CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.4. Thiết kế bảng hỏi và lựa chọn các thang đo
Mô hình đề xuất bao gồm 7 nhân tố, các biến quan sát đo lường trong mô hình được kế thừa và khảo lược từ các kết quả nghiên cứu trên thế giới và tại Việt Nam.
Một số biến quan sát được dịch từ tiếng Anh sang tiếng Việt và qua quy trình dịch ngược lại để đánh giá lại nội dung của mỗi biến có sai lệch với bộ câu hỏi gốc hay không. Bộ thang đo nháp đầu tiên được tiến hành hiệu chỉnh thông qua 100 đáp viên khác nhau đã và đang sử dụng ứng dụng Now để sửa chữa cách diễn đạt của bảng hỏi phù hợp. Thông qua nghiên cứu định tính, các biến quan sát đã được xác định và thể hiện trong bảng câu hỏi dạng Likert 5 cấp độ như sau:
Phần I: Bao gồm các câu hỏi định danh về đối tượng được khảo sát: giới tính, độ tuổi, thu nhập, nghề nghiệp. Tiếp theo là câu hỏi phân loại đã sử dụng hoặc chưa sử dụng ứng dụng.
Phần II: Gồm bảy thang đo chính được đo lường về sự chấp nhận sử dụng công nghệ AI trong ứng dụng giao đồ ăn Now tại Hà Nội.
Phần 1: Sự dễ dàng có 05 câu hỏi Phần 2: Sự hữu ích có 05 câu hỏi Phần 3: Tính đổi mới có 04 câu hỏi
40 Phần 4: Sự thuận tiện có 04 câu hỏi Phần 5: Quan điểm sử dụng có 05 câu hỏi Phần 6: Dự định sử dụng có 04 câu hỏi Phần 7: Hành vi sử dụng có 04 câu hỏi
Bên cạnh đó, câu hỏi mở được đặt ra để những người được khảo sát đưa ra những góp ý giúp ứng dụng nâng cao dịch vụ, trải nghiệm và sự hài lòng khách hàng.
Bảng 3.1: Tổng hợp các thang đo trong bài nghiên cứu
Mã hoá Nội dung câu hỏi Nguồn
Tính dễ dàng sử dụng
DD1 Tôi thấy công nghệ AI dễ dàng sử dụng được
Davis (1989), Taylor &
Todd (1995), Venkatesh
& Davis (2000), Serhat Murat Alagoz & Haluk Hekimoglu (2012), Đào Trung Kiên (2015), Aditya Tribhuvan (2020), Faten Mohamed Hussien
& Neveen Mohamed Mansour (2020)
DD2 Tôi thấy công nghệ AI giúp dễ dàng tìm kiếm các thông tin cần thiết
DD3 Tôi thấy nhanh chóng thành thạo sử dụng công nghệ AI trong ứng dụng này
DD4 Tôi thấy thao tác với công nghệ AI là dễ dàng
DD5 Tôi cho rằng công cụ Chatbot của công nghệ AI hỗ trợ tôi sử dụng ứng dụng dễ dàng Sự hữu ích cảm nhận
HI1 Tôi thấy việc sử dụng công nghệ AI giúp cải thiện bữa ăn trong cuộc sống
Davis (1989), Taylor &
Todd (1995), Venkatesh
& Davis (2000; 2003), Klooping & Mckinney (2004), Đào Trung Kiên (2015), Faten Mohamed Hussien & Neveen
Mohamed Mansour
(2020) HI2 Công nghệ AI làm tăng hiệu quả sử dụng
ứng dụng của tôi
HI3 Tôi thấy các nội dung công nghệ AI cung cấp qua ứng dụng là có ích với mình
HI4 Tôi thấy công nghệ AI là một chức năng tiện ích mới đối với mọi người
HI5 Nhìn chung tôi đánh giá áp dụng công nghệ
41
AI trong ứng dụng giao đồ ăn là dịch vụ hữu ích
Tính đổi mới
DM1 Tôi dùng được công nghệ AI dù không ai hướng dẫn
Rogers (1983), Đào Trung Kiên (2015), Aditya Tribhuvan (2020), Serhat Murat Alagoz & Haluk Hekimoglu (2012),
DM2 Tôi có thể dùng công nghệ AI dù chỉ có hướng dẫn trực tiếp
DM3 Tôi có thể dễ dàng theo dõi trạng thái đơn hàng của mình qua GPS tracking online DM4 Tôi bị ảnh hưởng bởi các gợi ý/ưu đãi trong
ứng dụng giao đồ ăn Sự thuận tiện
TT1 Tôi có thể dễ dàng đặt đồ ăn qua ứng dụng mọi nơi và mọi lúc
Chetan Panse và cộng sự (2018), Aditya Tribhuvan (2020), Faten Hussie (2020)
TT2
Tôi có thể thanh toán dễ dàng bằng ví điện tử (Airpay, ATM) khi đặt đồ ăn qua ứng dụng
TT3 Tôi cảm thấy tiết kiệm thời gian khi sử dụng công nghệ AI khi đặt món ăn.
