3.2. Một số khuyến nghị nhằm hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam – Chi nhánh huyện Hoằng Hóa, Bắc Thanh Hóa
3.2.2. Nhóm giải pháp về quản lý và hỗ trợ tại Chi nhánh
+ Phân công cụ thể cán bộ có đủ phẩm chất, năng lực đảm nhiệm công tác. Thường xuyên tập huấn cho cán bộ về các kiến thức ngoại ngành trong khâu tiếp cận, thẩm định và quản lý đối với khách hàng.
+ Tăng trưởng tín dụng đi đôi với nâng cao chất lượng tín dụng. Tăng cường công tác kiểm tra giám sát xét duyệt khoản vay từ cán bộ nghiệp vụ đến Ban giám đốc.
+ Tranh thủ sự ủng hộ của các cấp chính quyền địa phương, các cơ quan quản lý nhà nước, cơ quan pháp luật để tạo hành lang trong việc xử lý nợ đối với các doanh nghiệp đã xử lý rủi ro.
- Tuân thủ thực hiện quy chế, quy trình nghiệp vụ. Cụ thể:
+ Chấp hành nghiêm túc các quy trình quy chế nghiệp vụ của Ngành và
hướng dẫn của Ngân hàng cấp trên, thiết lập hồ sơ đảm bảo tính pháp lý, nâng cao vai trò kiểm soát của phòng nghiệp vụ.
+ Điều tra các khách hàng trên địa bàn để khai thác những tiềm năng, như nguồn vốn, thông tin, kiến thức kinh doanh để phục vụ công tác tín dụng ngày một tốt hơn.
+ Đầu tư cho vay đúng đối tượng, đúng mục tiêu kế hoạch tăng trưởng đối với các doanh nghiệp có đủ điều kiện, ngành nghề sản xuất kinh doanh ổn định, giảm dần đối với các doanh nghiệp sản xuất kém hiệu quả thiếu trách nhiệm trả nợ Ngân hàng. Lựa chọn đúng điều kiện các khách hàng tốt để có cơ chế chính sách thu hút khách hàng tạo đà cho phát triển.
+ Tiếp cận, nắm bắt thu hút khách hàng có đủ điều kiện, rút giảm thời gian trong khâu thẩm định đối với 1 khách hàng, một dự án. Tạo môi trường thuận lợi cho khách hàng trong hoạt động Ngân hàng.
- Nâng cao chất lượng cán bộ làm công tác tín dụng. Cụ thể:
+ Thường xuyên tập huấn nghiệp vụ và kiến thức ngoại ngành, tích lũy các định mức kinh tế kỹ thuật phục vụ cho công tác thẩm định, nâng cao hơn nữa trách nhiệm của cán bộ tín dụng, cán bộ thẩm định, tái thẩm định.
+ Nâng cao tinh thần cạnh tranh của các cán bộ trước sự ra đời của các tổ chức tín dụng trên địa bàn. Xử lý nghiêm túc những cán bộ làm sai, quy trách nhiệm vật chất cho những cán bộ gây tổn thất do nguyên nhân chủ quan.
- Nâng cao công tác kiểm tra, kiểm soát. Cụ thể:
+ Đối với cho vay mới: Lựa chọn khách hàng có đủ điều kiện theo quy định, tuyệt đối không hạ thấp các tiêu chí cho vay để chạy theo tăng trưởng dư nợ. Cho vay phải kiểm soát được nguồn trả nợ của khách hàng.
+ Đối với dư nợ đã cho vay: Thực hiện nghiêm túc các văn bản chỉ đạo của Ngân hàng cấp trên, tuân thủ quy trình quy chế nghiệp vụ. Kiểm tra chặt chẽ tình hình sản xuất kinh doanh của khách hàng để thu hồi vốn vay đúng
thời hạn. Phát huy vai trò kiểm soát từ cán bộ tín dụng, cán bộ tái thẩm định đến phòng nghiệp vụ và ban Giám đốc.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3
Trong chương 3, bài nghiên cứu đã khái quát lại toàn bộ kết quả nghiên cứu của đề tài từ đó đưa ra mộ số giải pháp nhằm góp phần hạn chế RRTD tại Agribank chi nhánh huyện Hoằng Hóa Bắc Thanh Hóa. Để thực hiện tốt công tác quản trị RRTD, trước hết cần biết đâu là các nguyên nhân gây nên rủi ro từ đó đưa ra các giải pháp để giải quyết các vấn đề đó. Để hạn chế rủi ro, Chi nhánh cần xây dựng một danh mục đầu tư tín dụng cho phù hợp từng giai đoạn phát triển. Đẩy mạnh sự ảnh hưởng và và tăng cường chất lượng của công tác kiểm tra, giám sát trong hoạt động tín dụng tại chi nhánh. Bên cạnh việc phòng ngừa, tuy nợ xấu thấp nhưng chi nhánh phải giải quyết thật tốt các khoản nợ xấu đang phát sinh. Tiếp tục phát huy công tác đào tạo và đào tạo lại cho các CBTD nhằm nâng cao năng lực thẩm định góp phần hạn chế RRTD.