CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
1.4. Kinh nghiệm nâng cao năng lực cạnh tranh của một số chi nhánh ngân hàng thương mại và bài học kinh nghiệm rút ra cho ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam chi nhánh Tuyên Quang
1.4.1. Kinh nghiệm nâng cao năng lực cạnh tranh của một số chi nhánh ngân hàng thương mại
1.4.1. Kinh nghiệm nâng cao năng lực cạnh tranh của một số chi nhánh ngân hàng thương mại
1.4.1.1. Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam chi nhánh Hà Nội
Agribank chi nhánh Hà Nội được thành lập theo quyết định số 51- QĐ/NH/QĐ ngày 27/6/1988 của Tổng Giám đốc NHNN (nay là Thống đốc
NHNN), Chi nhánh nhận rõ trách nhiệm của mình trong sự nghiệp xây dựng và đổi mới đất nước, mà trọng tâm là phát triển kinh tế nông nghiệp, góp phần đổi mới nông thôn ngoại thành Hà Nội, đã nhanh chóng khai thác nguồn vốn để đầu tư cho các thành phần kinh tế.
Năm 2020, tổng nguồn vốn đạt 14.462 tỷ VND, tăng 1.207 tỷ VND (+9,1%) so với năm 2019 và vượt chỉ tiêu kế hoạch năm 2020 giao, tập trung chủ yếu vào nguồn vốn nội tệ. Trong năm 2020, lãi suất của bốn NHTM lớn tuy ngang bằng nhau xong, các NHTM cổ phần có lãi suất cao hơn ở một số kỳ hạn từ 03 tháng trở lên. Khắc phục những bất cập, khó khăn về lãi suất, Chi nhánh đã trình Hội sở trên 60 tờ trình với trên 250 lượt khách hàng có số dư tiền gửi lớn với lãi suất cạnh tranh, góp phần ổn định và tăng trưởng nguồn vốn tiền gửi dân cư từ các kỳ hạn từ 6 tháng trở lên. Cơ cấu nguồn vốn chuyển dịch theo hướng tích cực, tỷ trọng nguồn vốn trung dài hạn (trên 12 tháng) chiếm tỷ trọng lớn, đáp ứng đủ, kịp thời nhu cầu đầu tư trung dài hạn của khách hàng và định hướng của Hội sở. Tuy nhiên, do lãi suất huy động quy định thấp nên việc triển khai sản phẩm tiền gửi đặc thù gặp nhiều khó khăn, chưa tạo được tính hấp dẫn, cạnh tranh trong. Tổng dư nợ đạt 6.567 tỷ VND tăng 295 tỷ VND (4,7%) so với năm 2019, hoàn thành kế hoạch được giao, dư nợ bình quân đạt 21 tỷ VND/người, tăng 2 tỷ VND/người so với năm 2019. Thu dịch vụ năm 2020 đạt 68.564 triệu đồng, tăng 0,8% so với năm 2019, đạt 90% kế hoạch, thu dịch vụ bình quân đạt 216 triệu đồng/người tăng 12 triệu/người so với năm 2019. Các nhóm SPDV hầu hết đều được triển khai và thu dịch vụ đã đóng góp đáng kể vào tổng thu, chênh lệch thu - chi đạt 103 tỷ VND, vượt chỉ tiêu kế hoạch giao (kế hoạch năm 2020: 90 tỷ VND). Năm 2019, tổng nguồn vốn đạt 13.148 tỷ VND, tổng dư nợ đạt 6.456 tỷ VND. Tỷ lệ nợ xấu ở mức 1,87%. Thu dịch vụ năm 2019 đạt 64 tỷ VND. Lợi nhuận trước thuế đạt 399 tỷ VND.
