Khuyến nghị cho người tiêu dùng

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tác động của truyền miệng điện tử (ewom) đến ý định mua hàng của người tiêu dùng trên nền tảng thương mại trực tuyến trong bối cảnh đại dịch covid 19 (Trang 92 - 95)

CHƯƠNG 4: THẢO LUẬN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ GIẢI PHÁP

2. Khuyến nghị cho cơ quan quản lý nhà nước

2.4. Khuyến nghị cho người tiêu dùng

Với điều kiện bối cảnh sự bùng phát của những trang TMTT hiện nay, NTD có khả năng truy cập và thực hiện các giao dịch một cách nhanh chóng, tiện lợi và dễ dàng hơn. Tuy nhiên, cùng với những lợi ích trên, vẫn còn tồn tại một số mối quan ngại về

chất lượng sản phẩm, bảo mật thông tin gây cản trở một số NTD tham gia mua sắm bằng hình thức này. Dựa trên kết quả nghiên cứu, đề tài đề xuất và khuyến nghị đối với NTD:

2.4.1. Khuyến nghị trong giai đoạn nhận biết nhu cầu

NTD cần cân nhắc kỹ lưỡng ngay từ bước đầu tiên của quá trình ra quyết định mua là nhận biết nhu cầu. Dựa vào kết quả của đề tài, nhận thức “chuẩn chủ quan” và ý định mua của người có tương quan mạnh mẽ. Do đó, NTD cần chú ý đến yếu tố này trong giai đoạn nhận biết nhu cầu cá nhân. NTD cần cẩn trọng với những nhu cầu nảy sinh từ những kích thích bên ngoài của người bán để tránh lãng phí và gặp phải những rủi ro không đáng có. Cần cảnh giác đối với những chương trình khuyến mại, giảm giá

“sốc” hay những chương trình trúng thưởng để tránh bị lừa đảo hay tiếp tay cho những kẻ lừa đảo. Hơn nữa, cần kiếm tra kĩ nguồn thông tin, dành thời gian tham khảo thông tin eWOM, đặc biệt từ yếu tố “chuẩn chủ quan” thông qua người thân và bạn bè trước khi đưa ra quyết định mua. Nếu cần thiết, có thể liên hệ tới chủ quản của nhãn hiệu để

trực tiếp xác minh. Ngoài ra, NTD khi tham gia mua sắm trên các trang TMTT cần lưu ý tới việc bảo vệ tài khoản cá nhân để tránh bị kẻ xấu lợi dụng

2.4.2. Khuyến nghị trong giai đoạn tìm kiếm thông tin

Tham khảo thông tin eWOM về những trải nghiệm trước đây của những NTD trong quá khứ trước khi đi tới quyết định mua hàng, đặc biệt là bạn bè, người thân hay những người có chuyên môn về sản phẩm.

Lựa chọn địa chỉ mua sắm một cách cẩn thận. Không lựa chọn mua sắm ở những trang TMTT không rõ nguồn gốc hay thiếu thông tin xác minh. Ngoài ra trên các trang TMTT cũng cần tham khảo thông tin trước khi lựa chọn người bán. Cách dễ nhất để

giảm thiểu rủi ro chính là lựa chọn những người bán lâu năm, uy tín cao, nhận được nhiều phản hồi của khách hàng.

Chú ý đến giá của sản phẩm. Giá của sản phẩm thường không quá chênh lệch giữa những nơi bán hàng. Do đó nên cân nhắc trong việc quyết định mua sản phẩm có giá thấp hơn quá nhiều so với giá thị trường.

2.4.3. Khuyến nghị trong giai đoạn đánh giá thông tin

NTD cần xác định rõ mong muốn của bản thân, thứ tự ưu tiên lựa chọn, đồng thời tỉnh táo trước những cám dỗ bên ngoài, cảnh giác với những chiêu trò lôi kéo của người bán hàng qua mạng. Kết quả nghiên cứu cho thấy mối tương quan chặt chẽ giữa nhận thức “chuẩn chủ quan” và ý định mua của NTD, do đó NTD cần chú ý tham khảo ý kiến từ những nguồn tin cậy như bạn bè và người thân trước khi đưa ra đánh giá cụ

thể về một sản phẩm hay dịch vụ.

Bản thân NTD cần chú ý nâng cao nhận thức, tìm hiểu thêm về an ninh mạng, xem xét kĩ lưỡng trước những thông tin được đưa ra, đủ tỉnh táo để đánh giá, nhìn nhận những thông tin giả mạo, lừa đảo.

2.4.4. Khuyến nghị trong giai đoạn quyết định mua

Tìm hiểu rõ những hình thức giao hàng, thanh toán, đổi trả phòng trường hợp sản phẩm gặp vấn đề. Chủ động tham khảo thông tin eWOM để nhận biết được các phương thức giao hàng và thanh toán phù hợp với bản thân, hạn chế những rủi ro không mong muốn.

Đọc kĩ điều khoản của người bán hay DN cung cấp sản phẩm trên trang TMTT trước khi mua. Nếu có thắc mắc về điều khoản nên tham khảo ý kiến những người có chuyên môn, hoặc liên hệ trực tiếp đại diện của DN để giải đáp.

NTD cũng cần thể hiện trách nhiệm của bản thân khi tham gia mua sắm trên các trang TMTT. Đồng thời, cần lên án, tẩy chay một cách văn minh những hành vi thiếu văn hóa, thiếu trách nhiệm khi tham gia mua bán trên các trang TMTT, góp phần xây dựng một môi trường mua bán lành mạnh, thân thiện với NTD.

2.4.5. Khuyến nghị trong giai đoạn đánh giá sau mua

Theo kết quả của nghiên cứu, do mối quan hệ mạnh mẽ giữa sự chấp nhận eWOM đến ý định mua, những ý kiến đánh giá, phản hồi của NTD về việc sử dụng sản phẩm/dịch vụ là những thông tin vô cùng hữu ích và sẽ góp phần tác động đến ý định mua của những NTD khác. Đặc biệt trong bối cảnh MXH có sức lan tỏa và kết nối mạnh mẽ như hiện nay, những đánh giá đó sẽ càng dễ tiếp cận những NTD có nhu cầu tìm hiểu.

NTD cần thực hiện quyền lợi này một cách trung thực, thẳng thắn, khách quan và văn minh. Song song với việc đưa ra phản hồi, NTD cũng cần thể hiện sự biết ơn tới những đánh giá trung thực và khách quan, phản đối những hành vi không văn minh, thiếu văn hóa. Ngoài ra, để ngăn chặn những hành vi tiêu cực, góp phần xây dựng môi trường kinh doanh trên các trang TMTT làn mạnh, NTD nên tích cực hơn trong việc phản hồi lại những vấn đề gặp phải trong quá trình tham gia mua sắm của họ cho cơ quan nhà nước, để các cơ quan có thể nhanh chóng nắm được thực trạng kinh doanh trên các trang TMTT, xử lý kịp thời các vi phạm và hoàn thiện chính sách, quy đinh.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tác động của truyền miệng điện tử (ewom) đến ý định mua hàng của người tiêu dùng trên nền tảng thương mại trực tuyến trong bối cảnh đại dịch covid 19 (Trang 92 - 95)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(148 trang)