Nội dung và chỉ tiêu đánh giá năng lực cạnh tranh của ngân hàng thương mại 11 1. Nội dung đánh giá năng lực cạnh tranh của ngân hàng thương mại

Một phần của tài liệu Năng lực cạnh tranh tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh tỉnh tuyên quang (Trang 21 - 28)

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

1.2. Nội dung và chỉ tiêu đánh giá năng lực cạnh tranh của ngân hàng thương mại 11 1. Nội dung đánh giá năng lực cạnh tranh của ngân hàng thương mại

1.2.1. Nội dung đánh giá năng lực cạnh tranh của ngân hàng thương mại 1.2.1.1. Năng lực tài chính

Năng lực tài chính là chìa khóa, là phương tiện để biến các ý tưởng trong kinh doanh thành hiện thực. Sử dụng hiệu quả nguồn vốn sẽ góp phần quyết định sự thành bại của doanh nghiệp, chính vì vậy bất kỳ một doanh nghiệp nào dù lớn hay nhỏ, dù to hay bé thì đều quan tâm đến năng lực tài chính và vấn đề nâng cao hiệu

quả sử dụng vốn. Vì vậy, năng lực tài chính được xem là cốt lõi của năng lực cạnh tranh. Năng lực tài chính dưới góc độ một NHTM được đo lường bằng một số tiêu chí cơ bản sau:

- Nguồn vốn huy động quyết định tới quy mô và chiến lược kinh doanh, là cơ sở để NHTM thực hiện các khoản đầu tư cho vay ngắn, trung hay dài hạn. Khi xem xét đến nguồn vốn huy động, cần xem xét đến cơ cấu nguồn vốn theo đối tượng, kỳ hạn và mức độ ổn định của nguồn vốn.

- Dư nợ tín dụng là khoản đầu tư cho vay của NHTM đối với các tổ chức và cá nhân với thời gian và lãi suất nhất định. Do vậy, NHTM thường sử dụng một số chỉ tiêu cơ bản như cơ cấu cho vay; Tốc độ tăng trưởng đầu tư cho vay là mức so sánh giữa mức tăng dư nợ ở các thời kỳ kế tiếp nhau.

- Tốc độ tăng trưởng dư nợ tín dụng cao hay thấp phụ thuộc vào từng NHTM qua từng thời kỳ do nhu cầu hay gia tăng phát sinh nợ xấu. Do vậy, kết cấu nguồn vốn - dư nợ giữa ngắn hạn, trung và dài hạn đóng vai trò chủ yếu để đánh giá khả năng thanh khoản và là chỉ tiêu quan trọng đánh giá NLCT của một NHTM.

- Chất lượng tín dụng: Chất lượng tín dụng chủ yếu đo bằng tỷ lệ nợ xấu trong tổng dư nợ. Nếu tỷ lệ này thấp cho thấy chất lượng tín dụng của ngân hàng đó tốt, tình hình tài chính của ngân hàng đó là lành mạnh ngược lại, nếu tỷ lệ này cao chứng tỏ ngân hàng quản lý tín dụng chưa tốt, tình hình tài chính cần được quan tâm.

Khi năng lực tài chính càng lớn sẽ giúp cho các ngân hàng thương mại có điều kiện để đầu tư phát triển con người, cơ sở hạ tầng, mạng lưới từ đó gia tăng NLCT của chi nhánh.

1.2.1.2. Năng lực công nghệ

Năng lực công nghệ của NHTM phụ thuộc hoàn toàn vào năng lực công nghệ của ngân hàng mẹ. Theo đó, nếu ngân hàng mẹ có năng lực công nghệ tốt sẽ giúp cho chi nhánh có năng lực công nghệ tốt và ngược lại.

Trong thời đại ngày nay, hiệu quả hoạt động ngân hàng phụ thuộc rất lớn vào mức độ áp dụng công nghệ ngân hàng tiên tiến. Bởi vì công nghệ hiện đại cho phép

các ngân hàng cung cấp đa dạng sản phẩm dịch vụ hiện đại với giá thành hạ, tự động hóa các nghiệp vụ, dịch vụ ngân hàng. Việc đầu tư vào trang thiết bị hiện đại cũng cho phép các ngân hàng thực hiện chính xác hơn, nhanh hơn các nghiệp vụ nhờ đó giảm thiểu rủi ro, nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng (Nguyễn Kim Thài, 2012).

