CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT HIỆN HÀNH VỀ HOẠT ĐỘNG
2.1. THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT HIỆN HÀNH VỀ HOẠT ĐỘNG CHO VAY CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
2.1.1. Quy định về chủ thể tham gia quan hệ cho vay
Trong giao dịch CV giữa ngân hàng với khách hàng, chủ thể tham gia bao gồm bên cho vay và bên vay. Các chủ thể khi tham gia vào quan hệ này phải thỏa mãn những điều kiện theo quy định của pháp luật hiện hành. Việc pháp luật quy định các điều kiện đối với chủ thể trong quan hệ CV không chỉ nhằm tạo cơ sở pháp lý cho sự đánh giá hiệu lực của HĐTD mà còn góp phần nâng cao kỹ năng giao kết HĐTD.
2.1.1.1. Bên cho vay – NHTM
Khác với giao dịch dân sự thông thường, bên cho vay là NHTM phải đáp ứng các điều kiện thành lập và hoạt động hợp pháp để tiến hành hoạt động CV.
Hiện nay, luật các TCTD năm 2010, sửa đổi bổ sung năm 2017 không quy định cụ thể về trình tự thủ tục thành lập TCTD mà trao cho NHNN quy định vấn đề này đối với từng loại hình TCTD cụ thể. Như vậy, có nghĩa rằng, sẽ không có một quy trình thành lập TCTD chung chung mà chỉ có quy trình thành lập từng loại TCTD cụ thể như: thành lập ngân hàng, công ty tài chính, công ty cho thuê tài chính, tổ chức TCVM (tài chính vi mô), quỹ TDND (tín dụng nhân dân).
Đối với NHTM, điều kiện để thành lập NHTM có lẽ là thủ tục phức tạp nhất. Câu chuyện xuất phát từ tính chất đặc thù của nó. Tính đặc thù thể hiện ở chỗ: là ngành nghề kinh doanh có điều kiện, mang tính ảnh hưởng hệ thống, ảnh hưởng tới nền kinh tế và là ngành nghề có tính rủi ro cao. Chính vì thế mà quy định của pháp luật về chủ thể này cũng khác biệt hơn so với các loại hình còn lại.
Một số các điều kiện để thành lập NHTM như sau:
- Điều kiện về cổ đông sáng lập của ngân hàng thương mại cổ phần
Điều kiện đối với cổ đông sáng lập của ngân hàng thương mại cổ phần quy định tại Văn bản hợp nhất số 48/VBHN-NHNN năm 2019 hợp nhất thông tư cấp giấy phép và tổ chức, hoạt động của NHTM, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, văn phòng đại
diện của TCTD nước ngoài, tổ chức nước ngoài khác có hoạt động ngân hàng tại Việt Nam.8 Theo đó,cổ đông sáng lập của NHTMCP không phải là cổ đông sáng lập, chủ sở hữu, thành viên sáng lập, cổ đông chiến lược của tổ chức tín dụng khác. Ngoài ra, các cổ đông sáng lập phải cùng nhau sở hữu tối thiểu 50% vốn điều lệ khi thành lập ngân hàng thương mại cổ phần, trong đó các cổ đông sáng lập là pháp nhân phải cùng nhau sở hữu tối thiểu 50% tổng số cổ phần của các cổ đông sáng lập.
Bên cạnh điều kiện đã nêu trên, cũng cần lưu ý về vốn pháp định và tỷ lệ sở hữu vốn của NHTM. Về vốn pháp định, một trong những điều kiện đầu tiên mà cần đáp ứng là phải có vốn điều lệ không thấp hơn vốn pháp định. Mức vốn pháp định của NHTM là 3.000 tỷ đồng được quy định tại khoản 1 điều 2 nghị định 86/2019/NĐ-CP quy định mức vốn pháp định của TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.9
Về tỷ lệ sở hữu vốn đối với NHTMCP quy định tại điều 55 Văn bản hợp nhất số 07/VBHN – VPQH năm 2017 về hợp nhất luật các TCTD10:
Việc quy định tỷ lệ sở hữu vốn của các nhà đầu tư tại các TCTD bao gồm cả NHTMCP thì việc quy định của pháp luật về vấn đề này nhằm tránh trường hợp lợi ích nhóm. Nghĩa là tránh sự thâu tóm của một hoặc một nhóm nhà đầu tư lợi dụng quyền quản lý của mình chi phối, gây sức ép đến các nhà đầu tư khác trong tổ chức dẫn đến mất sự an toàn trong hệ thống.
- Điều kiện về thủ tục thành lập NHTM
Theo quy định tại Văn bản hợp nhất số 48/VBHN-NHNN năm 2019 hợp nhất thông tư quy định về việc cấp giấy phép và tổ chức, hoạt động của NHTM, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, văn phòng đại diện của TCTD nước ngoài, tổ chức nước ngoài khác có hoạt động ngân hàng tại Việt Nam thì việc thành lập một NHTM phải trải qua các công đoạn sau:
Bước 1: Lập hồ sơ đề nghị cấp giấy phép
Bước 2: Thông báo hồ sơ hợp lệ hay không hợp lệ Bước 3: Chấp thuận nguyên tắc việc thành lập NHTM
8 Văn bản hợp nhất số 48/VBHN-NHNN năm 2019 hợp nhất thông tư cấp giấy phép và tổ chức, hoạt động của NHTM, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, văn phòng đại diện của TCTD nước ngoài, tổ chức nước ngoài khác có hoạt động ngân hàng tại Việt Nam.
