Chương 2: Thực trạng ngành vận tải biển và biến động giá cổ phiếu ngành vận tải biển niêm yết trên TTCKVN
2.2. Nghiên cứu nhân tố ảnh hưởng tới biến động giá cổ phiếu ngành vận tải biển niêm yết trên TTCK
2.2.1. Nhân tố vĩ mô
Mức tăng trưởng kinh tế (GDP)
Mức tăng trưởng kinh tế là một chỉ số chính được sử dụng để đánh giá sức khỏe nền kinh tế của một quốc gia. Chỉ số này có ảnh hưởng lớn tới các chính sách của một quốc gia như về kinh tế, lãi suất, tiền tệ. Sự phát triển ổn định và mang tính bền vững của nền kinh tế sẽ là nền tảng để phát triển cho các ngành nghề kinh doanh nói chung và ngành vận tải biển nói riêng. Sự phát triển của nền kinh tế tăng trưởng, cùng với sự vươn lên của hoạt động giao thương quốc tế sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận của các công ty vận tải biển. Một sự thay đổi đáng kể trong GDP, cho dù tăng hay giảm cũng sẽ ảnh hưởng nhiều tới thị trường chứng khoán và tiền tệ nên chính vì vậy đây là một chỉ tiêu rất quan trọng. Theo nghiên cứu của Mehr-un-Nisa và Nishat (2012) có nghiên cứu ảnh hưởng của GDP đến giá cổ phiếu niêm yết trên thị trường chứng khoán Karachi (Pakistan) đã chỉ ra GDP tác động cùng chiều và rất mạnh mẽ lên giá cổ phiếu. Chính vì vậy GDP sẽ là một chỉ tiêu để tác giả đưa vào nghiên cứu.
Giá dầu Brent
31
Dầu là một trong những nguyên liệu chính cho tất cả các hoạt động của nền kinh tế. Sự biến động giá dầu sẽ làm tăng chi phí sản xuất, dẫn đến lợi nhuận có thể bị giảm tạo áp lực lên toàn bộ giá chứng khoán. Giá dầu thay đổi có ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp vận tải biển do chi phí nguyên vật liệu chiếm đến 30-35% tổng chi phí. Vì vậy khi giá dầu tăng sẽ là nguyên nhân làm tăng chi phí, ảnh hưởng tới lợi nhuận của các doanh nghiệp vận tải biển.
Theo như nghiên cứu về chỉ số chứng khoán Châu Á Thái Bình Dương (MSCI) của Tunah (2010) cho thấy giá dầu có những biến động khá tương đồng đối với giá chứng khoán. Theo nghiên cứu của Khaled Husainey và Lê Khanh Ngọc (2009) cũng cho kết quả như trên.
Tỷ giá hối đoái
Tỷ giá là một yếu tố quan trọng đối với hoạt động xuất, nhập khẩu hàng hóa của các doanh nghiệp trong và ngoài nước. Trong hoạt động kinh doanh vận tải biển thì đa số doanh thu và chi phí phải trả đều phải quy đổi bằng đồng ngoại tệ để trả cho nhà môi giới hoặc doanh nghiệp nước ngoài. Chính vì vậy, biến động tỷ giá hối đoái là một nhân tố ảnh hưởng khá nhiều tới lợi nhuận của các doanh nghiệp vận tải biển.
Theo nghiên cứu của Gan, Lee và Zhang (2006), Narayan, P.K và Narayan, S. (2010) cho thấy mối quan hệ giữa tỷ giá hối đoái và giá chứng khoán là cùng chiều. Theo nghiên cứu của Aurangzeb (2012) cũng cho thấy tỷ giá hối đoái có mối quan hệ tương quan thuận với giá cổ phiếu.
Tỷ lệ lạm phát
Tỷ lệ lạm phát là chỉ số tính theo phần trăm để phản ánh mức thay đổi tương đối của giá hàng tiêu dùng theo thời gian. Lạm phát của các quốc gia mà ở mức cao sẽ gây ra ảnh hưởng xấu tới mọi mặt của đời sống kinh tế, chính trị và xã hội của quốc gia đó. Khi nền kinh tế quốc gia đang trong trạng thái mất ổn định thì sẽ làm ảnh hưởng tới chi phí và lợi nhuận của các doanh nghiệp trong toàn ngành nói chung và ngành vận tải biển nói riêng. Lạm phát do ảnh hưởng của vấn đề tăng giá nguyên vật liệu trên thế giới như việc tăng giá dầu sẽ là nguyên nhân trực tiếp ảnh hưởng đến chi phí chung và giảm lợi nhuận của các doanh nghiệp vận tải biển. Theo nghiên cứu của Gjerde và Saettem (1999) cho kết quả là không có mối quan hệ nào giữa giá cổ phiếu và tỷ lệ lạm phát. Với nghiên cứu của Faris Nasif AL- Shubiri (2010) tại thị
32
trường chứng khoán Amman ở Jordan cũng cho thấy lạm phát có tác động ngược chiều với giá của cổ phiếu.
