Quy trình nghiên cứu

Một phần của tài liệu Nghiên cứu nhân tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam – chi nhánh huyện hoằng hóa, bắc thanh hóa (Trang 49 - 54)

2.2. Kết quả hoạt động kinh doanh

2.3.1. Quy trình nghiên cứu

Quy trình thực hiện nghiên cứu gồm hai giai đoạn chính là nghiên cứu sơ

117.2

157.4

274.2

85.5

114.2

205.6

31.7 43.2

68.6

0 50 100 150 200 250 300

Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020

Biểu đồ 2.3 Kết quả hoạt động kinh doanh qua các năm

Doanh thu Chi phí Lợi nhuận

bộ (Nghiên cứu định tính) và nghiên cứu chính thức (Nghiên cứu định lượng).

Quy trình nghiên cứu được thực hiện như sau:

Sơ đồ 2.2. Quy trình nghiên cứu

Điều chỉnh thang đo

Thang đo chính thức

Tham vấn chuyên gia

Nghiên cứu định lượng

Thang đo nháp Hồi quy binary

Cơ sở lý thuyết Thảo luận kết quả

Mục tiêu nghiên cứu

Gợi ý chính sách

- Kiểm định mô hình nghiên cứu - Kiểm định lý

thuyết nghiên cứu

Tác giả sơ lược các lý thuyết liên quan đến mục tiêu nghiên cứu của đề tài như:

Lý thuyết về tín dụng, Rủi ro tín dụng… để tìm ra lỗ hổng của lý thuyết.

Qua đo, tác giả đề ra mục tiêu nghiên cứu cho đề tài.

Trên cơ sở lý thuyết và các nghiên cứu trước, tác giả xác định các yếu tố có ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng, hình thành mô hình nghiên cứu đề xuất với các giả thuyết nghiên cứu ban đầu phù hợp với mục tiêu nghiên cứu đặt ra.

Xác định thang đo sơ bộ các yếu tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng tại Agribank chi nhánh huyện Hoằng Hóa Bắc Thanh Hóa.

Tiến hành nghiên cứu định tính thông qua hình thức tham vấn ý kiến chuyên gia để khám phá, bổ sung, điều chỉnh thang đo các yếu tố ảnh hưởng đến ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng tại Agribank chi nhánh huyện Hoằng Hóa Bắc Thanh Hóa. Các thang đo thu được từ nghiên cứu định tính sẽ được kiểm tra trước để hình thành thang đo chính thức.

Nghiên cứu định lượng dùng trong giai đoạn nghiên cứu chính thức.

Phần mềm SPSS được sử dụng để xử lý, phân tích mô hình hồi quy Binary Logistic, nhằm tìm ra các nhân tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng tại Agribank chi nhánh huyện Hoằng Hóa Bắc Thanh Hóa.

Phân tích hồi quy Binary nhằm kiểm định các yếu tố sau:

- Kiểm định sự tự tương quan giữa các biến nhằm đảm bảo không có hiện tượng tự tương quan giữa các biến độc lập ảnh hưởng đến mức ý nghĩa của các biến trong mô hình nghiên cứu.

- Ước lượng hệ số hồi quy mô hình để xác định các nhân tố và tầm ảnh hưởng của từng nhân tố đến biến phụ thuộc trong mô hình nghiên cứu.

- Xác định mức độ phù hợp của mô hình thông qua hệ số -2LL (-2

Loglikelihood), Nếu hệ số -2LL càng nhỏ thì mức độ phù hợp của mô hình càng cao.

Căn cứ vào kết quả phân tích, tác giả sẽ kết luận mục tiêu nghiên cứu có đạt được hay không và đề xuất hàm ý chính sách nhằm hạn chế rủi ro tín dụng tại Agribank chi nhánh huyện Hoằng Hóa Bắc Thanh Hóa.

