CHƯƠNG 1: KHUNG LÍ LUẬN VỀ SỰ HÀI LÒNG CỦA KHÁCH HÀNG KHI SỬ DỤNG DỊCH VỤ THẺ TẠI NGÂN HÀNG
1.1. Những vấn đề cơ bản về dịch vụ thẻ tại Ngân hàng thương mại
1.1.5. Lợi ích của việc phát triển dịch vụ thẻ ngân hàng
Nguyễn Lê Nhật Anh (2018) trong “Phát triển dịch vụ thanh toán thẻ tại Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Thừa Thiên Huế” đã chỉ ra các lợi
ích của việc phát triển dịch vụ thẻ ngân hàng với các chủ thể trong nền kinh tế. Tác giả đã tổng hợp lại như sau:
Đối với nền kinh tế
Một là “giảm lượng tiền mặt lưu thông trên thị trường”: “Để sử dụng thẻ thì khách hàng sẽ nộp tiền mặt vào tài khoản ngân hàng và sử dụng thẻ trong các giao dịch thanh toán, qua đó góp phần giảm khối lượng tiền mặt trong lưu thông.”
Hai là “góp phần minh bạch tài chính, hỗ trợ chính sách quản lý vĩ mô của nhà nước”: “Việc sử dụng thanh toán bằng thẻ ngân hàng, giúp cho mọi giao dịch trở lên minh bạch, nhà nước dễ dàng trong quản lý thuế, thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia,…”
Ba là “góp phần cải thiện môi trường văn minh, đẩy mạnh du lịch quốc tế và đầu tư nước ngoài”: “Thẻ là một phương tiện thanh toán hiện đại, giúp kết nối các giao dịch thanh toán trên toàn cầu. Việc phát triển dịch vụ thẻ giúp Việt Nam hội nhập toàn cầu, đẩy mạnh đầu tư nước ngoài và thu hút khách du lịch quốc tế.”
Bốn là “thúc đẩy thương mại điện tử phát triển”: “Thẻ là phương tiện thanh toán chủ yếu của các giao dịch thương mại điện tử. Chính vì thế, dịch vụ thẻ càng phát triển thì thương mại điện tử càng có điều kiện phát triển và hoàn thiện.”
Đối với ngân hàng phát hành
Một là “Tăng nguồn vốn và doanh thu cho ngân hàng”: “Khi chủ thẻ nộp tiền vào tài khoản thanh toán để sử dụng thẻ, ngân hàng phát hành cũng có thêm một nguồn huy động từ tiền gửi không kì hạn của khách hàng. Đây là một nguồn huy động vốn giá rẻ mà các ngân hàng hiện đang chú trọng phát triển, do tiền gửi không kỳ hạn trong tài khoản thanh toán của khách hàng thường không có lãi hoặc một mức lãi suất rất thấp. Ngoài ra, ngân hàng phát hành cũng có nguồn thu ổn định từ khoản lệ phí thường kỳ (theo tháng, quý hoặc năm tùy theo quy định của từng ngân hàng với từng loại thẻ) mà chủ thẻ phải nộp để hưởng các dịch vụ cũng như tiện ích của thẻ.”
Hai là “Nâng cao vị thế, tạo điều kiện để các ngân hàng thương mại hội nhập”:“Dịch vụ thẻ góp phần mang lại những giá trị vô hình cho ngân hàng như:
Quảng bá hình ảnh thương hiệu và đưa ngân hàng tới gần hơn với công chúng, qua đó giúp nâng cao vị thế của ngân hàng,…”
Ba là “Đa dạng hóa các loại dịch vụ ngân hàng”:“Từ khi thanh toán bằng thẻ ra đời thì các sản phẩm dịch vụ của ngân hàng phong phú hơn khiến cho ngân hàng trở thành một tổ chức rất chuyên nghiệp trong việc cung cấp các phương tiện thanh toán thỏa mãn tốt nhu cầu của khách hàng.” Ngân hàng thông qua việc khuyến khích khách hàng thanh toán bằng thẻ thì giúp giảm đáng kể số lượng giao dịch trực tiếp, giảm lượng tiền mặt giao dịch hàng ngày tại quầy giao dịch của ngân hàng, góp phần gia tăng hiệu quả hoạt động của ngân hàng.
