Chương 2: Thực trạng ngành vận tải biển và biến động giá cổ phiếu ngành vận tải biển niêm yết trên TTCKVN
2.1 Thực trạng ngành vận tải biển
2.1.3. Giá cước vận chuyển
Trong năm 2021, thị trường vận tải biển quốc tế tiếp tục cho thấy mức độ căng thẳng hơn do sự xuất hiện dịch bệnh Covid-19 có biến chủng mới làm khả năng lây nhiễm cao vượt trội, hơn nữa lại xuất hiện những cú sốc lớn làm cho giá cước vận tải hàng hóa gia tăng liên tục, không ngừng nghỉ.
Cụ thể, vào những tháng đầu năm 2021, tình trạng tắc nghẽn cảng đã ngày càng nghiêm trọng, việc gia tăng giá cước vận tải biển và giá thuê tàu đã xuất hiện từ năm 2020 với mức độ phức tạp, gây sóng gió với các chủ cửa hàng, các doanh nghiệp trong nước. Vào tháng 3 năm 2021, tàu Ever Given đây là một trong số các tàu container lớn nhất thế giới đã gặp sự cố mắc kẹt làm gián đoạn tuyến đường vận tải biển quốc tế, gây khó khăn trong việc vận chuyển hàng hóa lưu thông trong suốt gần một tuần. Tiếp đó dịch bệnh Covid 19- với biến chủng Delta mới đã lây lan mạnh gây ảnh hưởng tới nhiều nước đặc biệt như Trung Quốc và Ấn Độ kéo theo nhiều vấn đề phức tạp về lưu thông quốc tế. Sự tác động của Trung Quốc do thực hiện chính sách
“Zero Covid” đã gây ra sự tắc nghẽn ở cảng biển Trung Quốc, hàng hóa không di chuyển được, ứ đọng hàng tồn kho làm tình hình vận chuyển ngày càng một khó khăn hơn. Tình trạng này gây ra khó khăn với cả doanh nghiệp trong và ngoài nước. Tình trạng nữa là do thiếu hụt nguồn nhân lực gây ra sự chậm trễ trong quá trình vận chuyển và xếp dỡ hàng hóa. Một số doanh nghiệp đã chuyển dần sang sử dụng tàu hàng rời để tiết kiệm hơn trong việc vận tải hàng hóa do hiện tượng khan hiếm container và giá cước vận tải ở mức cao.
28
Biểu đồ 2.4: Chỉ số giá cước vận tải hàng rời Baltic Dry Index (BDI)
Nguồn: Investing.com Giá cước vận chuyển hàng rời biến động mạnh và tăng liên tục từ năm 2021 cụ thể là chỉ số vận tải hàng khô vào tháng 9 lên tới đỉnh điểm đạt mức 5167 điểm.
Đây là mức tăng cao nhất trong 13 năm qua, do nhu cầu vận chuyển hàng rời cao, nguồn cung tàu thì hạn chế dẫn tới giá cước tăng cao.
Từ tháng 10/2021 giá cước vận tải hàng rời bắt đầu hạ nhiệt tới tháng 1 năm 2022. Sự sụt giảm cho thấy nhu cầu hàng hóa trên toàn cầu sau giai đoạn bùng nổ mạnh mẽ thêm nữa là mùa vận chuyển cao điểm (thường từ tháng 8-tháng 10) hiện đang giảm dần. Ngoài ra, Mỹ cũng có động thái yêu cầu một số cảng kéo dài thời gian hoạt động mỗi ngày và tăng cường hiệu quả hoạt động để giảm tình trạng tắc nghẽn cảng biển.
Từ tháng 1/2022 chỉ số vận tải hàng khô có sự tăng lên, đến tháng 3/2022 đang ở mức 2358 điểm. Giá cước vận tải tăng dần do nhiều quốc gia trong đó có cả Việt Nam, bắt đầu chuyển dần sang chiến lược sống chung với dịch bệnh, từ đó khiến chuỗi cung ứng được kết nối lại với nhau. Các doanh nghiệp đều đang bắt đầu khôi phục sản xuất trong điều kiện bình thường mới, để cung ứng các đơn hàng còn ứ đọng trong thời gian qua. Nhu cầu vận chuyển của doanh nghiệp cũng bắt đầu tăng mạnh trở lại. Gần đây, áp lực giá dầu cũng khiến cho chi phí vận tải đường biển chịu ảnh hưởng nên đây cũng sẽ là nguyên nhân làm thay đổi giá cước vận tải.
626635504 1799
135014881725
128312271366145216752046 3053
2596 33833292
4132 5167
3519 3018
2217 1418
20402358
0 1000 2000 3000 4000 5000 6000
Mar-20 Apr-20 May-20 Jun-20 Jul-20 Aug-20 Sep-20 Oct-20 Nov-20 Dec-20 Jan-21 Feb-21 Mar-21 Apr-21 May-21 Jun-21 Jul-21 Aug-21 Sep-21 Oct-21 Nov-21 Dec-21 Jan-22 Feb-22 Mar-22
29
Biều đồ 2.5: Drewry World Container Index (US $/40ft)
Nguồn: Drewry World Container Index Biểu đồ 2.6: Trade Routes from Shanghai (US $/40ft)
Nguồn: Drewry World Container Index Chi phí vận chuyển hàng container bằng đường biển năm 2021 vừa qua đã cho thấy chi phí có dấu hiệu tăng chóng mặt, lần lượt phá bỏ các kỷ lục về giá cước so với trước. Theo chỉ số tổng hợp trung bình của WCI, do Drewry đánh giá cho đến hết
6257 8062
9330 9818 10361
9669 9186 9304 9420 9477 8152
0 2000 4000 6000 8000 10000 12000
5742 8548 10503 11362 12172 10976 10085 10221 10691 11030 9112 7147
11180
13434 14136 15849
13554 13230 13094 13218 13160 11531 10174
11975
13352 13787 14558
14062 13475 13642 13687 13625 11099 9662
11448
12761 13464 13618 13123
12435 12832 12794 12759 11966
TH- Los Angeles TH- New York TH- Rotterdam TH- Genoa
30
năm 2021 là 9304 USD cho mỗi container 40ft, cao hơn 6096 USD so với mức trung bình 5 năm là 3208 USD cho mỗi container 40ft. Tính đến tháng 3 năm 2022, chỉ số tổng hợp cước vận chuyển container WCI giảm xuống còn 8152 USD cho mỗi container 40ft, nhưng cao hơn 66% so với cùng tuần năm 2021.
Giá cước vận tải trên tuyến Thượng Hải- Los Angeles tăng từ 5742 USD đến cuối năm 2021 là 10221 USD. Tuy nhiên, đến tháng 3 năm 2022, mức giá cước đã giảm xuống chỉ còn 9112 USD. Giá cước vận tải trên tuyến Thượng Hải- New York giảm từ 13094 USD vào 2021 xuống còn 11531 USD tới tháng 3 năm 2022. Giá cước vận tải từ Thượng Hải- Rotterdam vào tháng 3 năm 2022 là 11099 USD. Giá cước vận tải từ Thượng Hải- Genoa vào tháng 3 năm 2022 là 11966 USD. Nhìn chung, thì vào năm 2021, giá cước vận tải trên các tuyến đường tăng liên tục đến tháng 9 năm 2021. Từ tháng 10 năm 2021 thì giá cước vận tải trên các tuyến đường đều có dấu hiệu hạ nhiệt hơn so với trước, tuy nhiên mức chi phí vẫn được đánh giá là cao.