Các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật điều chỉnh hoạt động cho vay của ngân hàng thương mại

Một phần của tài liệu Pháp luật về hoạt động cho vay của ngân hàng thương mại và thực tiễn tại ngân hàng thương mại cổ phần quốc tế việt nam phòng giao dịch thanh xuân – chi nhánh hà nội (Trang 84 - 93)

CHƯƠNG 3: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT

3.2.2. Các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật điều chỉnh hoạt động cho vay của ngân hàng thương mại

Một số giải pháp mà em đưa ra nhằm nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật điều chỉnh hoạt động CV của NHTM như sau:

Thứ nhất, cần nâng cao kỹ năng nghiệp vụ thẩm định cho cán bộ TD

Kết hợp với nâng cao kỹ năng nghiệp vụ thẩm định cho cán bộ TD là cần phân định rõ ràng quyền hạn, trách nhiệm giữa các phòng ban và cá nhân. Ngoài ra cần có sự kiểm tra chéo giữa các bộ phận có liên quan để công tác thẩm định được chính xác từ đó nâng cao hiệu quả định giá TSBĐ cho ngân hàng, làm cơ sở để giải quyết các vấn đề xử lý TSBĐ, thu hồi nợ.

Thứ hai, thực hiện tốt quy định kiểm tra, giám sát khoản vay sau cho vay

Sau cho vay, nhiều rủi ro TD xuất hiện bởi ngân hàng không kiểm soát tốt dòng tiền của khách hàng. Không kiểm soát tốt, có thể bỏ lọt những trường hợp khách hàng sử dụng vốn vay sai mục đích, sử dụng vào phương án vay kém hiệu quả. Chính vì vậy, ngân hàng cần phải nâng cao, tăng cường kiểm tra việc sử dụng vốn vay cũng như phương án vay vốn. Khi thực hiện tốt quy định kiểm tra, giám sát sau cho vay sẽ đảm

bảo có những biện pháp đôn đốc, xử lý kịp thời những sai phạm. Đồng thời, ngân hàng cũng nên áp dụng biện pháp thông báo nhắc nợ cho khách hàng, chăm sóc và giải quyết thắc mắc cho khách hàng để củng cố niềm tin với khách hàng.

Thứ ba, nâng cao nghiệp vụ bán hàng của cán bộ TD

Bán được nhiều sản phẩm cho ngân hàng thì sẽ càng làm tăng lợi nhuận cho ngân hàng. Vì vậy, nâng cao nghiệp vụ bán hàng sẽ giúp ngân hàng thỏa mãn mục tiêu tăng lợi nhuận. Ngoài ra, ngân hàng cũng cần quan tâm đến nghiệp vụ bán bảo hiểm tiền vay. Thông qua nghiệp vụ bảo hiểm tiền vay không chỉ giúp nguồn vốn cho vay của ngân hàng được bảo đảm mà còn giúp cho khách hàng yên tâm về khoản vay khi không may khách hàng gặp phải những rủi ro. Cũng thông qua nghiệp vụ bảo hiểm tiền vay giúp khách hàng có cái nhìn khách quan về vấn đề rủi ro trong kinh doanh.

Thứ tư, nâng cao công tác thụ lý và giải quyết vụ việc tranh chấp giữa NHTM với khách hàng

Việc chậm tiến hành xử lý và thụ lý vụ việc tranh chấp giữa ngân hàng với khách hàng đã làm ảnh hưởng rất nhiều đến quyền lợi các bên, nhất là bên phía NHTM trong việc xử lý TSĐB để thu hồi nợ. Vì vậy, nâng cao công tác thụ lý và giải quyết vụ việc tranh chấp sẽ nhằm giúp tòa án thực hiện hiệu quả hơn nữa các chức năng, nhiệm vụ của mình, đồng thời sẽ tạo cơ sở phối hợp đẩy nhanh tốc độ, nâng cao hiệu quả và xử lý dứt điểm các vụ việc tranh chấp trong hoạt động tín dụng, ngân hàng để đảm bảo lợi ích của các bên tham gia.

