Các yếu tố khách quan

Một phần của tài liệu Năng lực cạnh tranh tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh tỉnh tuyên quang (Trang 30 - 34)

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của ngân hàng thương mại

1.3.2. Các yếu tố khách quan

1.3.2.1. Các yếu tố thuộc môi trường vĩ mô

Thứ nhất, môi trường thể chế - Chính trị - Luật pháp

Các nhà kinh doanh ngân hàng khi đưa ra quyết định chiến lược kinh doanh đều cân nhắc đến sự ổn định chính trị và vị thế trên trường quốc tế của một quốc gia, bao gồm: Thể chế đường lối, chế độ chính sách môi trường chính trị; quan hệ đảng phái và sự hòa hợp giữa các đảng phái; tôn giáo, tín ngưỡng và quan hệ chính trị với quốc gia hác. Hệ thống NHTM là sợi chỉ đỏ xuyết suốt trong hoạt động kinh tế, chịu sự tác động trực tiếp và mạnh mẽ đến nền kinh tế và các yếu tố môi trường chính trị hơn bất cứ loại hình kinh doanh nào. Không chỉ thực hiện các hoạt động kinh doanh sinh lời, hệ thống NHTM còn là thành phần hông thể thiếu trong hệ thống chính sách tiền tệ của mỗi quốc gia, trực tiếp tham gia vào quá trình cung tiền của nền kinh tế và tác động lên các biến số kinh tế cơ bản khác như: Lạm phát; lãi suất, tỷ giá, cán cân… Do sự tác động lớn của yếu tố chính trị và luật pháp như:

Luật cạnh tranh; các luật thuế; luật đất đai; luật dân sự; luật hình sự…, NHTM sẽ điều chỉnh lựa chọn các ngành, nghề ưu tiên đầu tư hay hạn chế.

Thứ hai, môi trường kinh tế

- Tăng trưởng kinh tế, và mức tăng thu nhập bình quân đầu người (GDP) tác động mạnh mẽ trực tiếp tới chiến lược kinh doanh. Khi nền kinh tế trong thời kỳ thịnh vượng, ổn định, mức cầu của nền kinh tế tăng là cơ hội cho các NHTM huy động nguồn vốn nhàn rỗi, mở rộng các sản phẩm DVNH và đặc biệt là yếu tố hàng đầu để triển khai chiến lược phát triển kinh doanh theo chiều rộng như ngân hàng bán lẻ. Ngược lại, trong bối cảnh suy thoái, hầu hết các NHTM áp dụng chiến lược

“thắt chặt”, theo đó sẽ tăng cường kiểm soát chất lượng tín dụng, thắt chặt các hệ số an toàn và “dịch vụ ngân hàng phi tín dụng” được ưu tiên lựa chọn phát triển.

- Các chính sách của NHNN tác động trực tiếp đến mức lãi suất của NHTM.

Lãi suất tạo ra phần thu lớn nhưng NHNN kiểm soátchặt chẽ nên NHTM thường giảm bớt sự phụ thuộc bằng hình thức kinh doanh bán lẻ, đầu tư, chia tách - sáp nhập - mua cổ phần. Trong khi đó, các biến cố như cán cân thương mại, chính sách đầu tư nước ngoài, tỷ giá hối đoái, dự trữ ngoại hối… tác động trực tiếp đến kinh doanh, đặc biệt là chiến lược sản phẩm của các ngân hàng. Ngoài ra, lạm phát có thể tác động giảm tính ổn định tăng trưởng kinh tế, lãi suất cao và các dịch chuyển hối đoái, gây khó khăn hoạt động kinh tế, đẩy nền kinh tế trở nên trì trệ. Chính sách tiền tệ của NHNN là trung gian thực thi điều chỉnh hoạt động kinh doanh của NHTM nên NLCT của các NHTM cũng bị phụ thuộc không nhỏ và tác động trực tiếp đến quyết định sử dụng vốn trên thị trường.

- Nhân tố kinh tế thế giới và khu vực. Sự phát triển kinh tế - xã hội của toàn cầu hóa, khu vực hóa và hội nhập; mức độ ổn định kinh tế, chính trị của khu vực và toàn cầu; thị trường tài quốc tế, đầu tư nước ngoài, hệ thống pháp luật, các thông lệ và chuẩn mực quốc tế… làm biến động thị trường tài chính quốc tế và tác động đến dòng vốn đầu tư trong và ngoài nước.

