CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ RỦI RO TÍN DỤNG VÀ CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN RỦI RO TÍN DỤNG
1.1. Rủi ro tín dụng cùa ngân hàng
1.1.5. Hậu quả của rủi ro tín dụng
1.1.5.1. Tác động đến hoạt động của ngân hàng
- Rủi ro tín dụng gây nên nhiều tác động tiêu cực mà nợ xấu là hậu quả tiêu biểu cho điều này. Nợ xấu ảnh hưởng trực tiếp đến các hoạt động của các
ngân hàng mà đặc biệt là hoạt động tín dụng, kéo theo lợi nhuận của ngân hàng sụt giảm và lượng vốn cho vay lấy ra từ tiền gửi không được hoàn trả.
Điều đó kéo theo việc ngân hàng không đảm bảo đủ tiền để chi trả cho các khoản tiền gửi và lãi tiền gửi có liên quan cho khách hàng gửi tiền. Khi khách hàng rút tiền với số lượng lớn ngân hàng sẽ dễ rơi vào tình trạng thiếu thanh khoản. Từ đó, có thể gây nên khủng hoảng trong hệ thống ngân hàng
- Nợ xấu còn kéo hệ số an toàn vốn của bản thân ngân hàng bị sụt giảm.
Khi rủi ro tín dụng tăng, các khoản tín dụng sẽ được nhân với hệ số rủi ro cao hơn dẫn đến hệ số an toàn vốn sẽ sụt giảm so với trước khi xảy ra nợ xấu. Khi hệ số an toàn vốn của nhiều ngân hàng bị sụt giảm sẽ kéo theo uy tín của hệ thống ngân hàng bị ảnh hưởng tiêu cực
- Rủi ro tín dụng xảy ra sẽ làm ảnh hưởng đến kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Khi không thể thu hồi được nợ gốc và lãi, bản thân ngân hàng đã mất đi một nguồn thu trong doanh thu của mình. Hiện tại, đối với nhiều ngân hàng mà hoạt động tín dụng chiếm tỷ trọng lớn thì nguồn thu chủ yếu đến từ lãi cho vay và các khoản phí tín dụng. Không những vậy, ngân hàng phải trích lập thêm các khoản dự phòng cho nợ xấu, xử lí nợ xấu làm gia tăng thêm chi phí, giảm lợi nhuận. Trong dài hạn, nếu như tác động của rủi ro tín dụng quá lớn, ngân hàng phải hạn chế tăng trưởng và mở rộng hoạt động tín dụng, và lớn hơn có thể thay đổi chiến lược kinh doanh. Điều này sẽ gây tác động tiêu cực đến chính ngân hàng khi phải thay đổi nhân lực, hệ thống cơ sở vật chất, công nghệ thông tin… gây tốn kém về chi phí và thời gian.
- Những hậu quả kể trên có thể làm cho tạo cho khách hàng tâm lý tiêu cực về hình ảnh ngân hàng, dễ dẫn đến phá sản, tạo phản ứng dây chuyền trong hệ thống ngân hàng, ảnh hưởng lớn đến hoạt động của hệ thống tài chính quốc gia.
1.1.5.2. Tác động đến hoạt động của nền kinh tế
- Lượng vốn chu chuyển trong nền kinh tế bị tắc nghẽn. Lượng vốn vay
bị các chủ thể vay vốn chiếm dụng làm cho ngân hàng không hoàn trả lại đúng hạn cho các chủ thể cung cấp vốn và không đủ vốn để đáp ứng cho các chủ thể khác đang có nhu cầu. Dẫn đến, một số ngành, lĩnh vực không có cơ hội phát triển vì thiếu vốn. Nợ xấu làm cho quá trình tuần hoàn và chu chuyển vốn bị chậm trễ, kéo theo các chi phí của xã hội cũng gia tăng theo
- Khi một số ngân hàng gặp phải rủi ro tín dụng gây ảnh hưởng lớn đến hoạt động kinh doanh và không thể mở rộng tăng trưởng tín dụng sẽ kéo theo tốc độ tăng trưởng tín dụng của cả hệ thống ngân hàng bị sụt giảm. Trong khi đó, nền kinh tế đang phát triển với tốc độ cao cần lượng vốn đủ để đáp ứng, nhưng hoạt động tín dụng của ngân hàng không thể theo kịp sẽ làm cho tốc độ tăng trưởng kinh tế bị kìm hãm, gây tác động xấu đến nâng cao hiệu quả sản xuất của quốc gia, giảm hiệu quả nâng cao mức sống của người dân
- Sức mạnh của hệ thống tài chính bị suy giảm. Khi hệ thống ngân hàng gặp phải vấn đề về rủi ro tín dụng sẽ làm cho các chủ thể kinh tế tìm đến thị trường chứng khoán để giải quyết nhu cầu về vốn. Khi tỷ trọng chủ thể kinh tế thực hiện giao dịch trên thị trường tài chính quá lớn sẽ làm mất cân đối giữa thị trường tài chính và thị trường tiền tệ (mà hệ thống ngân hàng đóng vai trò quan trong thị trường này). Đối với các quốc gia mà hệ thống ngân hàng chiếm vai trò quan trọng, khi xảy ra rủi ro sẽ làm cho thị trường chứng khoán thay đổi theo. Đặc biệt là tại các quốc gia đang phát triển, trình độ của thị trường chứng khoán chưa phát triển và tâm lý của các nhà đầu tư dễ bị ảnh hưởng.
- Rủi ro tín dụng sẽ là rào cản cho ngân hàng khi muốn hội nhập với thế giới. Trong quá trình quản trị rủi ro tín dụng đối với các ngân hàng toàn cầu, Ủy ban Basel đã ban hành các văn bản Basel I, II và III để hướng dẫn. Khi năng lực quản trị rủi ro mà đặc biệt là quản trị rủi ro tín dụng của mỗi ngân hàng chưa đủ để đáp ứng với yêu cầu từ phía Ủy ban Basel sẽ khó để quản trị
tốt được rủi ro trong quá trình hoạt động. Ngược lại, khi các ngân hàng có thể tuân thủ theo đúng các nội dụng được đưa ra sẽ tích lũy thêm được nhiều kinh nghiệm và đặc biệt là có thể học hỏi thêm kinh nghiệm quản lý rủi ro từ các ngân hàng nước khác.