CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT HIỆN HÀNH VỀ HOẠT ĐỘNG
2.2. THỰC TRẠNG CHO VAY NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN QUỐC TẾ VIỆT NAM PHÒNG GIAO DỊCH THANH XUÂN – CHI NHÁNH HÀ NỘI
2.2.2. Thực trạng cho vay tại Ngân hàng thương mại cổ phần Quốc tế Việt Nam phòng giao dịch Thanh Xuân – chi nhánh Hà Nội
0 20 40 60 80 100 120
2018 2019 2020
tổng NV tiền gửi VND tiền gửi ngoại tệ
2.2.2.1. Dư nợ cho vay
Tính đến nay hoạt động cho vay vẫn là hoạt động trọng tâm,đóng góp tỷ trọng lớn nhất trong tổng thu nhập của PGD. Kết quả dư nợ cho vay được thể hiện qua các hạng mục và bảng số liệu sau:
Bảng 2.4 Tình hình dư nợ theo thời gian
Đơn vị: Tỷ đồng Tiêu
chí
Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020 Chênh lệch 2018/2019
Chênh lệch 2019/2020 Số tiền TT Số tiền TT Số tiền TT Số
tiền
Tỷ lệ Số tiền Tỷ lệ
Tổng dư nợ
1.893,09 100 2.212,55 100 2.758,84 100 319,46 16,87 546,29 24,69
Dư nợ ngắn hạn
820,36 43,3 962,02 43,4 1.156,73 41.9 141,66 17,26 194,71 20,23
Dư nợ trung và dài hạn
1.072,73 56,7 1.250,53 56,6 1.602,11 58,1 177,8 16,57 351,58 28,11
( Nguồn báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của năm 2018 – 2020 [19] )
Nhận xét:
Xét về cơ cấu nguồn vốn phân theo thời hạn: NVHĐ ngắn hạn năm 2018 đạt 820,36 tỷ đồng , trong khi nguồn vốn trung và dài hạn đạt 1070 tỷ đồng. Năm 2019, hai nguồn vốn này tăng lần lượt ở mức 17,26% và 16,57% ( tương đương 141,66 tỷ đồng và 177,64 tỷ đồng).
Sang đến năm 2020, nguồn vốn trung và dài hạn đạt 28,11% , tương đương 350,81 tỷ đồng so với năm 2019. Nguồn vốn ngắn hạn đạt 20,23% tương đương 194,71 tỷ đồng so với năm 2019.
2.2.2.2. Nợ xấu, nợ quá hạn
Trong hoạt động TD của hầu hết các ngân hàng luôn tồn tại nhiều rủi ro, mà một trong số đó là tình trạng nợ xấu, nợ quá hạn. Các khoản vay khi đến hạn nhưng khách hàng không trả được nợ hoặc được gia hạn nhưng khi đến thời hạn gia hạn mà khách hàng vẫn không trả được nợ do một số khách hàng không đủ tiền trả cho ngân hàng, thu nhập không ổn định do dịch bệnh hoành hành hay gặp rủi ro trong vấn đề kinh doanh,… thì ngân hàng chuyển những khoản vay đó thành nợ quá hạn, nợ xấu.
Theo quy định của pháp luật cụ thể tại khoản 8, khoản 9 điều 3 văn bản hợp nhất số 01/VBHN-NHNN năm 2014 hợp nhất thông tư quy định về phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của TCTD,chi nhánh ngân hàng nước ngoài21 có giải thích rằng:
“ Nợ xấu (NPL) là nợ thuộc các nhóm 3, 4 và 5. Tỷ lệ nợ xấu là tỷ lệ giữa nợ xấu so với tổng nợ từ nhóm 1 đến nhóm 5”.