2.3.2. Mô hình nghiên cứu và các biến Mô hình nghiên cứu

Từ việc tham khảo các lý thuyết liên quan và các nghiên cứu thực nghiệm trước đây như đã trình bày ở chương 1, dựa vào đặc điểm của nghiệp vụ tín dụng ngân hàng, đồng thời dựa vào thực tế hoạt động kinh doanh tại Agribank chi nhánh huyện Hoằng Hóa Bắc Thanh Hóa, nghiên cứu này đã tham khảo và kế thừa mô hình xác suất tuyến tính Logit của PGS.TS Trương Đông Lộc và Nguyễn Thị Tuyết (2010, 2011), phối hợp với các nghiên cứu của Lê Khương Ninh và Lâm Thị Bích Ngọc (2012), Phạm Đình Khôi và Nguyễn Việt Thành (2017) trong việc phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng. Việc lựa chọn kế thừa mô hình nghiên cứu từ các nghiên cứu trên cho nghiên cứu của tác giả là do mục tiêu của các nghiên cứu này tương đồng với mục tiêu nghiên cứu của đề tài. Do biến phụ thuộc Y - Rủi ro tín dụng chỉ nhận 2 kết quả là 0 và 1 nên tác giả đề xuất mô hình hồi quy Binary Logistic trong trường hợp này.

Mô hình Logit được sử dụng trong nghiên cứu này có dạng như sau:

Loge[𝑃(𝑌=1)

𝑃(𝑌=0)] = α + β1X1 + β2X2 + β3X3 + β4X4 + β5X5 + β6X6 + ε Trong đó:

+ P (Y = 1) = P0: Xác suất khả năng xảy ra rủi ro tín dụng + P (Y = 0) = 1 – P0: Xác suất không xảy ra rủi ro tín dụng

+ Loge : log của cơ số e (e = 2,714)

+ Y là biến phụ thuộc, là khả năng xảy ra rủi ro của hồ sơ vay phát sinh tại Agribank chi nhánh huyện Hoằng Hóa Bắc Thanh Hóa, được đo lường bằng 2 giá trị 1 và 0 (1 là có rủi ro và 0 là không có rủi ro). Trong nghiên cứu này, tác giả xác định các khoản vay có rủi ro là những khoản vay thuộc nhóm nợ từ nhóm 02 đến nhóm 05 và những khoản vay không có rủi ro là những khoản vay thuộc nhóm 01. Các khoản nợ được phân nhóm phù hợp theo Thông tư 02/2013/TT – NHNN ngày 21/01/2013 và Thông tư 09/2014/TT- NHNN ngày 18/03/2014 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

+ X1 , X2 , X3 , X4 , X5 , X6 là các biến độc lập. Trong đó:

X1: Khả năng tài chính của người vay X2: Tài sản đảm bảo nợ vay

X3: Kinh nghiệm kinh doanh của khách hàng vay X4: Sử dụng vốn vay

X5: Lịch sử vay nợ

X6: Lĩnh vực chính tạo ra thu nhập để trả nợ + α: Hằng số

+ βi (i = 1,2,3,4,5,6): Là hệ số hồi quy riêng tương ứng với biến độc lập Xi

+ ε: Yếu tố nhiễu Hệ số Odds:

𝑃𝑜

1−𝑃0 = 𝑃 ( 𝑋á𝑐 𝑠𝑢ấ𝑡 𝑘ℎả 𝑛ă𝑛𝑔 𝑥ả𝑦 𝑟𝑎 𝑟ủ𝑖 𝑟𝑜 𝑡í𝑛 𝑑ụ𝑛𝑔) 𝑃 (𝑋á𝑐 𝑠𝑢ấ𝑡 𝑘ℎô𝑛𝑔 𝑥ả𝑦 𝑟𝑎 𝑟ủ𝑖 𝑟𝑜 𝑡í𝑛 𝑑ụ𝑛𝑔)

Vậy, phương trình hồi quy Binary Logistic có thể viết dưới dạng:

Ln (Odds) = α + β1X1 + β2X2+ β3X3+ β4X3+ β5X5 + β6X6+ ε

Một phần của tài liệu Nghiên cứu nhân tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam – chi nhánh huyện hoằng hóa, bắc thanh hóa (Trang 49 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)