1 điều 9 của văn bản này đã được bãi bỏ. Theo hướng dẫn chú thích [9] tại cuối văn bản hướng dẫn rằng: “ Khoản này được bãi bỏ theo quy định tại khoản 4 Điều 2 của Thông

23 Điều 12, Nghị quyết số 42/2017/QH14 quy định:

“Số tiền thu được từ xử lý tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu, sau khi trừ chi phí bảo quản, thu giữ và chi phí xử lý tài sản bảo đảm được ưu tiên thanh toán cho nghĩa vụ nợ được bảo đảm cho tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, tổ chức mua bán, xử lý nợ xấu trước khi thực hiện nghĩa vụ thuế, nghĩa vụ khác không có bảo đảm của bên bảo đảm. Trường hợp một tài sản được dùng để bảo đảm thực hiện nhiều nghĩa vụ thì thứ tự ưu tiên thanh toán giữa các bên cùng nhận bảo đảm thực hiện theo quy định của pháp luật.”

24 “Điều 15. Chuyển nhượng tài sản bảo đảm

1. Cơ quan có thẩm quyền đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản có trách nhiệm thực hiện thủ tục chuyển quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản cho bên mua, bên nhận chuyển nhượng tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.

2. Việc nộp thuế của bên bảo đảm, bên nhận chuyển nhượng liên quan đến chuyển nhượng tài sản bảo đảm thực hiện theo quy định của pháp luật về thuế. Bên nhận bảo đảm, bên nhận chuyển nhượng không phải thực hiện nghĩa vụ thuế, phí khác của bên bảo đảm từ số tiền chuyển nhượng tài sản bảo đảm khi thực hiện thủ tục đăng ký, thay đổi quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản bảo đảm.”

tư số 28/2018/TT-NHNN sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 40/2011/TT- NHNN ngày 15 tháng 12 năm 2011 của Thống đốc NHNN Việt Nam quy định về việc cấp Giấy phép và tổ chức, hoạt động của ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, văn phòng đại diện của tổ chức tín dụng nước ngoài, tổ chức nước ngoài khác có hoạt động ngân hàng tại Việt Nam, có hiệu lực kể từ ngày 15 tháng 01 năm 2019”. Khi dẫn chiếu tới các thông tư này, em nhận thấy quy định của khoản 1 điều 20 Luật các TCTD đã không còn hiệu lực nữa, nhưng trong luật các TCTD năm 2010, sửa đổi bổ sung năm 2017 vẫn còn mà chưa được sửa đổi lại theo đúng theo thông tư mới được quy định. Rõ ràng, có sự chồng chéo giữa các văn bản pháp luật với nhau, điều này gây khó khăn trong việc tìm hiểu các quy định của pháp luật về cấp giấy phép tổ chức và hoạt động của NHTM.

Một phần của tài liệu Pháp luật về hoạt động cho vay của ngân hàng thương mại và thực tiễn tại ngân hàng thương mại cổ phần quốc tế việt nam phòng giao dịch thanh xuân – chi nhánh hà nội (Trang 73 - 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)