Ngân hàng không hề muốn tỷ lệ nợ xấu, nợ quá hạn cao, bởi nhiều khách hàng nợ xấu, nợ quá hạn sẽ gây ảnh hưởng xấu đến hoạt động kinh doanh và lợi nhuận của ngân hàng. Sau đây là bảng cơ cấu dư nợ cho vay theo nhóm nợ của PGD Thanh Xuân:
Bảng 2.5 Dư nợ cho vay theo nhóm nợ
Đơn vị: Tỷ đồng Tiêu chí Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020 Chênh lệch
2018/2019
Chênh lệch 2019/2020 Số tiền Tỉ
trọn g
Số tiền Tỉ trọ ng
Số tiền Tỉ trọ ng
Số
tiền Tỷ lệ Số tiền Tỷ lệ
Tổng dư nợ
1.893,09 100 2.212,55 100 2.758,84 100 319,46 16,87 546,29 24,69
1.Nợ nhóm 1
1.569,32 82,9 1.769,27 80 2.315,28 83,9 199,95 12,74 546,01 30,86
2.Nợ nhóm 2
313,48 16,5 404,55 18, 3
426,4 15,4 91,07 29,05 21,85 5,40
3.Nợ 5,67 0,3 6,63 0,3 11,02 0,4 0,96 16,93 4,39 66,21
21 văn bản hợp nhất số 01/VBHN-NHNN năm 2014 hợp nhất thông tư quy định về phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của TCTD,chi nhánh ngân hàng nước ngoài
nhóm 3 4.Nợ nhóm 4
1,89 0,1 2,21 0,1 2,57 0,1 0,23 16,93 0,54 24,43
5.Nợ nhóm 5
2,73 0,2 2,89 0,3 3,39 0,2 0,16 5,86 0,5 17,30
(Nguồn nội bộ VIB) Chú thích:
- Nợ nhóm 1 (nợ tiêu chuẩn): là nhóm nợ thanh toán trễ hạn dưới 10 ngày - Nợ nhóm 2 (nợ chú ý): là nhóm nợ thanh toán trễ hạn từ 10 – 90 ngày
- Nợ nhóm 3 (nợ dưới tiêu chuẩn): là nhóm nợ thanh toán trễ hạn từ 91 - 180 ngày
- Nợ nhóm 4 (nợ nghi ngờ): là nhóm nợ thanh toán trễ hạn từ 181 - 360 ngày - Nợ nhóm 5 (nợ có khả năng mất vốn): là nhóm nợ thanh toán trễ hạn từ 360
ngày trở lên
Biểu đồ 2.4 Dư nợ cho vay theo nhóm nợ
0 20 40 60 80 100 120
2018 2019 2020
tổng dư nợ nợ nhóm 1 nợ nhóm 2 nợ nhóm 3 nợ nhóm 4 nợ nhóm 5
Bảng 2.6 Nợ xấu trong hoạt động cho vay của PGD Thanh Xuân
Đơn vị: Tỷ đồng
Tiêu chí Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020
Nợ xấu trong hoạt động cho vay của ngân hàng
10,29 11,73 16,98
Dư nợ cho vay của ngân hàng
1.893,09 2.212,55 2.758,84
Tỷ lệ nợ xấu (%) 0,54 0,53 0,62
( Nguồn nội bộ VIB)
Nhìn vào bảng số liệu trên , ta thấy tình hình trong giai đoạn từ năm 2019 – 2020 PGD Thanh Xuân cũng đã kiểm soát tốt tỷ lệ nợ xấu. Tỷ lệ nợ xấu luôn ở mức thấp, đây là điều rất đáng mừng đối với PGD. Tuy nhiên, tỷ lệ nợ xấu lại gia tăng theo từng năm. Nguyên nhân xuất phát từ những khoản vay khó đòi, có nguy cơ mất cả vốn lẫn lãi do khách hàng không có khả năng trả tiền cho ngân hàng làm cho tỷ lệ nợ xấu gia tăng. Ngoài ra, do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid – 19 mà thu nhập của khách hàng không ổn định nên không thể trả nợ đúng hạn theo quy định của khách hàng. Với doanh nghiệp, do ảnh hưởng của dịch bệnh mà phải tạm ngừng sản xuất, hàng hóa không thể xuất đi được, trong khi đó doanh nghiệp vẫn phải trả lương nhân công, chi phí mặt bằng và các khoản chi phí khác. Tất cả những điều đó dẫn đến doanh nghiệp hoạt động sản xuất bị ngưng trệ, doanh nghiệp không có thu nhập, không có lãi nên các khoản vay của ngân hàng đến hạn doanh nghiệp vẫn không đủ tiền để trả.