Thường người ta so sánh năng lực cạnh tranh giữa các NHTM với nhau trên các tiêu chí: đã áp dụng mạnh mẽ công nghệ thông tin hay chưa; đã ứng dụng công nghệ thông tin trong thanh toán liên ngân hàng và thanh toán nội bộ ngân hàng hay chưa; đã ứng dụng công nghệ thông tin để quản lý vốn ngoại tệ tập trung hay chưa;

mức độ ứng dụng dịch vụ ngân hàng điện tử, triển khai ứng dụng thanh toán Swift (Society for Worldwide Interbank and Financial Telecommunication – Swift), dịch vụ thẻ… Bởi vì ứng dụng công nghệ thông tin đa dạng trong các lĩnh vực kể trên cho phép NHTM giảm chi phí bình quân trên một đơn vị sản phẩm nhờ mở rộng quy mô hoạt động của ngân hàng và nhờ tăng cường khả năngkhai thác quy mô hoạt động công nghệ ngân hàng.

Khả năng nâng cấp và đổi mới công nghệ cũng là một trong những tiêu chí đo lường năng lực cạnh tranh của các NHTM. Khả năng đổi mới công nghệ cho phép NHTM tiến nhanh, vững chắc và chủ động về phía trước hơn các ngân hàng không có được khả năng này (Hoàng Nguyên Khai, 2014).

Nói cách khác, cho dù các sản phẩm dịch vụ ngân hàng có thể giống nhau, nhưng ngân hàng nào có trình độ công nghệ cao thì ngân hàng đó thu hút được nhiều khách hàng hơn, mở rộng được thị phần hơn và năng lực cạnh tranh cũng mạnh hơn.

1.2.1.3. Mạng lưới giao dịch

Mạng lưới giao dịch của NHTM được hiểu là hệ thống các chi nhánh, PGD trên địa bàn địa phương.Nếu xét về quy mô của kênh phân phối, một NHTM có mạng lưới hoạt động rộng khắp ở địa phương thì khả năng tiếp xúc với khách hàng cao. Trong quá trình hoạt động, cácNHTM luôn cố gắng xây dựng thêm những điểm giao dịch mới trên địa bàn nhằm mở rộng mạng lưới hoạt động, tăng khả năng

tiếp xúc khách hàng, qua đó gia tăng thị phần cũng như đáp ứng kịp thời nhu cầu ngày càng cao của KH. Các tiêu chí đánh giá mạng lưới giao dịch bao gồm (Hoàng Nguyên Khai, 2014):

- Số lượng chi nhánh, phòng giao dịch trên địa bàn hoạt động - Số lượng ATM, POS trên địa bàn hoạt động

Khi ngân hàng có mạng lưới giao dịch rộng khắp trên địa bàn hoạt động sẽ giúp NHTMdễ dàng hơn trong việc tiếp cận với khách hàng. Từ đó giúp cho NHTM dễ dàng hơn trong việc đạt được mục tiêu hoạt động so với các NHTM khác, gia tăng cạnh tranh đối với NHTM trên địa bàn hoạt động.

1.2.1.4. Năng lực sản phẩm, dịch vụ

Về cơ bản, các NHTM cung cấp các sản phẩm dịch vụ ngân hàng theo các danh mục sản phẩm của ngân hàng mẹ. Do đó, năng lực về sản phẩm ngân hàng chi nhánh phụ thuộc vào năng lực sản phẩm của ngân hàng mẹ. Ngân hàng mẹcó mạng lưới sản phẩm dịch vụ đa dạng, phong phú phục vụ được đông đảo đối tượng khách hàng sẽ được đánh giá cao hơn các ngân hàng khác và ngược lại. Nhìn chung danh mục các dịch vụ đầy ấn tượng do ngân hàng cung cấp tạo ra sự thuận lợi rất lớn cho khách hàng, hỗ trợ khách hàng thỏa mãn hầu hết các nhu cầu liên quan đến tiền của mình tại một ngân hàng và một địa điểm. Đa dạng hóa và nâng cao mức tiện dụng của các loại hình dịch vụ ngân hàng là một trong những yếu tố thu hút khách hàng rất hiệu quả. Nên năng lực về sản phẩm dịch vụ là một trong những tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh của NHTM (Nguyễn Kim Thài, 2012).