Thứ năm, nâng cao hiểu biết pháp luật, trình độ chuyên môn của cán bộ tín dụng, nhất là vấn đề liên quan đến thu hồi nợ

Ngân hàng cần xây dựng các buổi tập huấn để nâng cao kiến thức pháp luật, phổ biến các văn bản mới áp dụng đến toàn thể cán bộ, nhân viên trong chi nhánh. Hơn nữa, cũng nên cần có những buổi trao đổi kinh nghiệm về công tác thu hồi và xử lý nợ giữa các đơn vị trong chi nhánh nhằm nâng cao kỹ năng, nghiệp vụ chuyên môn. Nếu có thể thì nên kết hợp giữa hình thức học tập trung và học trực tuyến để giúp các chi nhánh ở xa cũng có thể học hỏi, tiếp cận được.

Thứ sáu, cần mở rộng phạm vi và nguồn thu thập thông tin

Việc thu thập thông tin khách hàng và lựa chọn thông tin chính xác, đủ tin cậy là rất khó. Vì vậy, ngân hàng nên mở rộng phạm vi và nguồn thu nhập thông tin khách

hàng để có thể đánh giá tính xác thực hồ sơ vay vốn. Bởi trong thời đại ngày nay, khách hàng có rất nhiều những biện pháp nhằm che giấu thông tin cá nhân, đặc biệt là những thông tin bất lợi cho việc vay vốn. Vì vậy, ngân hàng và cả phía cán bộ TD luôn phải chú ý vấn đề xác thực thông tin khách hàng và việc mở rộng phạm vi và nguồn thu thập thông tin sẽ giúp ngân hàng dễ dàng đối chiếu, xác thực thông tin.

Thứ bảy, tăng cường kiểm soát nợ và hạn chế nợ xấu

Ngân hàng thường xuyên kiểm soát quá trình sử dụng vốn vay của khách hàng, không để khách hàng sử dụng vốn sai mục đích; chú trọng nâng cao khả năng dự đoán mức độ ảnh hưởng của các biến động về kinh tế - xã hội để các ngành nghề kinh doanh của khách hàng vay vốn tại ngân hàng, nâng cao chất lượng thẩm định, thường xuyên có chính sách đào tạo cán bộ, nhân viên có trình độ chuyên môn để hạn chế những sai sót trong việc phân tích, đánh giá sai khách hàng...

Thứ tám, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực

Ngân hàng cần xây dựng quy trình tuyển dụng chặt chẽ chuyên nghiệp từ xét duyệt hồ sơ, phỏng vấn, tuyển chọn và đào tạo. Cũng nên nâng cao tuyển chọn cán bộ TD qua việc tổ chức tuyển dụng ở các trường đại học để tìm kiếm những tài năng, từ đó định hướng đào tạo thành những cán bộ giỏi, phục vụ cho ngân hàng trong tương lai. Việc tìm kiếm, xây dựng và khai thác nguồn nhân lực trẻ với độ nhanh nhẹn, phẩm chất tốt, có trình độ, năng lực sẽ giúp ngân hàng củng cố được vị trí vững chắc của mình trong hoạt động ngân hàng.

Cuối cùng, cần nâng cao cơ sở dữ liệu, hạ tầng công nghệ thông tin, thiết bị máy móc.

Cơ sở dữ liệu là một trong những yếu tố cũng rất quan trọng. Công nghệ mới ngoài việc tạo ra sự đột phá trong chất lượng dịch vụ mà còn làm giảm nguy cơ bị lỗi giao dịch, lỗi phần mềm,..gây thiệt hại cả về tài chính và uy tín của ngân hàng. Vì thế cần thiết phải có giải pháp đầu tư hoàn thiện vào cơ sở dữ liệu, hạ tầng công nghệ thông tin để phục vụ cho công tác kiểm tra, kiểm soát được dễ dàng, minh bạch, tiết kiệm thời gian cho ngân hàng.