Thứ ba, môi trường văn hóa xã hội

- Mật độ dân cư, dịch chuyển dân cư và quá trình đô thị hóa, nông thôn hóa,

thu nhập bình quân và sự phân hóa thành các nhóm xã hội khác nhau. Các loại hình DVNH khác nhauphân khúc thị trường theo chỉ tiêu độ tuổi, người trẻ tuổi cần các dịch vụ đầu tư, chi tiêu và tiêu dùng, người cao tuổi có nhu cầu đối với các sản phẩm tiết iệm… các nhóm nghề nghiệp, lĩnh vực kinh doanh, giới tính… là lựa chọn mục tiêu phân đoạn thị trường.

- Môi trường xã hội tác động tới thái độ, hành vi người tiêu dùng, mối quan hệ kinh doanh, hoạt động quản lý và văn hóa ngân hàng… Văn hóa của các NHTM không chỉ giới hạn trong phạm trù văn hóa tổ chức, hay trong cặp quan hệ “văn hóa kinh doanh” hay “kinh doanh có văn hóa”, văn hóa NHTM còn là một tiểu văn hóa, là một hệ thống các giá trị do NHTM sáng tạo và tích lũy được xây dựng trong quá trình hoạt động kinh doanh và trong mối quan hệ với môi trường xã hội.

Thứ tư, môi trường công nghệ

Trong hoạt động kinh doanh của NHTM, công nghệ thông tin là yếu tố tác động mạnh, đặc biệt là sự phát triển vượt bậc của điện tử, viễn thông ngày nay.

Hàng loạt các SPDV mới liên tục xuất hiện; dịch vụ ngân hàng bán lẻ phát triển mạnh mẽ với sự hỗ trợ quản trị từ công nghệ số hóa, công nghệ thông tin và viễn thông còn là công cụ, phương tiện chuyển tải, phân phối dịch vụ từ ngân hàng trực tiếp tới người sử dụng. Thay đổi công nghệ sẽ tác động đến sản phẩm một cách nhanh chóng và tạo ra sản phẩm mới. Do vậy, sự thay đổi về công nghệ vừa là cơ hội vừa là thách thức.

1.3.2.2. Các yếu tố thuộc môi trường vi mô

Thứ nhất, áp lực cạnh tranh từ các đối thủ hiện tại: Nếu các đối thủ cạnh tranh càng yếu, ngân hàng càng có cơ hội mở rộng thị trường tăng giá bán và đạt lợi nhuận hơn và ngược lại. Muốn tồn tại và phát triển nhất thiết, NHTM phải xác lập vị thế trên thương trường, ít bị tấn công trực diện, ít bị ảnh hưởng nặng nề do sử dụng dịch vụ mới. Để làm được điều đó, NHTM cần phải thiết lập quan hệ chặt chẽ với khách hàng, thực hiện khác biệt hóa SPDV dựa vào số liệu để phân tích sản phẩm.

Thứ hai, áp lực cạnh tranh đến từ các đối thủ tiềm ẩn: Các đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn là các đối thủ hiện tại chưa nhập ngành, đang lựa chọn để quyết định gia nhập ngành hay không. Đây là áp lực của lực lượng thứ hai đe dọa đối với các ngân hàng hiện tại. Các ngân hàng hiện tại trong ngành tìm mọi giải pháp ngăn cản các đối thủ tiềm ẩn gia nhập ngành, vì càng nhiều ngân hàng, thị phần càng bị chia sẻ và cạnh tranh càng khốc liệt hơn. Những thuận lợi và khó khăn của các đối thủ tiềm ẩn phần lớn phụ thuộc vào rào cản thâm nhập ngành, bao gồm: Lợi thế so sánh về chi phí; thương hiệu và uy tín; tính của quy mô và cạnh tranh và rào cản nhập cuộc mới.

