1.2. Tổng quan nghiên cứu
1.2.1. Các nghiên cứu nước ngoài
Tối đa hoá lợi nhuận luôn là mục tiêu lâu dài và xuyên suốt trong quá trình hoạt động của bất kì doanh nghiệp nào. Vì vậy, vấn đề nâng cao hiệu quả tài chính luôn là mối quan tâm hàng đầu đặt ra cho các nhà quản trị doanh nghiệp. Phân tích và đo lường hiệu quả tài chính từ trước đến nay vẫn luôn là một đề tài thu hút rất nhiều các tác giả. Đã có rất nhiều bài nghiên cứu của các tác giả nước ngoài về hiệu quả tài chính cũng như đánh giá các nhân tố tác động tới hiệu quả tài chính của các doanh nghiệp trên rất nhiều lĩnh vực, nhiều thị trường khác nhau. Một số nghiên cứu nổi bật là:
Một nghiên cứu của Dr. Amal và cộng sự (2012) về các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động tài chính của các công ty bảo hiểm được niêm yết tại Sở giao dịch chứng khoán Amman. Đối tượng của nghiên cứu này bao gồm tất cả các công ty bảo hiểm đã niêm yết tại Sở giao dịch chứng khoán Amman trong giai đoạn từ 2002-2007.
Thước đo được sử dụng để đánh giá hiệu quả hoạt động tài chính là ROA. Dữ liệu của 25 công ty bảo hiểm được thu thập và phân tích bằng cách sử dụng mô hình hồi quy với để xác định tác động của biến độc lập trên biến phụ thuộc. một số kỹ thuật thống kê cơ bản như T-test, Multiple-regression. Qua các phân tích cho thấy kết quả các biến năng lực quản lý, quy mô doanh nghiệp, tính thanh khoản và đòn bẩy tài chính có tác động tích cực đến hoạt động tài chính của các công ty bảo hiểm Jordan.
Còn tuổi của công ty không có ý nghĩa thống kê đối với hiệu quả tài chính.
Nghiên cứu của Pouraghajan và cộng sự (2012) với mục tiêu chính là điều tra tác động của cấu trúc vốn đối với hoạt động tài chính của các công ty niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán Tehran. Các tác giả đã nghiên cứu và lựa chọn một mẫu khoảng 400 công ty trong số các công ty được niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán Tehran trong thời gian 5 năm từ năm 2006 đến 2010. Trong nghiên cứu này, biến số tỷ suất lợi nhuận trên tài sản (ROA) và tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE) được sử dụng để đo lường hiệu quả hoạt động tài chính của các công ty. Mô hình tác động cố định FEM được lựa chọn để ước tính mô hình hồi quy. Kết quả cho thấy rằng
20 có một mối quan hệ tiêu cực đáng kể giữa tỷ lệ nợ và hoạt động tài chính của công ty và một mối quan hệ tích cực giữa tài sản, doanh thu, quy mô doanh nghiệp, tỷ lệ hữu hình tài sản và cơ hội tăng trưởng với hiệu quả tài chính. Nhưng mối quan hệ giữa ROA và ROE với tuổi công ty là không đáng kể.
Nghiên cứu của Gatsi JG, Gadzo SG, Kportorgbi HK (2013) khám phá mối quan hệ giữa thuế thu nhập doanh nghiệp và hoạt động tài chính. Nghiên cứu bao gồm 10 công ty sản xuất trong thời gian 7 năm từ 2005 đến 2012. Kết quả đã phát hiện ra rằng có một mối quan hệ tiêu cực đáng kể tồn tại giữa thuế thu nhập doanh nghiệp và hiệu quả tài chính. Mặt khác, quy mô doanh nghiệp, tuổi công ty, tốc độ tăng trưởng tác động tích cực đến hiệu quả tài chính doanh nghiệp. Từ đó, đưa ra lời khuyên các công ty nên sử dụng các dịch vụ thuế để hỗ trợ hoạt động thuế trong doanh nghiệp, tăng quy mô tài sản và sử dụng hiệu quả tài sản trong hoạt động của công ty. Trong nghiên cứu của các tác giả có hạn chế là mẫu nghiên cứu nhỏ chỉ có 10 doanh nghiệp nên có thể chưa phản ánh đầy đủ và chính xác các doanh nghiệp.
Khalifa & Zurina (2013) đã nghiên cứu về hiệu quả tài chính và các nhân tố tác động đến hiệu quả tài chính của các công ty sản xuất phi dầu mỏ được niêm yết trên thị trường chứng khoán Libya (LSM) chỉ ra có rất nhiều các nhân tố tác động đáng kể đến hiệu quả tài chính của các công ty. Mẫu nghiên cứu gồm tất cả các công ty sản xuất phi dầu mỏ niêm yết trên thị trường chứng khoán Libya từ năm 1999 đến năm 2008. Sau khi thu thập dữ liệu sẽ sử dụng phương pháp thống kê như thống kê mô tả, hồi quy bội, kiểm định tương quan… để phân tích. Nghiên cứu sử dụng chỉ tiêu ROA đại diện cho hiệu quả tài chính của các doanh nghiệp. Trong nghiên cứu này, nhà nghiên cứu đã sử dụng các phương pháp hỗn hợp của cả định lượng (phân tích thống kê) và nghiên cứu định tính (phỏng vấn bán cấu trúc). Kết quả phân tích cho thấy các chỉ tiêu như: vốn lưu động ròng, quy mô công ty, tuổi công ty, tỷ lệ vòng quay hàng tồn kho, tỷ lệ chi phí bán hàng và chi phí quản lý chung có ảnh hưởng tích cực đến hiệu quả tài chính (ROA). Trong khi đó các biến của hệ số khả năng thanh toán (khả năng thanh toán hiện hành, khả năng thanh toán nhanh), hệ số vòng quay các khoản phải thu có tác động tiêu cực đến ROA.
