Đội tàu và thị phần

Một phần của tài liệu Nghiên cứu nhân tố ảnh hưởng đến biến động giá cổ phiếu ngành vận tải biển niêm yết trên ttck việt nam (Trang 30 - 33)

Chương 2: Thực trạng ngành vận tải biển và biến động giá cổ phiếu ngành vận tải biển niêm yết trên TTCKVN

2.1 Thực trạng ngành vận tải biển

2.1.1. Đội tàu và thị phần

Thị phần vận tải hàng hóa xuất, nhập khẩu của đội tàu Việt Nam ngày càng giảm đi, chủ yếu thị phần do các hãng tàu nước ngoài chiếm lĩnh. Theo số liệu của Cục Hàng Hải Việt Nam, thị phần vận tải của đội tàu Việt Nam năm 2015 ước tính được 11%, năm 2018 còn 7% và tới năm 2021 thị phần đã giảm còn khoảng 6%. Năm 2021, số lượng đội tàu biển của Việt Nam được 1563 tàu, với tổng dung tích khoảng 7,7 triệu GT, tổng trọng tải đạt khoảng 12,7 triệu DWT. Trong số đó, số lượng đội tàu vận tải biển chuyên dụng có 1043 tàu với tổng dung tích khoảng 6,67 triệu GT và tổng trọng tải đạt khoảng 11,3 triệu DWT, chủ yếu là tàu cỡ nhỏ (dưới 5000GT) và tàu trung bình (5000 GT đến 10000 GT). Qua số liệu chỉ ra cho thấy rằng số lượng đội tàu vận tải biển vẫn đang có một thị phần khá là thấp so với thị trường vận tải quốc tế, đặc biệt lại đặt trong bối cảnh Việt Nam đang hội nhập kinh tế quốc tế, quá trình toàn cầu hóa đang diễn ra chính vì vậy việc cải thiện và nâng cao đẩy mạnh phát triển đội tàu Việt Nam là một nhiệm vụ quan trọng mà nhà nước nên quan tâm.

Biểu đồ 2.1: Cơ cấu đội tàu vận tải biển Việt Nam theo loại tàu vận tải

Nguồn: Cục Hàng Hải Việt Nam

1052

171

36

161

10 45

625

109

39

187

19 64

0 200 400 600 800 1000 1200

Hàng tổng hợp Hàng rời Container Dầu, hóa chất Khí, hóa lỏng Khách 2015 2021

23

Theo số liệu của Cục Hàng hải Việt Nam, năm 2021 cơ cấu đội tàu của Việt Nam đã có sự thay đổi hơn so với năm 2015. Cụ thể là đã có sự dịch chuyển về cơ cấu các nhóm tàu trong việc vận chuyển hàng hóa của Việt Nam. Với số lượng nhóm tàu hàng tổng hợp vào năm 2015 có 1052 tàu thì vào năm 2021 đã có sự thay đổi rõ ràng khi số lượng giảm chỉ còn 625 tàu. Tuy nhiên việc giảm mạnh về số lượng như vậy nhưng đây vẫn là loại tàu chiếm tỷ trọng cao nhất trong đội tàu vận tải biển Việt Nam. Năm 2015, tàu hàng rời có số lượng tới 171 tàu thì đến năm 2021 đã giảm xuống còn 109 tàu, thị phần cũng giảm đi đáng kể, nhóm tàu hàng rời đứng vị trí thứ ba về số lượng. Còn đối với tàu container đã tăng từ 36 lên 39 tàu, tuy nhiên mức tăng số lượng tàu loại này khá là thấp trong bối cảnh nền kinh tế hội nhập, phát triển giao thương mại quốc tế đang diễn ra mạnh mẽ. Nhóm tàu dầu, hóa chất tăng lên từ 161 tàu lên 187 tàu, số lượng tăng lên cho thấy nhóm tàu này có sự tăng trưởng tích cực với mức độ tăng đều nên đây là nhóm tàu có số lượng nhiều thứ 2 trong tổng số lượng tàu. Nhóm khí, hóa lỏng cũng có sự tăng lên từ 10 lên 19 tàu, mức tăng trưởng về số lượng là ở mức cao hơn nhiều so với nhóm tàu khác tuy nhiên so về tỷ trọng thì đây vẫn còn ít. Cuối cùng, là tàu khách tăng lên từ 45 tàu lên 64 tàu, số lượng tàu tăng đáng kể nhưng chủ yếu là các tàu phục vụ bờ ra đảo.