Kết luận chương 3

Trên cơ sở những tồn tại, bất cập quy định của pháp luật về hoạt động cho vay, cần thiết phải có những cơ chế, biện pháp, bổ sung những bất cập tồn tại trong thực tiễn cũng như trong quy định của luật. Để làm được việc này cần có sự vào cuộc của cơ quan lập pháp trong việc rà soát, sửa đổi, bổ sung các quy định của pháp luật

Thực tiễn áp dụng pháp luật về hoạt động CV của ngân hàng VIB PGD Thanh Xuân, nhận thấy cần thiết phải có những biện pháp khắc phục những khó khăn mà ngân hàng đang vướng mắc. Để thực hiện mục tiêu này, trước hết cần đảm bảo những yêu cầu hoàn thiện quy định của pháp luật về hoạt động CV của ngân hàng từ đó đề ra những phương hướng thực hiện điều chỉnh pháp về hoạt động CV để tăng cường chất lượng tín dụng, nâng cao hiệu quả CV đi kèm với các giải pháp đồng bộ về quản trị và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực sẽ đem lại kết quả tích cực trong công tác.

KẾT LUẬN CHUNG

Hoạt động CV của NHTM đóng vai trò quan trọng trong việc đáp ứng nhu cầu về vốn của các chủ thể trong nền kinh tế và quyết định sự tồn tại và phát triển của NHTM. Hoạt động cho vay đem lại nhiều lợi nhuận nhất cho ngân hàng, song cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro. Rủi ro có thể xuất phát từ môi trường, phía ngân hàng, khách hàng. Xuất phát từ vị trí, vai trò của NHTM ảnh hưởng trực tiếp đến nền kinh tế quốc gia cộng với sự rủi ro cao mà ngân hàng phải gánh chịu, việc nghiên cứu và hoàn thiện khung pháp lý bảo đảm cho hệ thống ngân hàng là thực sự cần thiết. Hàng lang pháp lý có an toàn mới bảo đảm cho sự phát triển và hoạt động của NHTM.

Dựa trên những cơ sở lý luận và thực tiễn pháp luật về hoạt động CV, khóa luận đi sâu nghiên cứu về các quy định của pháp luật và thực tiễn thi hành tại NHTMCP Quốc tế VIB Thanh Xuân – chi nhánh Hà Nội. Thông qua việc tìm hiểu các quy định của luật và thực tế tiếp xúc với ngân hàng VIB Thanh Xuân trong hơn 3 tháng thực tập, em cũng nhận ra một số vướng mắc của luật khi áp dụng thực tế tại ngân hàng. Qua đó theo quan điểm cá nhân, em cũng mạnh dạn đề xuất những giải pháp cụ thể để hạn chế những rủi ro, nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay cho ngân hàng, cũng như kiến nghị giải pháp hoàn thiện pháp luật.

Vấn đề hoạt động CV của NHTM là một vấn đề khó, phức tạp xoay quanh rất nhiều lĩnh vực, liên quan tới cả nhiều đối tượng, ban ngành, các cấp. Mặc dù đã cố gắng rất nhiều, nhưng do trình độ hiểu biết còn hạn chế, kinh nghiệm thực tế không nhiều nên khóa luận khó tránh khỏi những thiếu sót, hạn chế. Em rất mong nhận được những lời góp ý của quý thầy, cô và từ phía ngân hàng để hoàn thiện vấn đề nghiên cứu này.

Cuối cùng, em xin chân thành cảm ơn!

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO A. Văn bản pháp luật

1. Quốc hội (2015), Bộ luật dân sự 2015, ban hành ngày 24 tháng 11 năm 2015 2. Quốc hội (2015), Bộ luật tố tụng dân sự, ban hành ngày 25 tháng 11 năm 2015 3. Quốc hội (2017), Luật các TCTD năm 2010, sửa đổi bổ sung 2017, ban hành ngày

20

tháng 11 năm 2017

4. Quốc hội (2013), Luật đất đai năm 2013, ban hành ngày 29 tháng 11 năm 2013 5. Quốc hội (2005), Luật giao dịch điện tử 2005, ban hành ngày 29 tháng 11 năm