Về quản trị điều hành, Agribank chi nhánh Hà Nội đã có những quyết định sáng tạo, đổi mới ngày từ những ngày đầu thành lập trong việc huy động vốn, giữ vững thanh khoản. Nhờ vậy, Agribank chi nhánh Hà Nội có đủ nguồn vốn và tiền mặt thỏa mãn cơ bản các nhu cầu tín dụng và tiền mặt cho khách hàng. Sau gần 30
năm phấn đấu, xây dựng và từng bước trưởng thành, Agribank chi nhánh Hà Nội đã đi những bước vững chắc với sự phát triển toàn diện như nguồn vốn, tăng trưởng đầu tư và nâng cao chất lượng tín dụng, mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại, phát triển đa dạng hoá dịch vụ đặc biệt chi trả lương ngân sách qua thẻ ATM... Bên cạnh việc tích cực tìm giải phát về huy động vốn đặc biệt là tiền gửi từ dân cư, đáp ứng nhu cầu vốn cho các doanh nghiệp phát triển sản xuất kinh doanh, triển khai nghiệp vụ thanh toán quốc tế, chỉ sau 10 năm, Agribank chi nhánh Hà Nội đã giao dịch với gần 800 ngân hàng và đại lý các TCTD quốc tế. Doanh số thanh toán xuất nhập khẩu hàng năm đạt: 150 - 250 triệu USD và khai thác được nguồn ngoại tệ lớn đáp ứng nhu cầu thanh toán nhập khẩu của các doanh nghiệp. Đến nay, hoạt động thanh toán quốc tế đã nhanh chóng tạo được sự tín nhiệm của nhiều khách hàng trong nước và nước ngoài.
Từ chỗ luôn thiếu tiền mặt, đến nay, tất cả các nhu cầu thu - chi tiền mặt của các đơn vị và cá nhân có quan hệ tiền mặt với chi nhánh Hà Nội đều được đáp ứng kịp thời, đầy đủ, chính xác góp phần tích cực hông nhỏ vào sự ổn định tiền tệ và giá cả trên địa bàn Hà Nội. Luôn theo sát biến động thị trường vốn để có cơ chế lãi suất cạnh tranh và nghiên cứu đưa ra các hình thức khuyến mại, sản phẩm huy động vốn mới phù hợp thị hiếu của khách hàng. Điều chỉnh cơ chế thưởng đối với hoạt động huy động vốn, phát triển SPDV đã tạo động lực cạnh tranh giữa các bộ phận và các Phòng Giao dịch. Trong những năm qua, tuy thị trường vốn biến động, lãi suất huy động giảm thị trường chứng hoán đóng băng, bất động sản trầm lắng nhưng lạm pháp đã được kiểm soát, tỷ giá ổn định, nên các nhóm SPDV của Agribank hầu hết đều được triển khai, hỗ trợ các nghiệp vụ truyền thống tăng trưởng. Công tác quảng cáo tiếp thị SPDV đã được chú trọng hơn thông qua nhiều hình thức, nhiều kênh thông tin. Nhờ những biện pháp chủ động chuẩn bị, ứng phó kịp thời và liên tục nên những tác động của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu đến Chi nhánh đã được giảm thiểu, các rủi ro đã được khống chế, từ đó duy trì được sự phát triển ổn định, lành mạnh. Đây là bài học cần tham khảo cho nhiều chi nhánh NHTM trong nước nói chung cũng như Agribank chi nhánh Tuyên Quang nói riêng.
1.4.1.2. Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam chi nhánh Tuyên Quang Trong giai đoạn 2018- 2020, ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Tuyên Quang (Gọi tắt là BIDV Tuyên Quang) đã tận dụng lợi thế của địa bàn tỉnh Tuyên Quang tại các khu gần khu dân cư, lại có giao thông đi lại thuận lợi, ngân hàng BIDV Tuyên Quang ra đời đánh dấu một bước ngoặt quan trọng trong sự phát triển của ngân hàng BIDV. Tài sản ban đầu khi mới thành lập là nguồn huy động vốn 1.300 tỷ và nguồn nhân lực 45 cán bộ. Đến nay BIDV Tuyên Quang đã đạt được kết rất khả quan: Về huy động vốn năm 2020, huy động vốn từ nền kinh tế đạt 3.578 tỷ VND, dư nợ tín dụng đạt 2.122 tỷ VND, tỷ lệ nợ xấu ở mức 1,3%, lợi nhuận đạt 92 tỷ VND.