9 khoản 1 điều 2 nghị định 86/2019/NĐ-CP quy định mức vốn pháp định của TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài quy định NHTM phải có vốn pháp định 3.000 tỷ đồng.
10 điều 55 Văn bản hợp nhất số 07/VBHN – VPQH năm 2017 về hợp nhất luật các TCTD
Bước 4: Hoàn thiện hồ sơ đề nghị cấp giấy phép thành lập và hoạt động ngân hàng Bước 5: Thẩm định hồ sơ và cấp/từ chối cấp giấy phép cho NHTM
Bước 6: Đăng ký doanh nghiệp
Kết luận lại, việc pháp luật quy định những điều kiện này đối với chủ thể cho vay – NHTM đã góp phần hạn chế, loại trừ những tổ chức không đủ tiêu chuẩn kinh doanh trên thương trường. Ngoài ra, nó còn góp phần lành mạnh hóa các quan hệ TD và bảo vệ quyền lợi hợp pháp của các nhà đầu tư.
2.1.1.2. Bên vay – khách hàng
Bên vay là tổ chức, cá nhân thỏa mãn các điều kiện cho vay do pháp luật quy định và những điều kiện khác do các bên thỏa thuận. Thông thường, những điều kiện chung sẽ do pháp luật quy định và được áp dụng cho mọi khách hàng vay, không phân biệt họ là tổ chức hay cá nhân. Những điều kiện riêng sẽ do các bên thỏa thuận trong HĐTD và bên vay phải thỏa mãn những điều kiện này khi chúng được ghi rõ trong HĐTD.
Theo quy định của pháp luật, cụ thể khoản 1, khoản 2 điều 7 thông tư 39/2016 quy định về hoạt động cho vay của TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đối với khách hàng11 thì khách hàng vay vốn phải đáp ứng các điều kiện chung như sau:
Thứ nhất, bên vay phải có năng lực pháp luật và năng lực hành vi dân sự.
Đối với trường hợp bên vay, khách hàng là pháp nhân có năng lực pháp luật dân sự theo quy định của pháp luật, còn người đại diện hợp pháp cho tổ chức phải có đầy đủ năng lực chủ thể ( gồm: năng lực hành vi và năng lực pháp luật ).
Đối với trường hợp bên vay là cá nhân thì chính cá nhân đó phải có năng lực hành vi dân sự và năng lực pháp luật.
Thứ hai, mục đích sử dụng vốn phải hợp pháp.
Đây là điều kiện bắt buộc phải thỏa mãn đối với mọi chủ thể có nhu cầu vay vốn của NHTM và điều kiện này phải ghi rõ trong hợp đồng tín dụng như là điều khoản chính của hợp đồng.
11 khoản 1, khoản 2 điều 7 thông tư 39/2016 quy định về hoạt động cho vay của TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đối với khách hàng quy định: “ Khách hàng là pháp nhân có năng lực pháp luật dân sự theo quy định của pháp luật. Khách hàng là cá nhân từ đủ 18 tuổi trở lên có năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định của pháp luật hoặc từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi không bị mất hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự theo quy định của pháp luật”.
Ngoài những nội dung nêu trên, khách hàng vay vốn còn phải đáp ứng những điều kiện riêng do bên vay yêu cầu trong hợp đồng. Các quy định này bao gồm:
Một là, khách hàng có khả năng tài chính để trả nợ (quy định tại khoản 3 điều 7 thông tư 39/2016 quy định về hoạt động cho vay của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đối với khách hàng).
Hai là, có phương án sử dụng vốn khả thi (quy định tại khoản 4 thông tư 39/2016 quy định về hoạt động cho vay của TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đối với khách hàng).
Ba là, đối với khoản vay yêu cầu phải có TSBĐ để thực hiện việc vay vốn thì khách hàng phải có TSBĐ để cầm cố, thế chấp hoặc có bảo lãnh bằng tài sản của người thứ ba trên hợp đồng cầm cố, thế chấp, hợp đồng bảo lãnh.
Ngoài ra, những đối tượng không được ngân hàng cho vay vốn như sau:
- Trường hợp quy định tại khoản 1 điều 126 Văn bản hợp nhất số 07/VBHN- VPQH năm 2017 về hợp nhất luật các TCTD12 là “Thành viên Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát, Tổng giám đốc (Giám đốc), Phó Tổng giám đốc (Phó Giám đốc) và các chức danh tương đương của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, pháp nhân là cổ đông có người đại diện phần vốn góp là thành viên Hội đồng quản trị, thành viên Ban kiểm soát của tổ chức tín dụng là công ty cổ phần, pháp nhân là thành viên góp vốn, chủ sở hữu của tổ chức tín dụng là công ty trách nhiệm hữu hạn. Cha, mẹ, vợ, chồng, con của thành viên Hội đồng quản trị, thành viên Hội đồng thành viên, thành viên Ban kiểm soát, Tổng giám đốc (Giám đốc), Phó Tổng giám đốc (Phó giám đốc) và các chức danh tương đương.”. Những trường hợp kể trên ở khoản 1 sẽ được cấp TD chỉ trong trường hợp cấp dưới hình thức phát hành thẻ tín dụng (quy định khoản 2 điều này).
- Người có nhu cầu sử dụng vốn vay để thực hiện các hoạt động đầu tư kinh doanh thuộc ngành, nghề mà pháp luật cấm.
- Đối với khách hàng có khoản nợ xấu từ các ngân hàng hoặc điểm tín dụng thấp, ngân hàng hoàn toàn có thể từ chối cho vay.