TT4 Tôi có thể dễ dàng liên lạc với tài xế và quán ăn thông qua ứng dụng.
Quan điểm sử dụng
QD1 Tôi cho rằng sử dụng công nghệ AI là một sự sáng suốt
Fishbein &Ajzen (1975), Davis (1993), Taylor &
Todd (1995), Venkatesh và cộng sự (2003), Đào Trung Kiên (2015), Ali Abdallah Alalwan (2020) QD2
Tôi thích sự dụng công nghệ AI trong ứng dụng giao đồ ăn trực tuyến thay cho việc giao hàng truyền thống
QD3 Tôi sử dụng công nghệ AI là một kinh nghiệm thú vị
QD4 Tôi nghĩ sử dụng công nghệ AI thể hiện sử tiến bộ
42
QD5 Tôi tin rằng những đánh giá của người mua trước giúp tôi quyết định đặt hàng
Ý định sử dụng
YD1 Nếu có nhu cầu anh/ chị sẽ sử dụng công
nghệ AI khi đặt món ăn. Ajzen & Fishbein (1975), Davis (1993), Venkatesh và cộng sự (2003), Đào Trung Kiên (2015), Nguyễn Thu Hà và cộng sự (2019), Ali Abdallah Alalwan (2020)
YD2 Nếu tôi sử dụng công nghệ AI, tôi sẽ sử dụng dịch vụ của ứng dụng
YD3
Tôi sẽ luôn cố gắng sử dụng công nghệ AI khi đặt đồ ăn qua ứng dụng trong cuộc sống hàng ngày của mình.
YD4 Tôi sẽ giới thiệu công nghệ AI cho mọi người xung quanh
Hành vi sử dụng
HV1 Nhìn chung các dịch vụ công nghệ AI cung cấp làm tôi hài lòng
Davis (1993); Venkatesh và cộng sự (2003), Đào Trung Kiên (2015)
HV2 Việc sử dụng công nghệ AI là quyết định đúng đắn
HV3 Tôi thấy thích thú khi sử dụng công nghệ AI HV4 Tôi sẽ tiếp tục sử dụng công nghệ AI trong
tương lai
Bảng 3. 1: Thang đo chính thức
Nguồn: Tổng hợp và hiệu chỉnh của nhóm tác giả Trong bài khảo sát, thang đo Likert 5 điểm được sử dụng nhằm đo lường các biến quan sát trong mô hình. Đây là loại thang đo được sử dụng khá phổ biến trong các nghiên cứu hành vi xã hội học. Về nguyên tắc, cách chọn thang đo nhiều mức độ đánh giá (thang đo Likert 7 điểm, Likert 9 điểm) sẽ làm các đo lưởng trở nên chính xác hơn nhưng một số cụm từ trong tiếng Việt khi sử dụng thang đo quá nhiều sẽ gây nhiễu cho đáp viên. Do đó nhóm nghiên cứu lựa chọn thang đo Likert 5 điểm. Nhằm phân loại các đáp viên theo các nhóm nhân khẩu học, nhóm nghiên cứu sử dụng thang đo định danh: giới tính, độ tuổi, thu nhập, nghề nghiệp..