Một là, về chính sách lãi suất. Địa bàn hoạt động của Chi nhánh có nhiều doanh nghiệp lớn, nhu cầu tín dụng cao tạo nên sức cạnh tranh gay gắt và khốc liệt giữa các ngân hàng. Mặc dù vây, BIDV Tuyên Quang đã chủ động điều hành lãi suất huy động và lãi suất cho vay đúng chế độ, phù hợp với thị trường, tăng trưởng tín dụng hợp lý, có hiệu quả, tập trung vốn cho vay nền kinh tế chủ yếu là các dự án trọng điểm, dự án trung và và dài hạn, gắn tăng trưởng tín dụng với tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, hỗ trợ doanh nghiệp xử lý nợ xấu và tăng trưởng tín dụng, tăng cường kiểm soát chất lượng tín dụng, trích dự phòng rủi ro, đảm bảo an toàn hoạt động và thu hút cũng như mở rộng được mạng lưới khách hàng.
Hai là, về mô hình tổ chức và mạng lưới của BIDV Tuyên Quang phù hợp với thực trạng hoạt động, tăng trưởng ổn định, phân đoạn thị trường hợp lý. Về hoạt động về quản trị rủi ro. BIDV Tuyên Quang đã xây dựng, hoàn thiện các quy định nội bộ như quy định quản lý rủi ro đảm bảo an toàn trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng, tuân thủ các quy định có liên quan của NHNN và từng bước tiếp cận thông lệ quốc tế như giá trị chịu rủi ro lãi suất, thay đổi thu nhập ròng từ lãi, kiểm nghiệm giả thuyết, vốn yêu cầu tối thiểu.
- Đối với quản trị về rủi ro thanh khoản. BIDV Tuyên Quang đã xây dựng một hệ thống các quy định, quy trình nội bộ đầy đủ về quản lý rủi ro thanh khoản với việc triển khai các mô hình quản lý hiện đại, trên nguyên tắc tuân thủ các quy
định của NHNN đảm bảo an toàn hệ thống, đồng thời gia tăng đầu tư vào tài sản dự trữ có tính sinh lời cao, tăng cường chất lượng tài sản. Hiện nay, BIDV đã đang hoàn thiện một khung pháp lý mới cho TCTD tại Việt Nam, góp phần hoàn thiện hành lang pháp lý giúp cơ quan thẩm quyền quản lý chặt chẽ hoạt động của các TCTD và thị trường tài chính nói chung, đồng thời giúp hoạt động của các TCTD được diễn ra an toàn.
Ba là, đối với quản trị rủi ro về công nghệ. Đây là rủi ro tiềm ẩn đối với hoạt động kinh doanh ngân hàng từ rất nhiều nguyên nhân như: Hỗ trợ công nghệ, đường truyền, hệ thống cung cấp từ nhiều đơn vị cung cấp khác nhau, việc vận hành sai, không tuân thủ chặt chẽ quy trình theo dõi, kiểm soát, bảo mật an ninh, an toàn hệ thống hay từ hỏa hoạn thiên tai, tấn công mạng (Hac er)… Để phòng ngừa hạn chế rủi ro hệ thống công nghệ thông tin, BIDV Tuyên Quang đã không ngừng đầu tư trang thiết bị, xây dựng một hệ thống công nghệ thông tin hoàn chỉnh: Cài đặt hệ thống tường lửa, hệ thống IPS/IDC với công nghệ mới nhất cho mạng WAN/LAN, trang bị hệ thống phòng ngừa chống Virus có bản quyền, được cập nhật thường xuyên. Xây dựng trung tâm phục hồi thảm họa theo chuẩn mực quốc tế, hệ thống lưu trữ SAN cũng như các chính sách an ninh, bảo mật, an toàn hệ thống để giảm thiểu những rủi ro về công nghệ thông tin. Công tác quản trị và vận hành các hệ thống công nghệ thông tin tại BIDV được thực hiện và kiểm soát chặt chẽ theo hệ thống. Các quy trình, quy định được ban hành định kỳ và được rà soát cập nhật liên tục từ Trụ Sở chính đến chi nhánh.