Hiện nay, tuổi tàu bình quân của đội tàu Việt Nam đang được đánh giá là trẻ hơn so với tuổi bình quân trên thế giới. Theo UNCTAD, tuổi tàu bình quân của thế giới hiện là 21,8 tuổi còn Việt Nam hiện nay là 15,5 tuổi nên cho thấy mức độ trẻ hóa của tàu Việt Nam có lợi thế nhất định so với thế giới. Cụ thể hơn thì tuổi trung bình trẻ nhất trong đội tàu Việt Nam là tàu chở khách là 7,9 tuổi do đây là nhóm tàu được thường xuyên thay đổi để đáp ứng phục vụ nhu cầu của khách một cách linh hoạt. Tiếp theo là nhóm tàu container là 17,7 tuổi và nhóm tàu dầu, hóa chất là 17,6 tuổi. Hai nhóm tàu này vẫn rất trẻ về tuổi tàu so với tuổi tàu bình quân trên thế giới. Cuối cùng là nhóm tàu có độ tuổi cao nhất là tàu khí, hóa lỏng với số tuổi là 23,6 tuổi.

24

Biểu đồ 2.2: Đội tàu biển mang cờ quốc tịch nước ngoài thuộc sở hữu của doanh nghiệp Việt Nam

Nguồn: Cục Hàng Hải Việt Nam Theo số liệu của Cục Hàng Hải Việt Nam, vào năm 2013, số lượng tàu mang cờ nước ngoài thuộc sở hữu của doanh nghiệp Việt Nam chỉ có 74 tàu và đến năm 2020 thì mức tăng đã lên gấp đôi với số lượng là 150 tàu. Về khối lượng trọng tải thì vào năm 2013 trọng tải đạt được 1.300.000 DWT đến năm 2020 thì đã lên 2.357.000 DWT, mức trọng tải cũng được tăng lên cao rõ ràng, giúp vận chuyển được hàng hóa với khối lượng nhiều hơn. Mức tăng này chiếm tới 21% so với tổng đội tàu mang cờ quốc tịch Việt Nam. Cuối cùng là về trọng tải bình quân được 15.713 DWT/ tàu tương đương với 144% trọng tải bình quân của đội tàu mang cờ quốc tịch Việt Nam.

Với số lượng tàu tăng gấp đôi cho thấy doanh nghiệp Việt Nam đang có xu hướng đầu tư nhiều vào các tàu mang cờ quốc tịch nước ngoài. Doanh nghiệp Việt Nam hiện nay đầu tư khá nhiều vào các tàu mang cờ quốc tịch nước ngoài. Nguyên nhân có thể do các doanh nghiệp muốn giảm thiểu mức chi phí mua tàu bằng cách sẽ mua những tàu có trọng tải lớn và có đặc điểm là tàu nhiều tuổi chính vì thế sẽ tiết kiệm chi phí hơn so với đầu tư vào đội tàu mang cờ quốc tịch Việt Nam. Nguyên nhân thứ hai có lẽ là để tránh được một số loại thuế và phí hơn so với đội tàu trong nước, và nguyên nhân cuối cùng là để có thể thuận tiện cho việc vận tải các chuyến

74

1300

17568

150

2357

15713

0 2000 4000 6000 8000 10000 12000 14000 16000 18000 20000

Tổng số tàu nước ngoài) Tổng DWT( triệu) Trung bình DWT/ tàu 2013 2020

25

tàu quốc tế hơn và việc cho thuê tàu định hạn. Việc đầu tư nhiều vào đội tàu mang cờ quốc tịch nước ngoài sẽ có tác động làm giảm thị phần đối với đội tàu mang cờ quốc tịch Việt Nam và đồng thời nhà nước cũng không thu được một khoản thuế, phí khi tàu mang cờ quốc tịch nước ngoài.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu nhân tố ảnh hưởng đến biến động giá cổ phiếu ngành vận tải biển niêm yết trên ttck việt nam (Trang 30 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)