2005

6. Chính phủ (2021), Nghị định quy định thi hành bộ luật dân sự về bảo đảm thực hiện

nghĩa vụ, ban hành ngày 19 tháng 3 năm 2021

7. Chính phủ (2019), Nghị định quy định mức vốn pháp định của tổ chức tín dụng, chi

nhánh ngân hàng nước ngoài, ban hành ngày 14 tháng 11 năm 2019

8. Quốc hội (2017), Nghị quyết về thí điểm xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng, ban hành

ngày 21 tháng 6 năm 2017

9. Ngân hàng Nhà nước (2016), Thông tư quy định về việc tổ chức tín dụng, chi nhánh

ngân hàng nước ngoài cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi, phí, giữ nguyên nhóm nợ nhằm h trợ khách hàng chịu ảnh hưởng do dịch covid – 19, ban hành ngày 13 tháng 3 năm 2020

10. Ngân hàng nhà nước (2016), Thông tư quy định về hoạt động cho vay của TCTD, chi

nhánh ngân hàng nước ngoài đối với khách hàng, ban hành ngày 30 tháng 12 năm 2016

11. Ngân hàng Nhà nước (2014), Văn bản hợp nhất thông tư quy định về phân loại tài sản

có, mức trích, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của TCTD,chi nhánh ngân hàng nước ngoài, ban hành ngày 31 tháng 3 năm 2014

12. Văn phòng Quốc hội (2017), Văn bản hợp nhất luật các TCTD, ban hành ngày 12 tháng

12 năm 2017

13. Ngân hàng Nhà nước (2019), Văn bản hợp nhất thông tư cấp giấy phép và tổ chức,

hoạt động của ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, văn phòng đại diện của tổ chức tín dụng nước ngoài, tổ chức nước ngoài khác có hoạt động ngân hàng tại Việt Nam, ban hành ngày 12 tháng 12 năm 2019

B. Tài liệu

14. GS.TS. Nguyễn Văn Tiến, PGS.TS. Nguyễn Kim Anh, TS. Nguyễn Đức Hưởng (2016), Tiền tệ - Ngân hàng và thị trường tài chính, Nhà xuất bản lao động, tr.471- 474.

15. Lê Phương Thảo (2017), Giải pháp mở rộng hoạt động cho vay tại Ngân hàng Nông

nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam – chi nhánh Thái Thụy, Khóa luận tốt nghiệp, Học viện Ngân hàng, Hà Nội.

16. NGND.PGS.TS. Tô Ngọc Hưng (2016), Giáo trình tín dụng ngân hàng, Nhà xuất bản lao động – xã hội, tr.21-119.

17. Nguyễn Thái Hà (2018), Tài liệu học tập môn học pháp luật ngân hàng, Lưu hành nội bộ, tr. 168-170.

18. Tô Ngọc Hoàng (2014), Giáo trình ngân hàng thương mại, Nhà xuất bản Dân trí, tr.23-25.

C. Tài liệu khác

19. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh VIB Thanh Xuân giai đoạn 2018-2020 20. Nguồn nội bộ VIB

21. Quy chế cho vay số 2046/2014/QC-VIB về hoạt động cho vay, gửi tiền, mua, bán có kỳ hạn giấy tờ có giá giữa VIB và các TCTD, chi nhánh ngân hàng khác

D. Các website

22. Ngân hàng thương mại, truy cập vào ngày 21 tháng 04 năm 2021, https://vi.wikipedia.org/wiki/Ngan-hang-thuong-mai

23. 270 nghìn khách hàng được cơ cấu lại nợ do ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, truy cập

vào ngày 13 tháng 05 năm 2021, từ http://thoibaotaichinhvietnam.vn/pages/tien-te- bao-hiem/2021-01-11/270-nghin-khach-hang-duoc-co-cau-lai-no-do-anh-huong-boi- dich-covid-19-98193.aspx

24. Tổng quan Basel II, truy cập vào ngày 14 tháng 05 năm 2021, từ https://www.sbv.gov.vn/webcenter/portal/vi/links/cm189?dDocName=CNTHWEBAP 0116211757170

Một phần của tài liệu Pháp luật về hoạt động cho vay của ngân hàng thương mại và thực tiễn tại ngân hàng thương mại cổ phần quốc tế việt nam phòng giao dịch thanh xuân – chi nhánh hà nội (Trang 84 - 93)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)