1.2.1.5. Uy tín và thương hiệu ngân hàng

Hoạt động trong lĩnh vực NH luôn gắn liền với yếu tố uy tín của NHTM. Tâm lý của người tiêu dùng là yếu tố quyết định đến sự sống còn hoạt động của các NHTM với hiệu ứng dây chuyền tâm lý do người tiêu dùng mang lại. Vì thế, danh tiếng và uy tín của NHTM là yếu tố nội lực vô cùng to lớn, nó quyết định sự thành công hay thất bại của NH đó trên thương trường. Việc gia tăng thị phần, mở rộng mạng lưới hoạt động, tăng cường thu nhập phụ thuộc rất nhiều vào uy tín của NHTM.Tuy nhiên, uy tín của NHTM không phải được tạo ra trong một chốc một lát

mà nó là cả một quá trình. Trải qua một thời gian khá dài, thông qua quy mô hoạt động, đội ngũ nhân viên, việc ứng dụng các sản phẩm mang tính công nghệ cao, việc đáp ứng đầy đủ và thỏa đáng các nhu cầu của khách hàng. Vì vậy, để tạo được uy tín và danh tiếng trên thương trường, các NHTM phải luôn nỗ lực hoàn thiện bản thân và cải tiến sản phẩm, dịch vụ để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng.

Uy tín của ngân hàng càng cao sẽ giúp cho ngân hàng thương mại dễ dàng hơn trong việc duy trì thị phần, đạt được mục tiêu nghiên cứu, gia tăng năng lực cạnh tranh. Ngược lai, uy tín của ngân hàng thấp sẽ khiến cho ngân hàng thương mại khó khăn hơn trong việc duy trì, mở rộng thị phần, gia tăng lợi nhuận. Điều này cho thấy, uy tín ngân hàng là một nhân tố có tác động tích cực đến năng lực cạnh tranh của ngân hàng thương mại (Hoàng Nguyên Khai, 2014; Lê Trúc Thuận, 2020).

Dưới góc độ NHTM, uy tín và thương hiệu của NHTM bị phụ thuộc trực tiếp vào uy tín và thương hiệu của ngân hàng mẹ. Ngân hàng thương mại mẹ có uy tín và thương hiệu ngân hàng tốt sẽ tạo điều kiện cho các NHTM tăng năng lực cạnh tranh trên khía cạnh uy tín, thương hiệu và ngược lại.

Bên cạnh đó, NHTM có thể nâng cao uy tín, thương hiệu tại địa bàn hoạt động thông qua các hoạt động quảng bá cùng với các hoạt động thể hiện trách nhiệm xã hội của NHTM trên địa bàn hoạt động.

1.2.1.6. Nguồn nhân lực

Vốn quý nhất của bất kỳ ngân hàng nào cũng chính là yếu tố con người. Sử dụng một cách có hiệu quả những người có trình độ kỹ năng và đạo đức tốt, cá tính tốt là điều kiện then chốt để thành công.

Nếu NHTM sở hữu những cán bộ có trình độ quản lý, điều hành tốt, họ sẽ giúp cho ngân hàng giảm bớt được rất nhiều chi phí như: chi phí rủi ro, chi phí tiền lương, chi phí vật chất, tạo điều kiện cho ngân hàng hoạt động có hiệu quả. Quản lý tốt cũng có nghĩa là sử dụng đúng người, đúng chỗ, biết cách tổ chức điều hành công việc, biết giám sát kiểm tra, quản lý chặt chẽ, biết phân chia trách nhiệm rõ ràng cho từng phòng ban, biết chú trọng vào những nhiệm vụ trọng tâm trọng điểm.

Sự tài giỏi của nhà lãnh đạo điều hành, đội ngũ nhân viên thành thạo kỹ năng, tuân

thủ đạo đức, kỷ luật nghề nghiệp, có trình độ cao, thái độ phục vụ khách hàng tận tâm chắc chắn sẽ tạo ra những sản phẩm dịch vụ tốt, nâng cao uy tín ngân hàng, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng.

1.2.2. Chỉ tiêu đánh giá kết quả năng lực cạnh tranh của ngân hàng thương mại Để đánh giá được năng lực cạnh tranh của 1 NHTM thường có nhiều các chỉ tiêu được sử dụng phổ biến. Theo Võ Xuân Vinh và Dương Thị Ánh Tiên (2017);

Hoàng Nguyên Khai (2014), các chỉ tiêu được sử dụng để đánh giá năng lực cạnh tranh của NHTM phải kể đến bao gồm: Chỉ số Lerner; Tốc độ tăng trưởng doanh thu của NHTM; Tốc độ tăng trưởng lợi nhuận; Hiệu quả hoạt động; Sự gia tăng về thị phần. Tuy nhiên, dưới góc độ của một NHTM thì việc xác định, tính toán chỉ số Lerner là không thực hiện được do việc xác định giá cả, chi phí cận biên gặp khó khăn đối với NHTM. Do đó, trong phạm vi nghiên cứu của Luận văn, tác giả sử dụng các tiêu chí trên (trừ tiêu chí về chỉ số Lerner) làm chỉ tiêu đánh giá năng lực cạnh tranh của NHTM.