- Về quản trị rủi ro tác nghiệp. Rủi ro tác nghiệp là rủi ro cố hữu xuất hiện trong hầu hết các hoạt động của ngân hàng, gắn liền với hoạt động ngân hàng nhưng lại rất hó lường, xuất phát từ nhiều nguyên nhân như: Yếu tố con người (cẩu thả, gian lận…), do sơ hở trong các quy trình tác nghiệp, sự yếu kém trong hệ thống thông tin, hệ thống kiểm soát nộ bộ hoặc từ những thay đổi các yếu tố bất thường bên ngoài (cơ chế chính sách của nhà nước, thiên tai hỏa hoạn…). Để phòng ngừa rủi ro tác nghiệp, BIDV thực hiện quản lý rủi ro theo 7 nhóm rủi ro. Đồng thời việc xây dựng và áp dụng các công cụ quản lý rủi ro tác nghiệp mới theo thông lệ quốc
tế cũng được chú trọng và được đẩy mạnh. BIDV đã chủ động nghiên cứu, triển khai các kết quả đầu ra của dự án tài chính nông thôn III, cấu phần “nâng cao năng lực quản lý rủi ro tác nghiệp tại BIDV” do WB tài trợ. Ngoài ra, BIDV còn sử dụng một số công cụ như phương pháp luận tự nhận diện, đánh giá, rủi ro, công cụ.
Bảng 1.1. Đánh giá so sánh năng lực cạnh tranh của Agribank chi nhánh Hà Nội và BIDV chi nhánh Tuyên Qung
Tiêu chí Agribank Chi nhánh Hà Nội BIDV chi nhánh Tuyên Quang
Năng lực tài chính
- Nguồn vốn huy động lớn 14.462 tỷ (2020)
- Dư nợ 6.567 tỷ (2020)
- Lợi nhuận: Trên 300 tỷ (năm 2020)
- Nguồn vốn huy động: 3.578 tỷ đồng (2020)
- Dư nợ tín dụng đạt 2.122 tỷ - Lợi nhuận đạt 92 tỷ đồng Năng lực
công nghệ
- Năng lực công nghệ đánh giá tốt theo Agribank.
- Năng lực công nghệ đánh giá tốt theo BIDV
Mạng lưới
giao dịch - Mạng lưới GD rộng với 6 PGD - Mạng lưới GD khá rộng với 4 PGD
Năng lực sản phẩm
- Các sản phẩm cung cấp theo các sản phẩm của Agribank.
- Mạnh về các sản phẩm liên quan đến cho vay hộ kinh doanh, phát triển nông nghiệp.
- Các sản phẩm cung cấp theo các sản phẩm của BIDV.
- Mạnh về các sản phẩm cho vay DNNVV.
Uy tín, thương hiệu
- Uy tín thương hiệu được đánh giá tốt theo thương hiệu Agribank.
- Uy tín thương hiệu được đánh giá tốt theo thương hiệu BIDV
Tốc độ tăng trưởng doanh thu
- Tốc độ tăng trưởng doanh thu bình quân giai đoạn 2018 – 2020 là 15,2%/năm
- Tốc độ tăng trưởng doanh thu bình quân giai đoạn 2018 – 2020 là 14,8%/năm
Tốc độ tăng trưởng lợi nhuận
- Tốc độ tăng trưởng lợi nhuận bình quân giai đoạn 2018 – 2020 là 18%/năm
- Tốc độ tăng trưởng lợi nhuận bình quân giai đoạn 2018 – 2020 là 17%/năm Tỷ lệ
LNTT/
Tổng doanh thu (%)
- Tỷ lệ LNTT/Tổng doanh thu đạt từ 12,82% - 14,2%
- Tỷ lệ LNTT/Tổng doanh thu đạt từ 13, 2% - 15,1%
Tỷ lệ
LNTT/Tổng chi phí (%)
- Tỷ lệ LNTT/chi phí đạt từ 15,3% - 18,2%
- Tỷ lệ LNTT/chi phí đạt từ 16,0% - 18,5%
Tỷ lệ
LNTT/Tổng tài sản bình quân (%)
Tỷ lệ LNTT/Tổng tài sản bình quân đạt trung bình từ 1,42% - 1,54%/năm
Tỷ lệ LNTT/Tổng tài sản bình quân đạt trung bình từ 1,46%
- 1,68%/năm Tỷ lệ chi phí
quản lý (%) Tỷ lệ chi phí quản lý chỉ đạt dưới 5% Tỷ lệ chi phí quản lý chỉ đạt dưới 5%
Sự gia tăng về thị phần
Thị phần có xu hướng gia tăng trong giai đoạn 2018 - 2020
Thị phần có xu hướng gia tăng trong giai đoạn 2018 - 2020