21 H Gửkỗehan Demirhan & Waseem Anwar (2014) nghiờn cứu về cỏc yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động tài chính của các doanh nghiệp trong thời kỳ khủng hoảng tài chính. Nghiên cứu này điều tra các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động của công ty trong cuộc khủng hoảng tài chính quốc tế cũng ảnh hưởng đến nền kinh tế Thổ Nhĩ Kỳ.
Mẫu 140 công ty phi tài chính từ Borsa Istanbul đã được điều tra về giai đoạn khủng hoảng tài chính năm 2008. Tỷ lệ thị trường trên sổ sách đã được lấy làm thước đo hiệu quả hoạt động trong nghiên cứu trong khi 11 tỷ số tài chính được lấy làm biến độc lập. Theo đó, biến phụ thuộc được tính bằg cách: tỷ lệ thị trường trên sổ sách = Giá trị thị trường của vốn chủ sở hữu / Giá trị sổ sách của vốn chủ sở hữu. Kết quả của nghiên cứu cho thấy rằng tính thanh khoản của công ty ảnh hưởng tích cực đến giá trị thị trường của công ty trong khi đòn bẩy tài chính cao ảnh hưởng ngược lại đến hoạt động của công ty trong thời kỳ khủng hoảng. Có thể thấy, nghiên cứu đã đưa ra được một số kết quả nhất định tuy nhiên vẫn gặp phải hạn chế đó là tác giả chỉ tập trung vào khoảng thời gian khủng hoảng nên có thể chưa phản ánh được toàn cảnh tác động của các nhân tố đến hiệu quả tài chính của các doanh nghiệp.
Nghiên cứu của Abebaw Yenesew (2014) với đề tài xác định hiệu suất tài chính:
nghiên cứu đối với các tổ chức tài chính vi mô ở Ethiopia. Tác giả lựa chọn giai đoạn 2003-2011 để nghiên cứu hiệu quả hoạt động tài chính của ngành tài chính bằng cách sử dụng phương pháp ước lượng OLS để đo lường ảnh hưởng của các yếu tố bên trong và bên ngoài đối với hiệu quả tài chính với nhân tố đại diện là tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản (ROA). Nghiên cứu sử dụng dữ liệu thứ cấp thu được từ báo cáo phân tích hiệu suất AEMFI và MOFAD cho 13 tổ chức tài chính vi mô được chọn ở Ethiopia. Bên cạnh đó, nghiên cứu sử dụng phân tích dữ liệu sơ cấp để thu hút nhận thức của người quản lý đối với các yếu tố quyết định hoạt động tài chính của các tổ chức tài chính vi mô ở Ethiopia. Các biến: hiệu quả hoạt động, GDP và quy mô của các tổ chức tài chính vi mô ảnh hưởng đáng kể đến hoạt động tài chính của các tổ chức tài chính vi mô. Kết quả của nghiên cứu cho thấy tuổi của các tổ chức tài chính vi mô có ảnh hưởng tích cực nhưng không đáng kể về mặt thống kê đối với hiệu quả tài chính. Các biến khác là danh mục đầu tư rủi ro, tỷ lệ lãi vay, tỷ lệ vốn trên tài sản và mức độ tập trung thị trường ảnh hưởng tiêu cực đến các nhà hoạch định chính sách và quản lý tổ chức tài chính vi mô. Do mẫu nghiên cứu nhỏ chỉ gồm 13 mẫu nên kết
22 quả có thể chưa thể hiện được hết các doanh nghiệp nếu mở rộng phạm vi với số lượng lớn hơn thì kết quả có thể thay đổi.
Nghiên cứu khác của tác giả Mr. Mou Xu (2015) với đề tài các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động tài chính của các doanh nghiệp được niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán Thượng Hải 50 (SSE 50). Nghiên cứu sử dụng dữ liệu của 28 công ty được liệt kê trên SSE 50 làm mẫu. Các biến phụ thuộc của nghiên cứu là tỷ suất sinh lời trên tài sản (ROA) và tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu (ROE), các biến độc lập là tính thanh khoản được đo lường bằng hệ số thanh toán hiện hành, hiệu suất sử dụng tài sản được đo lường bằng hệ số vòng quay tổng tài sản, đòn bẩy được đo lường bằng hệ số nợ, và một biến giả là quy mô doanh nghiệp. Nghiên cứu này sử dụng dữ liệu hàng năm từ báo cáo tài chính bắt đầu từ tháng 1 năm 2008 đến tháng 12 năm 2012.
Sau khi tính đến các vấn đề đa cộng tuyến, phương sai thay đổi và tự tương quan, nghiên cứu cho thấy rằng việc sử dụng tài sản và đòn bẩy là những yếu tố tài chính ảnh hưởng đến ROA và ROE của các công ty được liệt kê trên SSE 50. Trong đó, việc sử dụng tài sản có mối quan hệ tích cực với các biến phụ thuộc và ngược lại đòn bẩy tài chính có tác động tiêu cực đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Tuy rằng đã đạt được những thành công trong nghiên cứu, song khoảng thời gian sử dụng trong bài khá ngắn nên kết quả có thể chưa thể hiện được hết những ảnh hưởng của các nhân tố tác động.