* Tốc độ tăng trưởng doanh thu của ngân hàng thương mại

Một trong những mục tiêu quan trọng của hoạt động nâng cao năng lực cạnh tranh của NHTM để đạt được kết quả kinh doanh cao hơn so với đối thủ cạnh tranh.

Do đó, tốc độ tăng trưởng doanh thu của NHTM là một chỉ tiêu quan trọng thể hiện kết quả của năng lực cạnh tranh của ngân hàng thương mại.

Tốc độ tăng trưởng

doanh thu (%) =

(Doanh thu (n) – Doanh thu (n-1)) x 100%

Doanh thu (n-1)

Tốc độ tăng trưởng doanh thu của NHTM càng cao và cao hơn tương đối so với các đối thủ cạnh tranh cho thấy năng lực cạnh tranh của NHTM càng cao và ngược lại (Trần Nguyên Khai, 2014).

* Tốc độ tăng trưởng lợi nhuận

Cũng tương tự như doanh thu, tốc độ lợi nhuận là một chỉ tiêu quan trọng để đánh giá năng lực cạnh tranh của NHTM. Theo đó, tốc độ tăng trưởng lợi nhuận càng cao và ổn định thể hiện năng lực cạnh của NHTM là càng lớn.

Tốc độ tăng trưởng lợi

nhuận (%) =

(Lợi nhuận (n) – Lợi nhuận (n-1)) x 100%

Lợi nhuận (n-1)

* Hiệu quả hoạt động

Đây là chỉ tiêu cụ thể nhất phản ánh quy mô, chất lượng và hiệu quả của quá trình hoạt động, định hướng kinh doanh, năng lực cạnh tranh của ngân hàng. Thông thường khi đánh giá khả năng sinh lời của ngân hàng. Dưới góc độ một chi nhánh, các chỉ số để đánh giá được hiệu quả hoạt động cụ thể như sau:

Tỷ lệ LNTT/ Tổng

doanh thu(%) = LN trước thuế x 100%

Tổng doanh thu

Tỷ lệ này cho biết một đồng doanh thu sinh ra bao nhiêu đồng lợi nhuận cho ngân hàng. Tỷ lệ này càng cao thì năng lực cạnh tranh của NHTM càng tốt và ngược lại.

+ Tỷ lệ LNTT/Tổng chi phí (%) Tỷ lệ LNTT/Tổng chi

phí (%) = LN trước thuế x 100%

Tổng chi phí

Tỷ lệ này cho biết 1 đồng chi phí sinh ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận. Tỷ lệ này càng cao cho thấy được hiệu quả trong việc tiết kiệm chi phí, gia tăng năng lực cạnh tranh của các NHTM.

+ Tỷ lệ LNTT/Tổng tài sản bình quân Tỷ lệ LNTT/TTS

bình quân (%) = LN trước thuế x 100%

Tổng tài sản bình quân

Tỷ lệ này cho biết 1 đồng TTS bình quân sinh ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế. Tỷ lệ này càng cao cho biết được hiệu quả sinh lời của tổng tài sản càng tốt và ngược lại.

+ Tỷ lệ chi phí quản lý Tỷ lệ chi phí quản

lý/tổng chi phí (%) = Chi phí quản lý x 100%

Tổng chi phí

Tỷ lệ chi phí quản lý cho biết mức độ hiệu quả trong hoạt động tổ chức bộ máy điều hành. Tỷ lệ chi phí quản lý càng thấp cho thấy được hiệu quả quản lý của bộ máy càng cao và ngược lại.

* Sự gia tăng về thị phần

Thị phần chỉ tiêu quan trọng nhất thể hiện năng lực cạnh tranh của ngân hàng thương mại. Thị phần thể hiện khả năng chiếm lĩnh thị trường của NHTM so với các NHTM khác. Khi năng lực cạnh tranh cao thì sẽ giúp cho NHTM có những lợi thế cạnh tranh tương đối so với các NHTM khác. Thị phần càng cao và có xu hướng gia tăng cho biết được năng lực cạnh tranh của NHTM so với các NHTM khác càng lớn và ngược lại. Trong phạm vi nghiên cứu của Luận văn, tác giả tập trung vào thị phần huy động vốn và thị phần dư nợ tín dụng vì đây là hai hoạt động chính của NHTM.

Thị phần hoạt động

huy động vốn (%) = Nguồn vốn huy động của NHTM x 100%

Tổng nguồn vốn huy động trên địa bàn

Thị phần hoạt động

tín dụng (%) = Dư nợ tín dụng của NHTM x 100%

Tổng dư nợ tín dụng trên địa bàn

Một phần của tài liệu Năng lực cạnh tranh tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh tỉnh tuyên quang (Trang 21 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)