Chương 1: Cơ sở lý luận về các nhân tố ảnh hưởng đến biến động giá cổ phiếu 1.1. Cổ phiếu
1.2. Nhân tố ảnh hưởng đến biến động giá cổ phiếu
Tình hình kinh tế vĩ mô tác động tới toàn bộ các lĩnh vực và ngành nghề tồn tại trong nền kinh tế, trong đó có thị trường chứng khoán. Việc nắm được các diễn biến tình hình kinh tế vĩ mô là điều vô cùng cần thiết đối với các nhà đầu tư. Điều này sẽ giúp các nhà đầu tư biết được mình đang trong giai đoạn nào của chu kì kinh tế tăng hay giảm, triển vọng sắp tới ra sao. Bài khóa luận chỉ ra các nhân tố vĩ mô ảnh hưởng tới thị trường chứng khoán Việt Nam bao gồm: tỷ giá hối đoái, tỷ lệ lạm phát và mức độ tăng trưởng GDP.
Tỷ giá hối đoái
Tỷ giá là giá trị của một đồng tiền khi chuyển đổi sang một đồng tiền khác.
Đặc biệt với các doanh nghiệp lớn thì việc xuất, nhập khẩu tỷ giá sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Do vậy nên tỷ giá cũng sẽ là nhân tố ảnh hưởng lớn đến biến động giá cổ phiếu.
Tỷ lệ lạm phát
Lạm phát là sự tăng mức giá chung một cách liên tục của hàng hóa và dịch vụ theo thời gian và sự mất giá trị của một loại tiền tệ nào đó. Khi mức giá chung tăng cao, một đơn vị tiền tệ sẽ mua được ít hàng hóa và dịch vụ hơn so với trước đây, do đó lạm phát phản ánh sự suy giảm sức mua trên một đơn vị tiền tệ. Khi lạm phát tăng lên cao chứng tỏ nền kinh tế đang có sự bất ổn, đây thường được coi là tín hiệu tiêu cực cho thị trường chứng khoán do khiến các loại chi phí tăng cao như chi phí đi vay, chi phí đầu vào và còn làm giảm mức sống của người dân. Lạm phát sẽ khiến cho tăng trưởng thu nhập kì vọng giảm xuống, gây áp lực cho giá cổ phiếu.
Mức tăng trưởng GDP
16
GDP là tổng sản phẩm quốc nội được tính bằng tổng giá trị bằng tiền của các hàng hóa và dịch vụ cuối cùng được sản xuất trên một quốc gia trong một thời kì. Khi nền kinh tế tăng trưởng, thông thường sẽ tạo ra nhiều việc làm hơn, thu nhập người dân tăng cao. Khi đó người dân sẽ tiêu dùng nhiều hơn, nhu cầu tiêu thụ hàng hóa, dịch vụ tăng cao dẫn đến mở rộng sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp có lợi nhuận tăng trưởng cao từ đó sẽ khiến giá cổ phiếu thay đổi.
1.2.2. Nhân tố vi mô
Nhóm các nhân tố vi mô sẽ thể hiện được lợi nhuận, doanh thu từ các dự án, quay vòng vốn, dòng tiền…của doanh nghiệp, từ đó sẽ chỉ ra triển vọng của doanh nghiệp trong tương lai. Thực trạng và triển vọng của các doanh nghiệp sẽ có ảnh hưởng rất lớn đến sự biến động giá cổ phiếu chứng khoán. Nhóm các nhân tố vi mô sẽ được trình bày trong bày khóa luận bao gồm: tỷ lệ chi trả cổ tức, tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản, tỷ suất sinh lời trên tổng nguồn vốn, hệ số giá trên thu nhập, thu nhập trên một cổ phiếu và khả năng thanh toán ngắn hạn của doanh nghiệp.