Bốn là “Tăng cường hiện đại hóa công nghệ ngân hàng”:“Với nhu cầu sử dụng các tiện ích về thẻ ngày càng tăng cao của khách hàng đòi hỏi các ngân hàng phải không ngừng nâng cấp các thiết bị công nghệ, nâng cao nền tảng công nghệ số để luôn đáp ứng tốt các nhu cầu của khách hàng.”
Đối với chủ thẻ
Một là “linh hoạt và tiện ích trong thanh toán trong và ngoài nước”:“Khi mở thẻ, chủ thẻ sẽ đã được ngân hàng cung cấp các dịch vụ thanh toán với độ bảo mật cao, nhanh chóng và tiện lợi. Trong nền kinh tế số, toàn cầu như hiện nay thì thẻ là một công cụ thanh toán lí tưởng cho các chủ thẻ.”Với thẻ ngân hàng, khách hàng có thể dễ dàng rút tiền mặt tại bất kỳ máy ATM hay thanh toán tại các đơn vị chấp nhận thẻ trên toàn thế giới mà không bị giới hạn về vị trí địa lí, đơn vị tiền tệ.
Hai là “tiết kiệm thời gian và hiệu quả”: Hiện nay, với thẻ ngân hàng thì việc thanh toán trở nên nhanh chóng và thuận tiện hơn, khách hàng không phải đắn đo về lượng tiền mặt mang theo mình. “Bên cạnh đó, việc ngân hàng cấp tín dụng trước cho khách hàng (khi đáp ứng đủ điều kiện cần thiết) để thanh toán hàng hóa, dịch vụ thông qua thẻ tín dụng, mà không bị tính lãi đã góp phần mở rộng khả năng chi tiêu của khách hàng. Ngoài ra, với thẻ ghi nợ, khi khách hàng có số dư trên tài khoản thì số dư này sẽ được hưởng mức lãi suất tiền gửi không kì hạn của ngân hàng.”
Ba là “an toàn và được bảo vệ”: Khi có thẻ ngân hàng, khách hàng không phải mang theo người nhiều tiền mặt. Điều này giúp đảm bảo an toàn, phòng ngừa
rủi ro mất mát và thuận tiện cho chủ thẻ. Thẻ ngân hàng ngày nay được phát triển trên nền tảng công nghệ số hiện đại, được thiết kế với độ bảo mật cao.”
Đối với các đơn vị chấp nhận thanh toán thẻ
Một là “tăng hiệu quả kinh doanh”: Việc chấp nhận thẻ thanh toán đã giúp cho khách hàng có nhiều lựa chọn về phương tiện thanh toán khi mua hàng hóa, dịch vụ; qua đó thu hút khách hàng. Khi chấp nhận thanh toán bằng thẻ, chủ cơ sở kinh doanh có thể tiết kiệm được thời gian trong việc kiểm đếm, nộp tiền vào tài khoản ở ngân hàng. Ngoài ra, với sản phẩm thẻ tín dụng, ngân hàng đã giúp khách hàng gia tăng khả năng chi tiêu, qua đó góp phần làm cho lượng tiêu thu hàng hóa, dịch vụ của đơn vị chấp nhận thanh toán thẻ tăng cao.”
Hai là “an toàn và bảo đảm”: Việc chấp nhận thẻ thanh toán giúp các đơn vị chấp nhận thẻ đảm bảo an toàn trong giao dịch với người mua hàng, tránh trường hợp thu thiếu, nhận phải tiền giả, mất mát trong quá trình cất giữ.”
Ba là “hưởng ưu đãi từ phía ngân hàng”: Trong một số trường hợp, việc chấp nhận thanh toán bằng thẻ sẽ giúp các đơn vị chấp nhận thẻ được hưởng một số các ưu đãi của ngân hàng trong dịch vụ tín dụng, tiền gửi hay dịch vụ thanh toán.”