2.2.2. Nhân tố vi mô
Tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản (ROA)
ROA là chỉ tiêu đo lường khả năng sinh lời trên mỗi đồng tài sản của doanh nghiệp. Đây là chỉ tiêu quan trọng đối với mỗi doanh nghiệp do nhằm đánh giá hiệu quả trong việc sử dụng tài sản của doanh nghiệp. Một tỷ lệ ROA thấp sẽ cho thấy năng lực quản trị tài sản của doanh nghiệp vận tải biển không hiệu quả. ROA là chỉ tiêu phụ thuộc nhiều vào tình hình kinh doanh của doanh nghiệp vận tải biển, kết quả kinh doanh của doanh nghiệp tốt từ đó mới đem lại lợi nhuận cao, ROA tăng lên.
Theo như nghiên cứu của Saeidi và Okhli (2012) đã chỉ ra mối quan hệ của ROA lên giá cổ phiếu trên Sở giao dịch CK Tehran là có một mối tương quan cao. Còn theo nghiên cứu của Idawati và Wahyudi (2015) cũng cho thấy ROA và giá cổ phiếu có quan hệ tích cực. Chính vì vậy chỉ số này sẽ được tác giả đưa vào mô hình nghiên cứu.
Hệ số giá trên thu nhập (P/E)
P/E là một trong những chỉ số phân tích quan trọng trong quyết định đầu tư chứng khoán của NĐT. Tỷ số này được các NĐT ưa chuộng dùng để phân tích chứng khoán do nó phản ánh kì vọng của TTCK lên giá cổ phiếu chính vì vậy đây là chỉ số được coi là quan trọng với các doanh nghiệp vận tải biển. Theo như nghiên cứu của Uddin và cộng sự (2013) tại Sở giao dịch CK Dhaka cho thấy P/E có mối quan hệ tương quan thuận với giá cổ phiếu. Còn nghiên cứu của Malhotra & Tandon (2013) trên thị trường CK National Stock Exchange cũng cho thấy P/E có tác động cùng chiều với giá cổ phiếu của doanh nghiệp.
Thu nhập trên một cổ phiếu (EPS)
EPS là một chỉ số quan trọng đối với mỗi DN. Thu nhập trên mỗi cổ phiếu chỉ ra được nhiều thông tin kế toán quan trọng nhằm để xác định giá cổ phiếu. Việc tính toán và trình bày EPS còn được dùng như một công cụ để đánh giá việc thực hiện của ban quản trị điều hành doanh nghiệp. Một chỉ số EPS cao sẽ cho thấy việc điều hành doanh nghiệp của doanh nghiệp đó là hiệu quả. Nhà đầu tư sẽ xem xét và so sánh chỉ số này với các doanh nghiệp vận tải biển cùng ngành để đưa ra quyết định đầu tư vào
33
doanh nghiệp mà họ kì vọng sẽ mang lại hiệu quả đầu tư cao. Cũng theo nghiên cứu của Uddin và cộng sự (2013) tại Sở giao dịch CK Dhaka cho thấy mối quan hệ giữa EPS với giá cổ phiếu là tương quan thuận. Còn với nghiên cứu của Trương Đông Lộc (2014) trên HOSE cho thấy EPS có tương quan tỷ lệ thuận với sự thay đổi giá của các cổ phiếu.
Quy mô doanh nghiệp (SIZE)
Quy mô doanh nghiệp cũng có tác động tới giá cổ phiếu ngành vận tải biển.
Quy mô doanh nghiệp biểu hiện ở quy mô tổng tài sản và các nguồn nhân lực liên quan. Các doanh nghiệp vận tải biển lớn, quy mô to sẽ có nhiều tàu, thiết bị có thể cung cấp vận chuyển hàng hóa tốt hơn. Quy mô lớn sẽ tạo nên ưu thế cạnh tranh với các doanh nghiệp khác trong cùng ngành. Theo nghiên cứu của R. Zeitun và G.G Tian (2007) cho thấy rằng quy mô doanh nghiệp có ảnh hưởng tích cực đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp dẫn tới tác động đến giá cổ phiếu DN. Còn theo nghiên cứu của Ths. Nguyễn Ngọc Thức và ThS. Bùi Ngọc Toản (2018) trên thị trường chứng khoán Việt Nam cũng cho thấy SIZE có tác động cùng chiều với biến động giá cổ phiếu.