Kết quả kiểm định độ tin cậy của thang đo

Một phần của tài liệu Nghiên cứu chấp nhận sử dụng công nghệ ai trong ứng dụng giao đồ ăn (Trang 55 - 58)

CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.2. Kết quả kiểm định độ tin cậy của thang đo

Nhóm nghiên cứu thực hiện kiểm định bằng hệ số Cronbach Alpha để đánh giá độ tin cậy của các thang đo và hệ số tương quan biến tổng được sử dụng để đánh giá tính nhất quán nội tại của từng biến quan sát. Phương pháp phân tích khám phá nhân tố được thực hiện nhằm đánh giá tính đơn hướng của các biến quan sát trong mô hình.

4.2.1. Kết quả đánh giá độ tin cậy thang đo “tính dễ sử dụng cảm nhận”

Nhân tố “tính dễ sử dụng cảm nhận” được xây dựng từ 5 biến quan sát từ DD1 đến DD5. Phân tích hệ số Cronbach Alpha cho kết quả bằng 0.823 (>0.6), hệ số tương quan biến tổng của các biến quan sát đều lớn hơn 0.3. Điều đó cho thấy các biến quan sát được thiết lập để đo lường nhân tố “tính dễ sử dụng cảm nhận” đạt tính nhất quán nội tại. Phân tích khám phá nhân tố sau khi loại biến có hệ số tải nhân tố thấp (0.5), còn lại bốn biến DD1, DD2, DD3, DD4 cho thấy hệ số KMO lớn hơn 0.5 (0.759), kiểm định Barlett có ý nghĩa thống kê (p-value =0.000), phương sai giải thích lớn hơn 50% (65,439%), các biến quan sát có hệ số tải nhân tố lớn hơn 0.5 và hội tụ thành một nhân tố duy nhất (Phụ lục 2). Điều này cho thấy các nhân tố “tính dễ sử dụng cảm nhận” đạt tính nhất quán nội tại và là một thang đo đơn hướng.

48

4.2.2. Kết quả đánh giá độ tin cậy thang đo “tính hữu ích cảm nhận”

Nhân tố “tính hữu ích cảm nhận”được thiết lập từ 5 biến quan sát từ HI1 đến HI5. Kết quả phân tích bằng hệ số Cronbach Alpha cho thấy lớn hơn 0.6 (0.804), các hệ số tương quan biến tổng của các biến quan sát đều lớn hơn 0.3. Điều đó cho thấy các biến quan sát được thiết lập để đo lường nhân tố “tính hữu ích cảm nhận” đạt tính nhất quán nội tại. Phân tích khám phá nhân tố sau khi loại biến có hệ số tải nhân tố thấp (0.5), còn lại bốn biến HI2, HI3, HI4, HI5 cho thấy hệ số KMO lớn hơn 0.5 (0.780), kiểm định Barlett có ý nghĩa thống kê (p-value =0.000), phương sai giải thích lớn hơn 50% (65,159%), các biến quan sát có hệ số tải nhân tố lớn hơn 0.5 và hội tụ thành một nhân tố duy nhất (Phụ lục 2). Điều này cho thấy các nhân tố “tính hữu ích cảm nhận” đạt tính nhất quán nội tại và là một thang đo đơn hướng.

4.2.3. Kết quả đánh giá độ tin cậy thang đo “tính thuận tiện”

Nhân tố “tính thuận tiện” được thiết lập từ 4 biến quan sát từ TT1 đến TT4. Kết quả phân tích bằng hệ số Cronbach Alpha cho thấy lớn hơn 0.6 (0.818), các hệ số tương quan biến tổng của các biến quan sát đều lớn hơn 0.3. Điều đó cho thấy các biến quan sát được thiết lập để đo lường nhân tố “tính đổi mới” đạt tính nhất quán nội tại.

Phân tích khám phá nhân tố sau khi loại biến có hệ số tải cho thấy hệ số KMO lớn hơn 0.5 (0.794), kiểm định Barlett có ý nghĩa thống kê (p-value =0.000), phương sai giải thích lớn hơn 50% (64.767%), các biến quan sát có hệ số tải nhân tố lớn hơn 0.5 và hội tụ thành một nhân tố duy nhất (Phụ lục 2). Điều này cho thấy các nhân tố “tính hữu ích cảm nhận” đạt tính nhất quán nội tại và là một thang đo đơn hướng.