Tỷ lệ chi trả cổ tức
Cổ tức là một phần lợi nhuận sau thuế được chia cho các cổ đông của công ty cổ phần. Cổ tức thường được trả bằng tiền mặt hoặc bằng cổ phiếu, số tiền mà cổ đông nhận được phụ thuộc vào sổ cổ phần sở hữu hiện tại của họ. Cổ tức có thể ảnh hưởng đến giá cổ phiếu cơ sở của một công ty theo nhiều cách khác nhau. Khi một công ty công bố tỷ lệ chi trả cổ tức cao hơn bình thường, điều này sẽ tác động đến tâm lí nhà đầu tư rằng công ty này hoạt động có kết quả kinh doanh tốt. Còn ngược lại khi tỷ lệ chi trả cổ tức của công ty thấp hơn bình thường hoặc không thực hiện chi trả cổ tức, đây có thể là dấu hiệu cho thấy công ty đang gặp khó khăn. Chính vì vậy tỷ lệ chi trả cổ tức sẽ tác động đến biến động giá cổ phiếu.
Tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản (ROA)
Tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản được tính bằng cách lấy lợi nhuận sau thuế chia cho tổng tài sản. Chỉ số này giúp cho nhà đầu tư đo lường một cách chính xác khả năng sinh lời trên mỗi đồng vốn của doanh nghiệp. ROA mà càng cao sẽ cho thấy hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp tốt, đem lại mức lợi nhuận nhiều, từ đó sẽ ảnh hưởng tích cực đến biến động giá cổ phiếu.
Tỷ suất sinh lời trên tổng nguồn vốn (ROE)
17
Tỷ suất sinh lời trên tổng nguồn vốn được tính bằng cách lấy lợi nhuận sau thuế chia cho tổng nguồn vốn. Chỉ số này giúp cho nhà đầu tư biết được số vốn sở hữu mà doanh nghiệp bỏ ra để kinh doanh sẽ thu về được bao nhiêu lợi nhuận ròng.
ROE mà càng cao sẽ cho thấy hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp vô cùng hiệu quả, từ đó sẽ ảnh hưởng tích cực đến biến động giá cổ phiếu.
Hệ số giá trên thu nhập (P/E)
P/E là chỉ số đo lường mối quan hệ giữa giá trị thị trường và thu nhập trên một cổ phiếu. Chỉ số này cho thấy giá cổ phiếu hiện tại cao hơn thu nhập từ cổ phiếu đó bao nhiêu lần, hay nhà đầu tư phải trả giá cho một đồng thu nhập là bao nhiêu. Khi chỉ số P/E cao nghĩa là triển vọng công ty trong tương lai rất tốt, lợi nhuận công ty đem lại ít, rủi ro thấp và sẽ dự kiến trả cổ tức cao. Và chỉ số này cũng sẽ làm ảnh hưởng đến giá cổ phiếu của công ty.
Thu nhập trên một cổ phiếu (EPS)
EPS là khoản lợi nhuận sau thuế mà các nhà đầu tư thu được từ một cổ phiếu.
EPS còn được sử dụng như một cách đánh giá khả năng sinh ra lợi nhuận của một dự án, một công ty. Chỉ số này có thể phản ánh tình hình kinh doanh của một doanh nghiệp, nếu tình hình kết quả kinh doanh của doanh nghiệp tốt thì chỉ số EPS càng cao dẫn đến cổ phiếu của doanh nghiệp này càng hấp dẫn.
Khả năng thanh toán ngắn hạn
Khả năng thanh toán hiện hành= Tổng TSNH
Nợ ngắn hạn
Chỉ số này chỉ ra khả năng của một công ty trong việc dùng các TSNH như tiền mặt. HTK hay các khoản phải thu để chi trả cho các khoản nợ ngắn hạn của mình.
Chỉ số này càng cao chứng tỏ công ty có đủ tiềm lực để chi trả cho các khoản nợ trong ngắn hạn của mình điều đó có thể cho thấy công ty tốt.