Thứ ba, áp lực cạnh tranh từ phía khách hàng là người mua: Khách hàng là yếu tố tác động lớn tới việc đưa ra các quyết định chiến lược kinh doanh như: Sản phẩm mới, phân phối dịch vụ, khuếch trương... Một trong những lực lượng cạnh tranh quan trọng trong mô hình của M. Porter là “sức mạnh mặc cả của khách hàng”. Các ngân hàng cần tập trung nguồn lực ở mức thích hợp cho việc nghiên cứu khách hàng toàn diện cụ thể trước khi lựa chọn chiến lược kinh doanh. Nếu khách hàng ở vị thế “cửa trên” buộc ngân hàng phải giảm giá hoặc nâng cao chất lượng và dịch vụ tốt hơn, ngược lại, ở vị thế “cửa dưới”, ngân hàng sẽ có cơ hội tăng giá và tận thu lợi nhuận.

Thứ tư, áp lực cạnh tranh từ các nhà cung cấp.

- Nhà cung ứng nắm giữ vai trò trong quan hệ đồng thời mua - bán với ngân hàng bằng các dịch vụ ngân hàng là yếu tố đầu vào - đầu ra (huy động vốn - cho vay). Ví dụ, ngân hàng huy động vốn từ dân cư hay các tổ chức thông qua hình thức tiền gửi, ngân hàng có thể xem người gửi tiền là nhà cung cấp nguồn vốn nhưng cũng có thể xem họ là người sử dụng dịch vụ tiền gửi. Tuy nhiên, với sự phát triển mạnh mẽ của Marketing, phân biệt nhà cung cấp và khách hàngkhông còn nhiều ý nghĩa bởi dù là nhà cung cấp hay khách hàng thì ngân hàng cũng phải tuân thủ nguyên tắc cơ bản “thỏa mãn một cách tốt nhất có thể” để đạt được các mục tiêu của mình.

- Nguồn vốn là yếu tố then chốt đầu vào trong quá trình hoạt động kinh doanh ngân hàng. Thông thường các NHTM sở hữu lượng vốn tự có rất nhỏ để hình

thành tài sản rất lớn có nghĩa là ngân hàng chủ yếu phụ thuộc vào lượng vốn huy động từ các nguồn khác nhau, đặc biệt là nguồn vốn huy động từ các cá nhân dưới hình thức tiền gửi có kỳ hạn và không kỳ hạn. Mặt khác, mặc dù có các quy định pháp lý chặt chẽ, đảm bảo an toàn cho các ngân hàng thì khách hàng vẫn có thể rút tiền khi họ có nhu cầu. Do vậy, trong quan hệ tương quan với người gửi ngân hàng bị nhiều thách thức, đặc biệt trong những thời kỳ kinh tế bất ổn.

- Nguồn vốn huy động lớn chủ yếu dựa vào nguồn tiền gửi giữa các tổ chức kinh tế, tổ chức tài chính, tổ chức chính trị - xã hội... Đây là nguồn vốn nhàn rỗi, mang tính chất ngắn hạn, do vậy, các NHTM phải đối mặt với thách thức với chi phí vốn cao và hạn chế về tính thanh khoản.

- Áp lực cạnh tranh đến từ các sản phẩm, dịch vụ thay thế: Lực lượng cuối cùng trong mô hình của M. Porter là đe dọa từ các sản phẩm thay thế. Những sản phẩm thay thế là những sản phẩm khác của các tổ chức khác có thể cùng thỏa mãn nhu cầu của khách hàng và thường có ưu thế hơn sản phẩm do đặc trưng riêng của nó. Sự tồn tại của các sản phẩm thay thế là một sự đe dọa cạnh tranh lớn, làm giới hạn khả năng tăng giá và khả năng sinh lời của ngân hàng và ngược lại. Kết quả là chiến lược của ngân hàng sẽ được thiết kế để giành lợi thế cạnh tranh từ thực tế này.

NHTM cũng giống như doanh nghiệp cần nghiên cứu năm lực lượng cạnh tranh để hiểu biết sâu hơn ngành trên góc độ vốn đầu tư đầy đủ hay vượt trội. Nhìn chung, các lực lượng cạnh tranh càng mạnh càng làm giảm lợi nhuận của ngân hàng.

Một phần của tài liệu Năng lực cạnh tranh tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh tỉnh tuyên quang (Trang 30 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)