4.2.4. Kết quả đánh giá độ tin cậy thang đo “tính đổi mới”

Nhân tố “tính đổi mới” được thiết lập từ 4 biến quan sát từ DM1 đến DM4. Kết quả phân tích bằng hệ số Cronbach Alpha cho thấy lớn hơn 0.6 (0.814), các hệ số tương quan biến tổng của các biến quan sát đều lớn hơn 0.3. Điều đó cho thấy các biến quan sát được thiết lập để đo lường nhân tố “tính đổi mới” đạt tính nhất quán nội tại.

Phân tích khám phá nhân tố sau khi loại biến có hệ số tải cho thấy hệ số KMO lớn hơn 0.5 (0.728), kiểm định Barlett có ý nghĩa thống kê (p-value =0.000), phương sai giải thích lớn hơn 50% (64.465%), các biến quan sát có hệ số tải nhân tố lớn hơn 0.5 và hội tụ thành một nhân tố duy nhất (Phụ lục 2). Điều này cho thấy các nhân tố “tính đổi mới” đạt tính nhất quán nội tại và là một thang đo đơn hướng.

49

4.2.5. Kết quả đánh giá độ tin cậy thang đo “quan điểm sử dụng”

Nhân tố “quan điểm sử dụng”được thiết lập từ 5 biến quan sát từ QD1 đến QD5. Kết quả phân tích bằng hệ số Cronbach Alpha cho thấy lớn hơn 0.6 (0.784), các hệ số tương quan biến tổng của các biến quan sát đều lớn hơn 0.3. Điều đó cho thấy các biến quan sát được thiết lập để đo lường nhân tố “quan điểm sử dụng” đạt tính nhất quán nội tại. Phân tích khám phá nhân tố sau khi loại biến có hệ số tải nhân tố thấp (0.5), còn lại bốn biến QD1, QD3, QD4, QD5 cho thấy hệ số KMO lớn hơn 0.5 (0.735), kiểm định Barlett có ý nghĩa thống kê (p-value =0.000), phương sai giải thích lớn hơn 50% (57.721%), các biến quan sát có hệ số tải nhân tố lớn hơn 0.5 và hội tụ thành một nhân tố duy nhất (Phụ lục 2). Điều này cho thấy các nhân tố “quan điểm sử dụng”đạt tính nhất quán nội tại và là một thang đo đơn hướng.

4.2.6. Kết quả đánh giá độ tin cậy thang đo “ ý định sử dụng”

Nhân tố “ ý định sử dụng” được thiết lập từ 4 biến quan sát từ YD1 đến YD4.

Kết quả phân tích bằng hệ số Cronbach Alpha cho thấy lớn hơn 0.6 (0.624), các hệ số tương quan biến tổng của các biến quan sát đều lớn hơn 0.3. Điều đó cho thấy các biến quan sát được thiết lập để đo lường nhân tố “ý định sử dụng” đạt tính nhất quán nội tại. Phân tích khám phá nhân tố sau khi loại biến có hệ số tải nhân tố thấp (0.5), còn lại hai biến YD1, YD2 cho thấy hệ số KMO bằng hơn 0.5, kiểm định Barlett có ý nghĩa thống kê (p-value =0.000), phương sai giải thích lớn hơn 50% (70.375%), các biến quan sát có hệ số tải nhân tố lớn hơn 0.5 và hội tụ thành một nhân tố duy nhất (Phụ lục 2). Điều này cho thấy các nhân tố “ý định sử dụng” đạt tính nhất quán nội tại và là một thang đo đơn hướng.

4.2.7. Kết quả đánh giá độ tin cậy thang đo “hành vi sử dụng”

Nhân tố “hành vi sử dụng” được thiết lập từ 4 biến quan sát từ HV1 đến HV4.

Kết quả phân tích bằng hệ số Cronbach Alpha cho thấy lớn hơn 0.6 (0.7), các hệ số tương quan biến tổng của các biến quan sát đều lớn hơn 0.3. Điều đó cho thấy các biến quan sát được thiết lập để đo lường nhân tố “hành vi sử dụng”đạt tính nhất quán nội tại. Phân tích khám phá nhân tố sau khi loại biến có hệ số tải nhân tố thấp (0.5), còn lại hai biến HV1, HV2, HV3 cho thấy hệ số KMO lớn hơn 0.5 (0.662), kiểm định Barlett có ý nghĩa thống kê (p-value =0.000), phương sai giải thích lớn hơn 50% (61.847%), các biến quan sát có hệ số tải nhân tố lớn hơn 0.5 và hội tụ thành một nhân tố duy nhất

50

(Phụ lục 2). Điều này cho thấy các nhân tố “hành vi sử dụng” đạt tính nhất quán nội tại và là một thang đo đơn hướng.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu chấp nhận sử dụng công nghệ ai trong ứng dụng giao đồ ăn (Trang 55 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)