Khả năng thanh toán nhanh= Tổng TSNH−HTK Nợ ngắn hạn
Chỉ số này cho biết liệu công ty có đủ tài sản ngắn hạn để trả cho các khoản nợ ngắn hạn mà không cần phải bán hàng tồn kho đi không. Tỷ số này phản ánh chính xác khả năng thanh toán hơn khả năng thanh toán hiện hành. Nếu doanh nghiệp nào có khả năng thanh toán nhanh nhỏ hơn 1 thì cần phải cân nhắc trước khi đầu tư vào doanh nghiệp.
18 1.2.3. Yếu tố tâm lý
Thị trường chứng khoán là một thị trường nhạy cảm với thông tin. Chính vì vậy nên khi có những thông tin tích cực hay là tiêu cực đều ảnh hưởng đến tâm lý nhà đầu tư. Tâm lý nhà đầu tư chính là yếu tố có ảnh hưởng nhiều tới quyết định mua bán, giao dịch của nhà đầu tư. Nhóm các yếu tố tâm lí bao gồm: tâm lý bầy đàn, tâm lý quá tự tin, tâm lý lạc quan quá mức và tâm lý sợ thua lỗ.
Tâm lý bầy đàn
Yếu tố tâm lý bầy đàn được dùng để chỉ sự bắt chước lẫn nhau của một nhóm các nhà đầu tư dẫn đến những quyết định giống nhau và theo đám đông. Hành vi của mỗi nhà đầu tư cá nhân trong đám đông chịu sự tác động và điều chỉnh từ những nhà đầu tư khác. Tâm lý bầy đàn sẽ tác động đến biến động giá cổ phiếu vô cùng mạnh khi có những tin đồn gây xấu đến cổ phiếu, nhà đầu tư sẽ lo ngại giá cổ phiếu giảm dẫn đến việc mọi người đua nhau bán tháo cổ phiếu để cắt lỗ, từ đó gây ra mức giá giảm sàn. Đây là một tâm lý ảnh hưởng rất nhiều tới biến động giá cổ phiếu.
Tâm lý quá tự tin
Tâm lý quá tự tin được dùng để chỉ nhà đầu tư tự tin quá mức về mục tiêu giá cổ phiếu. Nhà đầu tư có xu hướng tin rằng họ giỏi hơn những người khác cả về khả năng dự đoán cũng như là việc lựa chọn cổ phiếu tốt trong quyết định sẽ mua hay bán cổ phiếu. Tâm lý này sẽ tác động đến giá cổ phiếu có những biến động không ngờ khi mà thực tế thì đa số tỷ suất sinh lời sẽ không được như kì vọng của nhà đầu tư.
Tâm lý lạc quan quá mức
Tâm lý lạc quan quá mức của nhà đầu tư xuất phát từ sự quá tự tin. Họ có niềm tin rằng các quyết định đầu tư của họ xảy ra trong tương lai sẽ tốt hơn thực tế đang diễn ra. Ảnh hưởng của việc lạc quan quá mức là tích cực khi yếu tố tâm lý này kích thích đầu tư trên thị trường chứng khoán. Và ngược lại khi mà tâm lý lạc quan quá mức sẽ gây ra tác động tiêu cực trong trường hợp nhà đầu tư bất chấp rủi ro và không biết điểm dừng dù cho đang bị thua lỗ dẫn đến tâm lý bi quan quá mức.
Tâm lý sợ thua lỗ
Tâm lý sợ thua lỗ xảy ra khi nhà đầu tư đối mặt với rủi ro bằng cách giữ lại những mã chứng khoán đang bị giá thị trường thấp hơn giá mua nhiều và họ chờ cho giá tăng trở lại. Việc phải đưa ra quyết định giữ lại hoặc lựa chọn cắt lỗ sẽ khiến nhà
19
đầu tư rơi vào trạng thái tâm lý lo sợ rằng mình sẽ mắc sai lầm. Yếu tố tâm lý này xuất phát từ việc thiếu tự tin về bản thân, thiếu kiến thức và thiếu kinh nghiệm đầu tư. Tâm lý này cũng sẽ ảnh hưởng tới biến động giá của cổ phiếu khi các nhà đầu tư chưa cắt lỗ, hoặc sẽ giữ lại cổ phiếu.